Đề tài sử dụng phương pháp so sánh để phân tích sự biến động tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận và dùng phương pháp này để phân tích các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Đề tài sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận.
2.2.2.1 Phương pháp so sánh
Là phương pháp đơn giản phù hợp với nhiều loại đối tượng phân tích. Do đó phương pháp này được sử dụng khá phổ biến trong phân tích. Có hai dạng phương pháp so sánh:
- Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Là so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích so với kỳ gốc (là phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc) của các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận, các nhân tố làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên:
Ta có:
Trong đó:
∆F: Giá trị chênh lệch tuyệt đối
Lợi nhuận ròng Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận ròng Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản =
Tổng tài sản
F1: Giá trị kỳ phân tích F0: Giá trị kỳ gốc
- Phương pháp so sánh số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Nó phản ánh tỉ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế.
2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn
Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến các chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.
Gọi Q là chỉ tiêu phân tích.
Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ têu phân tích.
Thể hiện bằng phương trình: Q = a .b . c
Đặt Q1 : Kết quả kỳ phân tích, Q1 = a1 . b1 . c1 Q0 : Chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0 . b0 . c0
∆Q = Q1 – Q0 : Mức chênh lệch giữa thực hiện so với kế hoạch, là đối tượng phân tích.
∆Q = Q1 – Q0 = a1b1c1 - a0b0c0
Thực hiện phương phương pháp thay thế liên hoàn
- Thay thế bước 1 (cho nhân tố a):
a0b0c0 được thay thế bằng a1b0c0
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a” sẽ là: ∆Qa = a1b0c0 - a0b0c0
- Thay thế bước 2 (cho nhân tốb): a1b0c0 được thay thế bằng a1b1c0
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “b” sẽ là: ∆Qb = a1b1c0 - a1b0c0
- Thay thế bước 3 (cho nhân tố c): a1b1c0 được thay thế bằng a1b1c1
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “c” sẽ là: ∆Qc = a1b1c1 - a1b1c0 ∆F = 0 0 1 F F F x100
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có:
∆Qa + ∆Qb + ∆Qc = (a1b0c0 - a0b0c0) + (a1b1c0 - a1b0c0) + (a1b1c1 - a1b1c0)
= a1b1c1 - a0b0c0
= ∆Q:đối tượng phân tích
Trong đó: Nhân tố đã thay ở bước trước phải được giữ nguyên cho các bước thay thế sau.
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ VẬN TẢI SƠN HẢO