Tác giả sử dụng phần mềm chương trình SPSS 20 để thực hiện xây dựng mô hình nghiên cứu tối ưu.
Bước 1: Xác định biến quan trọng. Đây là quy trình chọn từng bước để xác định
các biến độc lập có ảnh hưởng nhất đối với khách hàng có khả năng hay không có khả năng xảy ra rủi ro tín dụng.
Các tiêu chuẩn đo lường độ phù hợp của mô hình nghiên cứu này hướng tới gồm: - Omnibus Test of model Coefficients (OB): kiểm định sự phù hợp tổng quát của mô hình hồi quy với giả thiết H0 là các hệ số hồi quy đồng thời bằng 0. Nếu sig< α thì H0 bị bác bỏ hay mô hình phù hợp một cách tổng quát;
- Mức ý nghĩa của các kiểm định và của hệ số hồi quy (β) được chọn là 5%. - Classification Table: Cho biết độ chính xác của kết quả dự báo từ mô hình; - -2Log likelihood (-2LL) càng nhỏ càng tốt.
Bước 2: Dựa trên các tiêu chuẩn đo lường độ phù hợp của mô hình, thực hiện
giảm tải biến độc lập theo phương pháp Back Walk: Wald, kiểm tra lại kết quả với các tiêu chuẩn đo lường đo phù hợp của mô hình như bước 1.
Tóm lược chương 3
Trong chương này tác giả giới thiệu mô hình Binary Logistic để phân tích khả năng trả nợ của khách hàng nhằm mục đích đánh giá rủi ro tín dụng của các khách hàng này. Kết hợp với cơ sở lý luận về mô hình định lượng đã trình bày ở chương 02, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu của luận văn gồm 5 biến độc lập và 01 biến phụ thuộc đồng thời giải thích tính chất của các biến độc lập và kỳ vọng về dấu của nó trong mô hình dự kiến. Với hệ thống biến được lựa chọn đưa vào mô hình để nghiên cứu, chương 04 sẽ cho chúng ta biết được ý nghĩa kết quả nghiên cứu cũng như việc giải thích về rủi ro tín dụng của khách hàng vay vốn thông qua các biến kỳ vọng đưa vào mô hình. Bên cạnh đó, nội dung của chương này cũng trình bày phương pháp nghiên cứu, cách thu thập dữ liệu khi ứng dụng mô hình này để phân tích rủi ro tín dụng.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chương 4 trình bày thông tin chung về mẫu nghiên cứu, kết quả kiểm định mô hình hồi quy Binary Logistic và các giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng SCB chi nhánh Vĩnh Long.
4.1 Thực trạng rủi ro tín dụng của SCB Vĩnh Long
4.1.1 Khái quát về tỉnh Vĩnh Long và ngành ngân hàng Vĩnh Long 4.1.1.1 Giới thiệu chung về tỉnh Vĩnh Long
Vĩnh Long là một tỉnh nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng gần 135 km về phía Tây Nam nằm giữa hai nhánh sông Tiền và sông Hậu và nằm ngay trung tâm Đồng bằng Sông Cửu Long. Phía Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây Nam giáp thành phố Cần Thơ, phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. So với 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Long là một tỉnh có quy mô tương đối nhỏ cả về diện tích lẫn dân số của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng lại là tỉnh có mật độ dân cư cao nhất (698 người/km2), diện tích đất canh tác trên đầu người thấp.
Ở trong nước, chính trị xã hội ổn định; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát tạo môi trường thuận lợi cho phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức: Tổng cầu của nền kinh tế tăng chậm; môi trường kinh doanh và năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nhiều ngành còn thấp trong khi yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng cao; nhu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh là rất lớn nhưng nguồn lực còn hạn hẹp; … Ngoài ra, thiên tai, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp; đặc biệt là việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển của Việt Nam có ảnh hưởng nhất định đến động thái phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân cư cả nước nói chung, tỉnh Vĩnh Long nói riêng.
Tỉnh Vĩnh Long bước vào thời kỳ đổi mới, với sự nỗ lực rất to lớn của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh. Nền kinh tế của tỉnh đã có những bước tăng trưởng khá và tương đối ổn định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành được thể hiện rõ nét là tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ không ngừng
tăng lên, tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản giảm đi một cách tương ứng trong khi vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ở tất cả các ngành kinh tế.
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) năm 2014 (tính theo giá 1994) đạt 10.509 tỷ đồng, tăng gấp hơn 1,34 lần so với năm 2010 nhịp độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2010- 2014 là 7,67%/năm, trong đó khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 2,56%, công nghiệp và xây dựng tăng 13,56%, dịch vụ tăng 8,23%.GDP bình quân đầu người năm 2014 đạt 34,58 triệu đồng tương đương 1.631 USD và cao gấp 2,6 lần so với năm 2010.
Biểu đồ 4.1: Giá trị GDP phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2010- 2014
(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010-2014)
Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP không ngừng tăng lên. Giá trị sản lượng khu vực I (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản) đã giảm từ 37% năm 2010 xuống còn 30,5% năm 2014. Khu vực II (công nghiệp, xây dựng) đã tăng từ 24,1% năm 2010 lên 29,8% năm 2014 và khu vực III (dịch vụ) đã tăng từ 39% năm 2010 lên 39,8% năm 2014. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng nhưng tốc độ còn chậm. Trong cơ cấu tổng giá trị tăng thêm theo giá hiện hành năm 2014, tỉ trọng các ngành nông lâm nghiệp và thủy sản (khu vực I) là 34,69%, công nghiệp - xây dựng (khu vực II) 21,37%, dịch vụ (khu
vực III) 43,94%. So với năm 2013 tỉ trọng khu vực I giảm 0,8 điểm %, khu vực II tăng 1,09 điểm % và khu vực III giảm 0,29%.
Tăng trưởng kinh tế năm 2014 cao hơn 1,01% so với tốc độ của năm 2013, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra là thành tựu đáng ghi nhận; là kết quả nổ lực, phấn đấu của các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội do Chính phủ đề ra.
4.1.1.2 Tổng quan về ngành ngân hàng tỉnh Vĩnh Long
Trong năm, ngành ngân hàng triển khai thực hiện kịp thời và đầy đủ các văn bản mới có liên quan, trong đó trọng tâm là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ; Chỉ thị số 01/2014/CT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước; các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm, cá tra; các văn bản quy phạm pháp luật của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về lãi suất huy động bằng VND và ngoại tệ, lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên; …
Lãi suất huy động bằng VND hiện nay phổ biến từ 0,8% - 1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng, từ 5% - 5,5%/năm đối với kỳ hạn từ 1 - 6 tháng, từ 5,5% - 7%/năm đối với kỳ hạn từ 6 - 12 tháng, …; lãi suất huy động bằng USD đối với cá nhân là 0,75%/năm và tiền gửi của tổ chức kinh tế là 0,25%/năm. Bên cạnh việc điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động theo chỉ đạo của Nhà nước, trên cơ sở khả năng tài chính và tình hình hoạt động, các ngân hàng thương mại đã chủ động điều chỉnh giảm lãi suất huy động kỳ hạn từ 6 tháng trở lên để tiết kiệm chi phí huy động vốn nhằm tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay các đối tượng ngoài lĩnh vực ưu tiên để hỗ trợ khách hàng.
a) Mạng lưới hoạt động
Đến 31/12/2014, mạng lưới các TCTD hiện có 5 NHTM nhà nước và cổ phần nhà nước, 15 NHTM cổ phần, NHCSXH, NH phát triển và 4 QTDND; Tổng cộng có 101 điểm giao dịch với 22 chi nhánh cấp 1, 9 chi nhánh loại 3; 62 phòng giao dịch, 4 Quỹ tiết kiệm và 4 QTDND cơ sở, 106 máy ATM và 182 máy POS hoạt động giúp
cho các doanh nghiệp và người dân dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn và các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
b) Tình hình huy động vốn, cho vay, chất lượng tín dụng của các NHTM
Tình hình huy động vốn
Số dư nguồn vốn huy động trên địa bàn tính đến cuối năm 2014 đạt 19.200 tỷ đồng, tăng 3,4% so với tháng trước và tăng 18,32% so với số đầu năm; trong đó tiền gửi tiết kiệm ước đạt 12.700 tỷ đồng, chiếm 66,2% tổng nguồn vốn huy động, tăng 0,54% so với tháng trước và tăng 17,08% so với số đầu năm. Vốn huy động bình quân tăng 18,75% mỗi năm.
Biểu đồ 4.2: Tình hình huy động vốn của các NHTM trên địa bàn 2010- 2014
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long)
Tiền gửi dân cư: khá ổn định và luôn tăng trưởng qua các năm. Đến cuối
năm 2014, nguồn vốn này đạt 12.480 tỷ đồng, so với năm 2010 tăng 5.816 tỷ đồng (+87,3%) và đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 16,98%/năm. Đây là nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược huy động vốn của các NHTM vì tiềm năng còn rất lớn và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động toàn địa bàn.
Tiền gửi tổ chức kinh tế: Đến cuối năm 2014, nguồn vốn này đạt 6.115 tỷ đồng tăng 3.547 tỷ đồng (+138%) so với năm 2010 và có mức tăng trưởng bình quân khá cao 24,2%/năm.
Tiền gửi kho bạc nhà nước: Đây là nguồn tiền NSNN chưa sử dụng đến
được hệ thống kho bạc trên địa bàn gửi vào NHTM ở các huyện.
Tình hình cho vay
Bảng 4.1: Doanh số và dư nợ cho vay của các NHTM trên địa bàn 2010-2014 Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Tăng trưởng bình quân (%) 2010 2011 2012 2013 2014
Doanh số cho vay 23.376 33.341 30.663 24.776 23.676 0,32
- Ngắn hạn 20.665 30.435 28.298 22.389 20.674 0,01 - Trung dài hạn 2.711 2.906 2.365 2.387 3.002 2,57
Dư nợ cho vay 13.039 13.417 13.572 14.765 15.035 3,78 Theo loại tiền 13.039 13.417 13.572 14.765 15.035 3,78
- VND 12.859 12.277 12.405 14.011 14.294 3,88 - Ngoại tệ quy ra VNĐ 180 1.140 1.167 754 741 42,5
Thời hạn 13.039 13.417 13.572 14.765 15.035 3,78
- Ngắn hạn 8.671 9.133 9.199 10.088 9.199 1,64 - Trung dài hạn 4.368 4.284 4.373 4.676 5.836 7,68
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long)
Hiện nay, cho vay vẫn là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho các NHTM Việt nam nói chung và NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Trong 5 năm qua (2010-2014) các NHTM đã có những nỗ lực đáng kể trong việc mở rộng dịch vụ ngân hàng để thu hút phí nhưng hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động quan trọng trong kinh doanh của các ngân hàng. Tổng dư nợ cho vay trên địa bàn đến cuối năm 2014 đạt 15.035 tỷ đồng, tăng 1,83% so với đầu năm. Trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn 9.199 tỷ đồng, chiếm 61,2% trên tổng dư nợ, giảm 8,81% so với số đầu năm; cho vay trung dài hạn 5.836 tỷ đồng, chiếm 39,8% trên tổng dư nợ, tăng 24,79% so với số đầu năm.
Về doanh số cho vay: năm 2014, doanh số cho vay đạt 23.676 tỷ đồng giảm 4,44% năm 2013, so với năm 2010 tăng 300 tỷ đồng (1,3%), tốc độ tăng bình quân trong 5 năm (2010 -2014) đạt 0,32%.
Về dư nợ tín dụng: Cuối năm 2014, dư nợ cho vay đạt 15.035 tỷ đồng, so với đầu năm 2010 tăng 1.996 tỷ đồng (15,3%), đạt mức tăng trưởng bình quân 3,78%/năm.
Dư nợ cho vay theo loại tiền
+ Dư nợ cho vay bằng VND luôn chiếm tỷ trọng cao từ 91,5% đến 95,1% trong tổng dư nợ, cuối năm 2014 đạt 14.294 tỷ đồng, so với năm 2010 tăng 1.435 tỷ đồng (+11,2%), đạt mức tăng trưởng bình quân 3,88%/năm.
+ Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ tuy có mức tăng trưởng bình quân cao 42,5% /năm nhưng chiếm tỷ trọng không đáng kể ( khoảng 5% trong tổng dư nợ cho vay).
Dư nợ cho vay theo thời gian
+ Dư nợ cho vay ngắn hạn: chiếm tỷ trọng từ 61,2% - 68,3% trên tổng dư nợ cho vay và tỷ trọng này có chiều hướng giảm. Đến cuối năm 2014, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 9.199 tỷ đồng, so với đầu năm 2010 tăng 528 tỷ đồng (+6,1%), đạt mức tăng trưởng bình quân 1,64%/năm trong 5 năm qua.
+ Dư nợ cho vay trung, dài hạn: chiếm từ 31,7% đến 38,8% tổng dư nợ cho vay. Đến cuối năm 2014, dư nợ cho vay trung, dài hạn đạt 5.836 tỷ đồng, so với năm 2010 tăng 1.468 tỷ đồng (+33,6%), đạt mức tăng trưởng bình quân 7,68%/năm.
Rủi ro tín dụng và tình hình xử lý RRTD của các TCTD trên địa bàn Phân loại các khoản nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Các NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long tuân thủ việc thực hiện phân loại các khoản nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 và Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 của Thống đốc NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD.
Bảng 4.2: Các chỉ số RRTD của các TCTD trên địa bàn 2010-2014 Đvt: % Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 2013 2014 - Tỷ lệ NQH/Tổng dư nợ 7,86 11,6 9,37 8,57 7,75 - Tỷ lệ Tổng NQH/Tổng dư nợ 9,7 13,4 11,2 10,4 9,6 - Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 3,17 8,59 5,97 4,88 4,91 - Hệ số rủi ro tín dụng 93,24 86,84 78,29 77,05 68,53 - Tỷ lệ dự phòng RRTD 11,05 14,75 12,48 11,74 10,86
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long)
Cùng với sự phát triển và mở rộng tín dụng thì chất lượng tín dụng cũng ảnh hưởng đến kết quả cho vay của các TCTD. Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM trên địa bàn Vĩnh Long từ năm 2010-2014 qua các năm đều tăng các NHTM trên địa bàn cố gắng đẩy mạnh các biện pháp xử lý nợ xấu như : thu nợ, hạn chế phát sinh mới, xử lý lý rủi ro, bán nợ cho VAMC để kéo giảm tỷ lệ nợ xấu về mức dưới 5% theo mức cho phép của NHNN.
Tính đến cuối 2014, nợ xấu toàn địa bàn là 738 tỷ đồng, so với năm 2013 tăng 18 tỷ đồng tăng 2,54% so với số đầu năm; tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay chiếm 4,91%, tăng 1,2 điểm % so đầu năm. Trong đó nợ xấu tập trung ở lĩnh vực kinh doanh bất động sản, công nghiệp chế biến chế tạo; vận tải, nuôi trồng và chế biến thủy sản; bán buôn và bán lẻ với số tiền 650 tỷ đồng, chiếm 90,7% trong tổng nợ xấu.
Chất lương dư nợ rủi ro tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long luôn được đảm bảo an toàn. Tỷ trọng dư nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) luôn vượt 85% trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng trong 5 năm. Tỷ trọng dư nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) có xu hướng giảm dần từ mức 4.69% năm 2010 giảm xuống còn 2.85% năm 2014 tương đương 430 tỷ đồng. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu vẫn còn trên 5% tổng dư nợ nên trong thời gian tới các NHTM trên địa bàn phải đẩy mạnh các biện xử lý nợ xấu theo chỉ thi 02 của Thống đốc NHNNVN như: bán nợ VAMC, xử lý nợ xấu từ nguồn trích DPRR; khởi kiện thi hành án … thu hồi nợ xấu.