+ Thực hiện bán nợ VAMC: Đối với những khoản nợ không thu hồi được và có tài sản đảm bảo, nếu ngân hàng không tự xử lý được, ngân hàng sẽ chuyển giao toàn bộ khoản nợ cùng với tài sản cho các công ty mua bán nợ để công ty này thực hiện các hoạt động bán nợ và số tiền thu được sau khi đã trừ đi các khoản chi phí sẽ chuyển về cho ngân hàng. Công ty mua bán nợ hoạt động như một công ty độc lập và
không phụ thuộc vào ngân hàng.
+ Biện pháp khởi kiện ra tòa: Hiện nay, trong quan hệ kinh tế, việc khởi kiện
ra tòa chưa thành thói quen đối với mọi người, trong nền kinh tế thị trường chúng ta cần quen dần với việc giải quyết các vụ việc kinh tế qua tóa án kinh tế. Việc khởi kiện ra tòa sẽ có tác dụng đối với các khách hàng không có thiện chí trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
+ Tận thu nợ ngoại bảng và nợ khoanh: Nợ ngoại bảng, nợ khoanh chính là
những khoản nợ không sinh lời, thông thường được ngân hàng chuyển ra ngoại bảng hoặc không tính lãi. Khoản nợ trên có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của ngân hàng, do phải lấy từ nguồn dự phòng rủi ro để bù đắp, đây chính là lợi nhuận của ngân hàng. Nếu nợ ngoại bảng tăng thì ngân hàng có thể không có lãi do phải trích dự phòng nhiều, vì vậy việc tận thu nợ ngoại bảng, nợ khoanh chính là góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính của ngân hàng.
Việc xử lý dự phòng rủi ro là chuyện nội bộ của ngân hàng, không được tiết lộ thông tin cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro để tránh hiện tượng khách hàng biết chây ỳ, không trả.
+ Thực hiện bảo hiểm tín dụng: Đây chính là biện pháp nhằm san sẻ rủi ro
tín dụng, thường được thực hiện dưới các loại như: bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay. Hiện nay, tại Việt Nam mới chỉ có bảo hiểm tài sản được thực hiện, để hạn chế rủi ro đối với tài sản bảo đảm, ngân hàng yêu cầu đơn vị mua bảo hiểm toàn bộ giá trị tài sản đã làm bảo đảm cho ngân hàng và người thụ hưởng quyền bồi thường là ngân hàng.