Hoàn thiện hệ thống thông tin của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của NHTMCP sài gòn chi nhánh vĩnh long (Trang 83 - 85)

Thông tin đóng vai trò rất quan trọng đối với các ngân hàng trong việc thẩm định khách hàng, phương án sản xuất kinh doanh và trong quá trình giám sát quản lý sau cho vay. Thiếu thông tin hoặc thông tin không đầy đủ sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm và tăng rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Vì vậy, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần có những giải pháp hữu hiệu trong việc hoàn thiện hệ thống thông tin trong nền kinh tế.

- Cần hoàn thiện các quy định về thuế, chế độ kế toán, báo cáo tài chính, chế độ hóa đơn để giúp các doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ, nâng cao tính chính xác cho báo

cáo tài chính doanh nghiệp tạo điều kiện giám sát, đánh giá đúng hoạt động doanh nghiệp nhất là tình hình tài chính, giúp ngân hàng có những quyết định cho vay hợp lý.

- Cần minh bạch thị trường thông tin về tình hình kinh tế xã hội, cần xây dựng kho dữ liệu quốc gia theo từng bộ, ngành về tốc độ tăng trưởng của ngành và lĩnh vực, khu vực để các tổ chức tín dụng có điều kiện sử dụng trong việc đánh giá khách hàng, nhất là phải xây dựng được kho dữ liệu về các chỉ tiêu tài chính trung bình theo từng ngành nghề và theo từng quy mô doanh nghiệp.

Hiện nay Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) gần như là tổ chức cung cấp thông tin tín dụng duy nhất trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Cần tăng cường hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), đưa trung tâm này trở thành trung tâm dữ liệu hàng đầu quốc gia về cung cấp thông tin tín dụng, xếp hạng tín dụng, phân tích dự báo, cảnh báo trong hoạt động tín dụng ngân hàng.

5.2.5.2 Tăng cường công tác thanh tra, giám sát, đánh giá của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động ngân hàng.

Nhằm mục đích hỗ trợ cho việc nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát nội bộ, phòng ngừa rủi ro cho các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước cần đẩy mạnh và tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, giám sát đối với hoạt động ngân hàng.

- Công tác thanh tra, giám sát hiện tại chủ yếu là thanh tra tuân thủ. Phương pháp này chỉ đạt được mục tiêu xử lý các rủi ro chứ chưa hướng đến mục tiêu cao hơn là phòng ngừa rủi ro.

- Lực lượng thanh tra hiện nay còn trẻ, ít kinh nghiệm về hoạt động ngân hàng. Công tác đào tạo cán bộ thanh tra viên chưa được chú trọng, gây ra những hạn chế nhất định đến việc nâng cao trình độ của thanh tra viên.

Để nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cần tập trung một số giải pháp như sau:

- Đổi mới công tác tổ chức cán bộ, tập trung tăng cường những cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm công tác ngân hàng có phẩm chất đạo đức để nâng cao cả về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra. Việc đổi mới tập trung vào các công tác tuyển dụng, sắp xếp cán bộ, chính sách đãi ngộ và đặc biệt là công tác đào tạo kiến thức, kỹ năng, phương pháp thanh tra, giám sát ngân hàng mới theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế.

- Hoàn thiện bộ máy tổ chức thanh tra theo hướng thống nhất sự chỉ đạo của Thanh tra Giám sát ngân hàng đối với nhiệm vụ phát hiện sai phạm và xử lý các sai phạm trong hoạt động thanh tra.

- Đổi mới phương pháp thanh tra dựa trên cơ sở phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm nâng cao năng lực cảnh báo, ngăn ngừa các rủi ro trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.

- Tăng cường vai trò của kiểm soát nội bộ của các ngân hàng thương mại trong mối quan hệ với cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng nhà nước. Hoạt động thanh tra, giám sát có mối quan hệ nhất định với hoạt động kiểm soát nội bộ.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của NHTMCP sài gòn chi nhánh vĩnh long (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)