VẤN ĐỀ KHÔI PHỤC GIAO THƯƠNG GIỮA HAI NƯỚ CỞ VÙNG BIÊN GIỚI:

Một phần của tài liệu quan hệ ngoại giao của triều quang trung với nhà thanh (1788 1792) (Trang 50 - 94)

5. Bố cục của luận văn:

3.2.VẤN ĐỀ KHÔI PHỤC GIAO THƯƠNG GIỮA HAI NƯỚ CỞ VÙNG BIÊN GIỚI:

GIỚI:

Việt Nam và Trung Hoa là những quốc gia láng giềng, "núi liền núi, sông liền sông", nên ngay từ thuở xa xưa, do nhu cầu giao lưu tự nhiên của cư dân hai nước, việc mua bán ở vùng biên giới đã dần được hình thành.

Theo nhiều nguồn tài liệu, quan hệ mua bán này dần được hình thành từ thời nước Nam Việt của Triệu Đà: " Sông Tường Giang ( Tây Giang) là đường giao thông thiên nhiên quan trọng khiến Phiên Ngùng trao đổi buôn bán với các bộ lạc người Lão, người Khương d Tây Nam Trung Quốc. Qua trung gian đó, hàng hoa của đất Thục cũng được truyền vào Việt Nam. Mặt khác, Việt Nam cũng tiến hành trao đổi với Trung Nguyên, mua của Trung Nguyên đồ điền khí, đồ sắt, vàng, trâu, bò, ngựa, dê..." [24:14].

Suốt một ngàn năm Bắc thuộc, Trung Hoa nắm độc quyền mua bán ở nước ta và đã thu được những nguồn lợi đáng kể. Sách Tiền Hán Thư chép: "Miền này gần bể, có nhiều sừng tê giác, ngà voi, đồi mồi, châu ngọc, bạc, đồng, hoa quả, vải, người Trung Quốc đến mua bán phần nhiều được giàu có" [79: 36].

51

Sang kỷ nguyên độc lập tự chủ, vào thời Lý Trần, nước ta vẫn mở cửa biên giới mua bán với Trung Hoa, song vì lý do chính trị nên hoạt động thương mại phần nào bị hạn chế. Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, việc mua bán qua biên giới bị triều đình hai nước quản lý chặt chẽ hơn. Ở nước ta, nhà nước lập ra các cơ quan kiểm soát ngoại thương rất khắt khe, nhân dân dọc biên giới mà tự ý qua lại biên giới mua bán với người Trung Hoa đều bị phạt tiền rất nặng, có khi còn bị phạt tù. ở Trung Hoa, nhà Minh và sau này là nhà Thanh cũng nghiêm cấm việc nhân dân tự ý vượt biên giới mua bán.

Việc giao lưu, mua bán giữa nhân dân hai nước qua vùng biên giới xuất phát từ nhu cầu giao lưu tự nhiên, nhà nước và nhân dân đều thu được những nguồn lợi đáng kể từ hoạt động kinh tế này. về sau này các triều đại quân chủ ở Việt Nam (triều Lê - Trịnh, triều Nguyễn) và ở TrungHoa, (triều Minh và cả triều Thanh sau này) đã hạn chế hoạt động kinh tế ngoại thương, đặc biệt là kiểm soát rất chặt chẽ việc trao đổi, mua bán ở vùng biên giới. Việc hạn chế này chủ yếu nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, hạn chế hoạt động do thám của nước ngoài đối với nước mình .

Sự cấm đoán của nhà nước chỉ có thể hạn chế, kìm hãm chứ không thể ngăn chặn hoàn toàn xu thế phát triển của nền kinh tế, xã hội. Nhân dân hai nước vẫn lén vượt cửa ải mua bán vụng trộm với nhau. Việc buôn bán giữa hai nước ở vùng biên giới lại càng bị nhà Thanh cấm đoán chặt chẽ hơn sau thất bại Tết Kỷ Dậu. Có lẽ một phần vì xấu hổ thất bại thảm hại trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, một phần vì muốn bảo vệ tuyệt đối an ninh vùng biên giới để kịp thời ngăn chặn sự xâm nhập của lực lượng Tây Sơn (nếu có): "Sau thất bại của Tôn Sĩ Nghị, việc nghiêm cấm thông thương của nhà Thanh lại càng chặt chẽ hơn. Nhà Thanh ra lệnh: "Việc biên giới phải rất cẩn mật, những người vượt cửa ải vụng trộm đi buôn bán lén lút đều nhất thiết ngăn cấm" [57: 154]. Vì thế, việc mua bán giữa hai nước trong giai đoạn này đã sa sút lại càng sa sút trầm trọng hơn.

Sau cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh, triều Quang Trung đề ra những chính sách tích cực để khôi phục và chấn hưng kinh tế đất nước.

Quang Trung mong mỏi xây dựng được một nền kinh tế công thương nghiệp phát triển, sản xuất được nhiều mặt hàng hoa, có thể đảm bảo được mọi nhu cầu thiết yếu của nhân dân, không phải lệ thuộc vào nước ngoài, như ông đã từng nói với Nguyễn Thiếp: "Tôi muốn khí

52

dụng gì cũng chẳng phải mua của Tàu" [36:33]. Quang Trung muốn xây dựng được một nền kinh tế phát triển, độc lập. Nhưng độc lập về kinh tế không có nghĩa là cắt đứt mọi giao lưu mua bán với nước ngoài. Trái lại, ông quan niệm rằng cần phải mở rộng giao lưu, mua bán, trao đổi hàng hoá với nước ngoài thì mới có thể góp phần khôi phục và phát triển nền kinh tế nước nhà được. Quan niệm này hoàn toàn phù hợp với xu thế thời cuộc lúc bấy giờ khi quan niệm "sống ở làng chết cũng ở làng" đã quá lỗi thời. "Từ thế kỷ XVI, vu đã xuất hiện một tâm lý mới (...) sống là phải làm giàu, mình có giàu thì xã hội mới giàu. Mà muốn giàu thì phải làm ra nhiều sản phẩm, tham gia vào luồng giao lưu hàng hoa, (...) hơn thế, phải vươn ra thế giới bên ngoài mà làm ăn chứ không phải "bế quan toa cảng V [57:117].

Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng nền kinh tế ngoại thương nước ta sau một thời gian dài sa sút, đã được dần phục hồi và bước đầu phát triển dưới thời Quang Trung, đặc biệt là trong quan hệ mua bán với Trung Hoa. Có được kết quả đó là nhờ chủ trương tích cực của Quang Trung trong việc nối lại quan hệ ngoại giao với nhà Thanh sau chiến tranh.

Sau khi giảng hòa, triều Quang Trung chủ động đặt vấn đề khôi phục giao thương với nhà Thanh, cử sứ giả sang Trung Hoa điều đình với nhà Thanh về việc mở cửa ải, lập chợ búa, thông thương mua bán ở vùng biên giới của hai nước. Nhà Thanh đã chấp thuận cho thương nhân hai nước qua lại một số cửa ải dọc biên giới để mua bán. "Các thương nhân có thể qua cửa ải Bình Nhi và Thúy Khẩu đến buôn bán ở phố Mục Mã (Cao Bằng), Hoa Sơn (Lặng Sơn), hoặc qua ải Du Thôn đến buôn bán ở phố Kỳ Lừa (Lạng Sơn)" [57:154]. Theo "Đại Nam nhất thống chí" (Bản dịch của Viện Sử học, tập 4, trang 367-368), ải Bình Nhi ở địa giới Long Châu nước Thanh, còn ải Du Thôn cách tỉnh lỵ Lạng Sơn 30 dặm về phía Bắc, những công việc giao tống công văn giữa hai nước và những người dân qua lại biên giới mua bán, hầu hết đều đi qua cửa ải này. Triều Quang Trung còn đề nghị miễn việc đánh thuế cho mua bán ở các chợ biên giới. Đề nghị này cũng được vua Thanh chấp thuận.

Nhờ việc thông thương mua bán và miễn thuế thương buôn ở vùng biên giới quan hệ thương mại giữa hai nước đã tiến triển theo chiều hướng tốt đẹp. Lạng Sơn - một thị trấn giáp sát biến giới - đã trở thành trung tâm buôn bán, sầm uất, tấp nập, là nơi giao lưu kinh tế quan trọng giữa hai nước.

53

Để cảm ơn việc triều Thanh chấp thuận mở cửa ải, thông thương chợ búa, miễn thuế mua bán ở chợ biên giới, Quang Trung đã cho viết biểu tạ, trong đó có đoạn: " ... Nghĩ đến nước tôi luôn năm bị việc binh, vật lực suy hao, đặc ân cho mở đường thông thương, mua bán, ứao đổi" [44:454], và trong thư gửi Tổng đốc Lưỡng Quảng Phúc Khang An, có đoạn: "Mở cửa ải, thông ngõ chợ, khiến cho trăm thứ hàng hoa không ứ đọng. Cho lợi dân sinh..." [44: 376].

Quang Trung cọn cho đúc tiền "Quang Trung thông bảo" gồm nhiều loại tiền khác nhau, lưu hành rộng rãi ương nhân dân (Xem Phụ lục 4). Tác giả Đỗ Văn Ninh, trong "Tiền cổ Việt Nam", nhận xét: "Nhà Tây Sơn đã làm được một việc lớn mà từ đầu thời độc lập tự chủ của lịch sử nước ta hồi thế kỷ X chưa làm được, đó là dùng tiền Việt Nam thay thế tiền Trung Hoa trên thị trường khắp nước" [47:157].

Cũng theo tác giả Đỗ Văn Ninh, tiền Tây Sơn không chỉ được nhân dân trong nước tín nhiệm tiêu dùng mà còn được lưu hành cả sang Trung Hoa. Sách "Trung Quốc hoá tệ sử" của Bành Tiến Uy (Nhà xuất bản Nhân dân Thượng Hải xuất bản năm 1965) đã ghi việc "cấm dùng tiền ngoại Quang Trung" [47:158]. Như vậy, việc lưu hành "Quang Trung thông báo" sang tận Trung Hoa là có thật và có lẽ đây là trường hợp duy nhất trong lịch sử quan hệ tiền tệ Việt - Hoa, tính đến cuối thế kỷ XVIII.

Thêm nữa, để tăng cường sức mua bán, trao đổi hàng hoa giữa nhân dân hai nước, cũng là nhằm mở rộng hoạt động cho thương nhân Việt Nam, Quang Trung lại yêu cầu nhà Thanh cho lập nha hàng ỏ phủ Nam Ninh (Quảng Tây) để giới thiệu và trao đổi hàng hóa. Yêu cầu này cũng được vua Thanh chấp thuận.

Như vậy, nhờ có thực lực vững mạnh, nhờ quan hệ giao hảo giữa hai nước, và nhờ uy tín của bản thân Quang Trung Nguyễn Huệ, những đề xuất của triều Quang Trung nhằm tạo những điều kiện dễ dàng, thuận lợi cho việc trao đổi, mua bán ở vùng biên giới đều được nhà Thanh chấp thuận. Việc triều đại Quang Trung yêu cầu nhà Thanh cho khôi phục giao thương giưã hai nước thắng lợi, đã góp phần dần dần phục hồi quan hệ ngoại thương giữa hai nước sau hàng thế kỷ bị đình trệ.

54

Như đã trình bày ở phần 1.1, ngay từ thế kỷ in trước Công nguyên, Việt Nam và Trung Hoa đã trở thành những nước láng giềng. Từ thế kỷ X, khi Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ hơn một ngàn năm của các đế chế quân chủ Trung Hoa, xây đựng nền độc lập, tự chủ thì vấn đề biên giới trở thành một vấn đề nhạy cảm, được các triều đại quân chủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Vùng biên giới phía bắc quá xa xổi, địa thế hiểm trở, đường đi lại khó khăn nên "Triều đình thường không cắt đặt quan chức cai trị, thường để thổ dân theo phong tục, tập quán mà cai quản lẫn nhau. Họ di dân, họ đổi đất, triều đình không biết đâu mà tra xét được" [69: 288]. Vì vậy, nhà nước thật vất vả trong việc quản lý đất đai vùng biên cương. Thêm nữa, vào buổi đầu kỷ nguyên độc lập, "địa dư học" hầu như không có, đồ bản không được minh bạch, thành ra không mấy ai rõ được khu vực đất đai, hình thế sông núi ra sao" [69: 288]. Suốt chiều dài hàng ngàn năm dưới các triều đại quân chủ Việt Nam, đường biên giới nước ta với các nước (ương đó có biên giới giữa Việt Nam và Trung Hoa) chưa bao giờ được xác định, cắm mốc một cách chính thức và rõ ràng. Chính quyền Trung Hoa đã nhiều lần xâm chiếm các vùng đất biên giới nước ta hoặc chiêu dụ các thổ ty Việt Nam vùng biên giới đem đất sáp nhập vào Trung Hoa, cũng có trường hợp những thổ mục Việt Nam, do bạt mãn với triều đình nên đem đất quy phục Trung Hoa.

Ví dụ: Dưới thời Lê Thần Tông (1620 -1643), Mạc Kính Khoan nổi lên chống lại nhà Lê. Để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa, Mạc Kính Khoan nhường cho Trung Quốc phần đất Vị Xuyên (Tuyên Quang). Mãi đến năm 1676, nhà Thanh có giao trả lại cho ta vùng đất ấy nhưng về sau vùng đất ấy lại được sáp nhập vào phủ Khai Hoa, tỉnh Vân Nam (Trung Hoa).

Thời Lê Hy Tông (1675 - 1705), Võ Công Tuấn nổi dậy ở Tuyên Quang, Hưng Hoa. Năm 1687, Võ Công Tuấn thua, chạy sang Trung Hoa. Trong thời kỳ hỗn loạn ấy, các thổ ty Vân Nam đã chiếm được nhiều đất vùng này, lập trạm thu thuế và quản lý dân cư ở đây, xem như đất thuộc Trung Hoa vậy .

Các triều đại quân chủ Việt Nam cũng chú trọng vấn đề biên giới nên đã nhiều lần yết thị, kêu gọi dân các vùng đất bị chiếm trở về nước và gửi thư sang Vân Nam đòi đất nhưng các thổ ty Trung Hoa nhất định không trả. (Những thổ ty vùng biên cương Trung Hoa thường là những kẻ có công trận, có uy tín với triều đình, nên được triều đình cho phép có toàn quyền ở địa phương).

55

Không nản lòng, triều đình Việt Nam đã nhiều lần cử sứ bộ sang trình bày với triều đình Trung Hoa. Ta luôn cố giữ thái độ hoà bình, không muốn giải quyết việc biên cương bằng chiến tranh mà chỉ dùng lý lẽ hơn thiệt chứng minh vùng đất bị chiếm là của mình.

Ngoại trừ một vài trường hợp hiếm hoi như vào năm 1676, nhà Thanh có trả lại cho ta một phần đất Vị Xuyên, hay vào năm 1728, vua Ung Chính nhà Thanh có ra lệnh trả lại 80 lý đất phủ Khai Hoa (Vị Xuyên)..., những trường hợp tranh biện về biên giới hầu như đều không đạt kết quả gì. Có trường hợp do "Thiên triều" xem thường không thèm xét đến, khi thì các quan lại tâu lên vua Thanh : "Đất ấy thuộc Trung Hoa lâu rồi" [69:300] hoặc: "Đất ấy của Tàu, nay không cớ gì mà đem trả về Nam" [69:314].

Những vùng đất cũ bị lấn chiếm chưa đòi được, lại có thêm những vùng đất khác của ta lại bị nhà Thanh tiếp tục lấn chiếm vào giữa thế kỷ XVIII.

Ở Việt Nam, thế kỷ xvra là "Thế kỷ nông dân khởi nghĩa" chống lại triều đình quân chủ đã quá mục nát: chính quyền Lê -Trịnh ở Đàng Ngoài, Nguyễn ở Đàng Trong. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (nổ ra năm 1739) được đánh giá là một trong những cuộc khởi nghĩa bền bỉ, kéo dài nhất ở khu vực Đàng Ngoài. Quân của Hoàng Công Chất đã chiếm và làm chủ mười châu của lưu vực sông Đà, cho đến khi bị quân Trịnh đánh bại (1769). Nhân cơ hội này, quan lại địa phương ở Vân Nam (Trung Hoa) đã chiếm mất sáu châu: Tung Lăng (còn gọi là Quảng Lăng), Hoàng Nham, Hợp Phì, Khiêm Châu, Lễ Toàn, Tuy Phụ. (có tài liệu viết là bảy châu, trong đó, có thêm Lai Châu [8:314], [69:315]. Thực ra lúc bấy giờ Lai Châu vẫn nằm trên bản đồ Việt Nam). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ khi đánh đuổi được quân Thanh, dẹp yên bờ cõi phía Bắc, Quang Trung rất chú ý đến vấn đề biên giới, quyết tâm giành lại những vùng đất của ta đã mất. Vì vậy, sau khi được "Thiên triều" sách phong "An Nam quốc vương", Quang Trung đã lệnh cho Ngô Thì Nhậm thảo một bài biểu gửi cho Tổng đốc Lưỡng Quảng Phúc Khang An nhờ đề đạt lên vua Thanh, yêu cầu trả lại đất sáu châu Hưng Hoa đã mất.

Trong bài biểu ấy, triều Quang Trung đã dùng những bằng chứng thực tế trong lịch sử để chứng minh vùng đất sáu châu Hưng Hoa ấy thuộc lãnh thổ Việt Nam: "Nước tôi một dải duyên biên, phía tây bắc giáp với ba phủ Lâm An, Quảng Nam, Khai Hóa về đất thượng quốc, từ trước Mạc Kính Khoan đem ba động Ngưu Dương, Hồ Điệp, Phổ Viên nội đầu kính phụng

56

thánh tổ Nhân hoàng đế (tức Khang Hy) đem giặc Mạc bắt được giao cho nhà triều Lê, lại trả cả đất đó là việc về năm thứ 28 (1689) niên hiệu Khang Hy. Về sau thổ mục là Vi Phúc Khiêm lại đem đất ấy nội thuộc, nhà Tiền Lê tiết thứ tâu xin, đều bị biên lại ngăn trở, rồi không đạt lên được. Đến năm Ung Chính thứ hai (1728) kính phụng thể Tôn Hiến hoàng đế, giao xuống bộ bàn cho là việc ba động nội thuộc lâu ngày, định lấy sông Đồ Chú nước tôi làm địa giới là nơi ở về đất biên thúy hai trấn Tuyên Quang, Hưng Hoá. Trước Vân Quý đốc bộ là Ngạc Nhĩ Thái đã tuân chỉ dựng bia, lấy sông Đồ Chú trỏ sang tây cho đến nước Sa Ly, bảy châu Trung Lăng, Lễ Tuyền, Hoàng Nham, Tuy Phụ, Hợp Phì, Lai Châu, Khiêm Châu, đều thuộc về trấn Hưng Hoa nước tôi.

Đến đời Tiền Lê năm Canh Thân, kẻ bề tôi làm phản, nước tôi cho Hoàng Công Tán là Hoàng Công Thư đóng quân cứ giữ, trải đến ba mươi năm, nhà Tiền Lê nấn ná không xét đến, dân trong bảy châu vì địa thế xa xôi, nước tôi không khống chế được, cầu cạnh, phụ thuộc vào thượng quốc, từ đó trở về sau, quan ở duyên biên đất thượng quốc bắt dân duyên biên phải theo lối ăn mặc, đeo bài mà đánh thuế " [44: 441].

Với những lời lẽ hết sức mềm mỏng song cũng rất cứng rắn, triều Quang Trung đã thể hiện quyết tâm đòi lại vùng đất bị mất: "Tôi từ khi vâng mệnh mở nước, như con chim mới làm được tổ ở, việc trong nước rất cần, còn ủy khúc tình hình ngoài biên chưa kịp biện lý đến. Nhưng nay trấn mục trấn Hưng Hoa nước tôi báo nói thổ dân bảy châu phải nộp thuế về thượng quốc đã lâu, nước tôi tư sức thu nộp, nhất thiết trái lệnh chống lại, tình do nguyên uy ấy bởi vì

Một phần của tài liệu quan hệ ngoại giao của triều quang trung với nhà thanh (1788 1792) (Trang 50 - 94)