5. Bố cục của luận văn:
2.1.1. YÊU CẦU CỦA TRIỀU ĐẠI QUANG TRUNG TRONG QUAN HỆ VỚI NHÀ
THANH SAU CHIẾN TRANH:
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh là một ương những thắng lợi vẻ vang nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Với chiến thắng ấy, ta đã quét sạch hơn hai mươi chín vạn quân Thanh và bè lũ bán nước Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi. Song nạn ngoại xâm vẫn chưa hẳn đã hoàn toàn bị đẩy lùi vì ai cũng biết rằng việc đại quân Thanh bị Tây Sơn tiêu diệt trong vòng một thời gian ngắn là một thất bại đau đớn, một nỗi nhục nhã mà "Thiên triều" không dễ gì bỏ qua, nên chắc chắn chúng sẽ tìm cách trả thù . Quả là như vậy ! Được tin Tôn Sĩ Nghị và đại quân thua ữận thảm hại, vua Càn Long vô cùng tức giận, đã cử ngay một đại thần thân tín là Phúc Khang An thay Tôn Sĩ Nghị làm Tổng đốc Lưỡng Quảng và cho Phúc Khang An được toàn quyền điều động quân chín tỉnh miền nam Trung Quốc, lấy năm mươi vạn quân chuẩn bị tiến đánh Việt Nam một lần nữa để rửa nhục.
Về phía nước ta, sau cuộc kháng chiến chống Thanh thắng lợi, tuy nền độc lập dân tộc được bảo đảm, song nội tình trong nước gặp muôn vàn khó khăn:
- Sau hai thế kỷ đất nước bị chia cắt, chiến tranh liên miên, toàn dân tộc lại vừa dồn hết sức người, sức của vào cuộc kháng chiến chống xâm lược nên kinh tế sa sút, đình trệ. Vùng Bắc hà nhiều năm mất mùa, đói kém, thời gian qua lại phải cung đốn lương thực cho quân xâm lược và bè lũ bán nước, lại còn bị chúng cướp bóc tàn tệ nên kinh tế kiệt quệ, đời sống nhân dân khổ cực vô cùng.
- Tình hình chính trị, xã hội lại chưa ổn định, những lực lượng phản động vẫn tìm cách quấy nhiễu, chống phá như: bọn tay chân của Lê Chiêu Thống ở Bắc hà, lực lượng của Nguyễn Anh ở phía nam... Đặc biệt là ương lúc toàn dân đang dốc sức vào cuộc kháng chiến đánh đuổi
28
quân Thanh xâm lược, thì ở phía Nam, lực lượng Nguyễn Anh đã đánh phá, chiếm được Gia Định và mưu đồ tiến công Tây Sơn.
Như vậy, Tây Sơn đang rơi vào tình thế hiểm nghèo: nguy cơ bị quân xâm lược Thanh từ Bắc đánh xuống và nguy cơ lực lượng Nguyễn Ấnh từ phía nam đánh lên. Trước tình trạng đất nước với muôn vàn khó khăn như vậy, đòi hỏi những người đứng đầu nhà nước phải tìm ra những đường lối, sách lược sáng suốt để đưa toàn thể dân tộc vượt qua tình thế hiểm nghèo này.
Yêu cầu bức thiết của lịch sử đặt ra cho triều đại Quang Trung lúc bấy giờ là phải làm sao dập tắt hoặc đẩy lùi nguy cơ chiến tranh để ta có thời gian ổn định tình hình chính trị, củng cố quốc phòng, cải thiện đời sống nhân dân...
Nguy cơ chiến tranh trước mắt mà ta đang phải đối mặt đó là: từ phương bắc, năm mươi vạn quân Thanh đang ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta một lần nữa. Tuy chúng ta đã đánh thắng gần ba mươi vạn quân Thanh xâm lược một cách oanh liệt song nếu phải tiếp tục đương đầu với năm mươi vạn quân xâm lược nữa thì việc giành thắng lợi không phải là dễ dàng. Vì vậy, giải pháp đối phó tốt nhất với nhà Thanh lúc này không phải là giải pháp quân sự, mà phải bằng giải pháp ngoại giao khéo léo để đẩy lùi nguy cơ chiến tranh đang đến gần.
Trong quan hệ ngoại giao với nhà Thanh lúc này, Quang Trung chủ trương dùng biện pháp ngoại giao khiêm nhường để phòng ngừa chiến ữanh. Sau khi xem xét tình hình, Quang Trung nhận định rằng: "Bị ta đánh, phá, họ nhịn đi thì xấu hổ mà liệu chừng muốn báo thù cũng khó lòng. Ta nên thừa cơ mua chuộc lòng họ" [16:195], vì vậy, ta cần phải sử dụng những chiêu thức tiếp xúc tích cực với nhà Thanh, tỏ rõ ý muốn sớm giảng hoà, khôi phục lại mối bang giao, nhằm xoá bỏ sự cay cú, phục thù của vua tôi nhà Thanh. Quang Trung chủ trương: trong ngoại giao với nhà Thanh, ta phải khiêm nhường , nhũn nhặn , xoa dịu tự ái, thể diện cho "Thiên triều" song vẫn phải giữ gìn quốc thể và phải đặt lợi ích của quốc gia, đan tộc lên trên hết.
Chủ trương này được thể hiện rõ nét qua những hoạt động ngoại giao cụ thể của triều Quang Trung đối với nhà Thanh sau này.
29
2.1.2.NHỮNG YÊU SÁCH CỦA NHÀ THANH TRONG QUAN HỆ VỚI TRIỀU ĐẠI QUANG TRUNG SAU CHIẾN TRANH.