5. Bố cục của luận văn:
3.1.2. VỀ VẤN ĐỀ TRIỀU CẬN:
Một trong những vấn đề đáng lưu ý trong quan hệ giữa Quang Trung và nhà Thanh sau chiến tranh là việc Quang Trung phải đích thân sang triều cận Càn Long nhân lễ mừng thọ Càn Long tám mươi tuổi như đã hứa. Phải chăng Hoàng đế "Thiên triều" rất muốn được nhìn tận mắt vị anh hùng đã lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn đánh bại đại quân "Thiên triều" chỉ trong một trận, năm Kỷ Dậu, 1789, nên trong cuộc giảng hoa sau chiến tranh, một ương những điều kiện nhà Thanh đưa ra là: Quang Trung phải đích thân sang triều cận ? Càn Long nhiều lần xuống chiếu dụ Quang Trung sang triều cận: Lần đầu, Càn Long muốn khi Nguyễn Huệ sang triều cận thì mới phong vương, nhưng Quang Trung không đồng ý, buộc nhà Thanh phải nhượng bộ. Rồi sau đó, tuy đã cử sứ bộ mang sắc thư sang Thăng Long làm lễ thụ phong cho Quang Trung rồi, Càn Long vẫn muốn Quang Trung sang yết kiến nhân lễ "bát tuần vạn thọ" của mình. Theo Đại Thanh thực lục (quyển 1346, tờ 13a, 14b), khi nhận được tờ biểu của Quang Trung hứa sẽ sang triều cận theo yêu cầu của nhà Thanh, Càn Long rất vui mừng, phê ngay vào tờ biểu: "Ta sắp gặp nhau là điều mong ước lớn" rồi đưa lại cho sứ thần chuyển về cho Quang Trung [3:86].
Thực ra, trong lịch sử dân tộc ta, chưa có trường hợp nào "An nam quốc vương" sang triều cận "Thiên triều" cả. (ngoại trừ việc Mạc Đăng Dung tự trói mình đến dinh tướng nhà Minh ở biên giới Trung Hoa xin hàng).
44
về phần Quang Trung, tuy phải chấp thuận điều kiện giảng hoà cho êm chuyện, nhưng có thể có nhiều lý do giải thích việc Quang Trung không muốn đích thân sang triều cận vua Thanh. Quang Trung viện cớ đang có đại tang (mẹ ông vừa mất vào tháng giêng), nên không thể sang triều cận được, đành xin phép cho con thứ là Nguyễn Quang Thúy đi thay.
Biết ý Quang Trung không muốn đi, Phúc Khang An vội phái người sang khuyên rằng: Việc triều cận không thể không thi hành, " Nếu quốc vương không sang triều cận được thì nên chọn lấy một người trạng mạo giống mình mà cho đi thay" [8:233].
Như vậy, Tổng đốc Lưỡng Quảng Phúc Khang An -vị đại thần thân tín của vua Thanh - đã chủ động dàn xếp một màn kịch ngoại giao để vừa có thể chiều ý Hoàng đế "Thiên triều", lại vừa không làm mất lòng khách chiến thắng.
Về phía ta, tuy Quang Trung không muốn sang triều cận nhưng ông thừa hiểu rằng trong quan hệ ngoại giao với "Thiến triều" cần phải hết sức mềm dẻo. Quang Trung đã chấp thuận đề nghị của Phúc Khang An nên cho chọn người thay mình sang triều cận. Phạm Công Trị, cháu gọi Quang Trung bằng cậu, người đã từng thay Quang Trung ra Thăng Long lĩnh sắc thư tuyên phong, được chọn làm "Giả vương" (Theo Đại nam chính biên liệt truyện, sơ tập, quyển 30, tờ 39a). Còn theo [48:375], người đóng giả Quang Trung tên là Nguyễn Quang Thực, một vị võ quan người Nghệ An, do Ngô Thì Nhậm kén chọn. Còn theo "Tây Sơn thuật lược" thì giả vương do một người tên là Nguyễn Hữu Chấn đảm trách). Đoàn sứ bộ gồm 159 người, trong đó có cả Nguyễn Quang Thúy, con thứ của vua Quang Trung , các đại thần cùng đi là Ngô Văn Sở, Phan Huy ích, Vũ Huy Tấn... và cả một đoàn nhạc công với mười bài từ khúc chuẩn bị công phu để biểu diễn mừng thọ Đại Hoàng đế. Ngoài các cống phẩm theo lệ thường, ta lại chuẩn bị thêm hai thớt voi tiến cống. Món quà này thành gánh nặng đối với quan lính nhà Thanh, vì phải chăm sóc, hộ tống voi chu đáo suốt chặng đường dài từ biên giới đến tận kinh đô.
Đoàn sứ giả khởi hành từ Nghệ An vào cuối tháng 3 năm Canh Tuất (1790), đến tháng 7 thì tới kinh đô nhà Thanh. Được lệnh của triều đình, tổng đốc Lưỡng Quảng Phúc Khang An phải đích thân hộ tống đoàn từ biên giới đến kinh đô. Triều đình còn lệnh cho các địa phương, nơi có phái đoàn đi qua, phải tổ chức đón tiếp thật chu đáo, trọng hậu, mọi phí tổn do triều đình chịu.
45
Theo Đại Thanh thực lục (quyển 1356, tờ 21b, 26a), ngay từ khi đoàn vừa tới Lạng Sơn, vua Càn Long đã cho gửi tặng Quang Trung (giả) một bài thơ cổ in trên đá và một bài thơ ngự chế. Rồi sau đó, trên đường phái đoàn tiến kinh, hễ có của ngon, vật lạ, vua Càn Long lại sai chạy ngựa trạm đưa thết khách, chưa kể những quà tặng như thực phẩm, áo mão và những vật dụng quý được chế tạo tinh xảo tại Trung Hoa "Thật là một thứ ban ơn ngoài lệ thường" [39:301].
Trong quá trình hộ tống đoàn, Phúc Khang An còn làm nhiệm vụ theo dõi tình hình, báo cáo cho Càn Long. Những thư từ Quang Trung (giả) gửi về nước đều bị kiểm soát, sao lục lại. (Điều này phái đoàn đã liệu trước nên không để lại sơ suất gì). Sau, thấy không có gì đáng ngờ, vả lại, thấy việc kiểm soát thật khiếm nhã nên Càn Long cho bãi bỏ lệnh "thư gửi không được dán kín" đối với sứ bộ ta. Điều đó chứng tỏ sự ưu đãi và thái độ hết sức tôn trọng của nhà Thanh giành cho Quang Trung .
Nghe tin có con trai của Quang Trung là Nguyễn Quang Thùy cùng đi trong đoàn, Càn Long tưởng Thùy là con trưởng của Quang Trung nên đặc cách phong cho Nguyễn Quang Thùy làm "Thế Tử" và ban cho nhiều tặng phẩm. Sau, biết mình đã lầm, Càn Long sai người đổi sắc thư phong cho con trưởng của Quang Trung là Nguyễn Quang Toản làm "Thế tử" , còn Quang Thùy vẫn được hưởng những quà đã ban tặng. Khi nghe Thùy bị ốm, phải về nước trị bệnh, vua Càn Long cho gửi tặng Thuỳ một cái như ý bằng ngọc và kèm theo lời chúc lành "... Để làm điềm tốt lành lớn, tức khắc ngày nay qua khỏi, yên lành" [8: 239]. Tất cả những ân cần, chu đáo mà triều Thanh dành cho Nguyễn Quang Thùy và sứ bộ chứng tỏ sự tôn trọng , đối đãi cực kỳ trọng hậu.
Khi phái đoàn đến kinh đô nhà Thanh, vua Càn Long mời đến hành cung Nhiệt Hà, nơi vua đang nghỉ mát. Hành trình của đoàn có sự chậm trễ về thời gian, đoàn không bị "quở trách" mà còn được Càn Long ban thưởng nhiều tặng phẩm quý giá và ban tặng bài thơ ngự chế. Đại ý bài thơ: "Năm trước phải đem binh sang Nam, cốt để khôi phục cho nhà Lê, nhưng nhà Lê đã đến lúc không được trời tựa nên phải phong cho Nguyễn (Tây Sơn) vì Nguyễn đã quy phục thật tình" [8: 245].
Vua Thanh đón tiếp Quang Trung (giả) "ngang hàng với những bậc thân vương Trung Quốc, đó là một ân điển xưa nay chưa vị phiên vương nào được hưởng" [16:213 ]. “Giả
46
vương"còn được Càn Long cho làm lễ "bão tất" (lễ ôm đầu gối, thể hiện tình cảm cha con). Đây là một ân sủng đặc biệt khác thường mà chưa một vị quốc vương chư hầu, phên giậu nào được hưởng. Vua Càn Long còn đích thân viết tặng bốn chữ "Củng cực quy thành" (Củng cực: Gác vì sao chầu về sao Bắc Đẩu, là hình ảnh tượng trưng cho sự thần phục của chư hầu đối với Thiên tử. Quy thành: hướng về với tất cả sự trung thành, thành thực), có ý khen ngợi sự "quy phục chân thành" của Quang Trung đối với "Thiên triều". Khi sứ bộ vào bệ kiến, từ biệt về nước, vua Càn Long còn cho hoa công vẽ một bức chân dung "giả vương" rồi ban tặng làm kỷ niệm. (Xem Phụ lục 4),Thêm nữa , Càn Long còn tự tay viết chữ "Phúc", chữ "Thọ" làm quà tặng tốt lành cho Quang Trung nhân dịp đầu xuân. Các vị cùng đi trong đoàn cũng được đối đãi ân cần và được ban tặng nhiều tặng phẩm quý giá. Trong "Tinh sa kỷ hành", Phan Huy ích đã nhận xét: "Người mình đi sứ Tàu chưa có lần nào lạ lùng và vẻ vang đến như vậy". [8: 258]. Được đối xử "lạ lùng, vẻ vang" như vậy là vì nước ta dưới triều Quang Trung là một quốc gia hùng mạnh, đã đánh bại đại quân "Thiến triều" ngót nghét ba mươi vạn quân, khiến "Thiên triều" và các nước lân bang cũng phải nghiêng mình nể sợ. Thời nào cũng vậy, đất nước có thực lực hùng mạnh rồi mới nói đến chuyện ngoại giao bình đẳng với Trung Hoa được. Thời Quang Trung, Việt Nam ta không chỉ được đối xử bình đẳng mà còn được hết sức trân trọng, hậu đãi.
Ngoài chi phí cho việc sửa lại đường sá, cầu cống ... phí tổn cung ứng cho phái đoàn của "Giả vương" mỗi ngày lên tới bốn ngàn lạng bạc, mà hành trình cả đi và về của phái đoàn lên đến hai trăm ngày. Theo "Đại Thanh thực lục" (quyển 1356, tờ 26a), chi phí tiếp đón ấy quá tốn kém, đến nỗi Càn Long cũng phải bực mình, xót xa: "Giá lấy số tiền ấy mà làm quân phí đem sang đánh báo thù cho bọn Hứa Thế Hanh còn hơn" [3:130]. Qua đoạn chỉ dụ của Càn Long ta còn thấy nhà Thanh tuy chịu giảng hoà với triều Quang Trung nhưng vẫn cay cú về thất bại thảm hại và vẫn chưa từ bỏ ý định báo thù. Hẳn rằng nhà Thanh cũng hiểu rằng việc báo thù đâu phải dễ dàng, vậy nên đành tạm vuốt giận làm lành.
Một câu hỏi được đặt ra trong vấn đề triều cận này: Liệu nhà Thanh, mà đứng đầu là Càn Long, có biết được rằng người sang triều cận chỉ là "An Nam Quốc Vương giả" hay không?
Theo cách đối đãi trọng hậu của Càn Long với "Quang Trung giả", có thể xem là Càn Long không hề biết sự thật. Sự thật này được ghi lại rành rành trong sách sử Việt Nam. về phía
47
Trung Hoa vào thời điểm đó cũng có không ít người biết sự thật: Phúc Khang An, Thang Hùng Nghiệp, Tôn Vĩnh Thanh và viên sứ do Phúc Khang An cử sang khuyên Quang Trung tìm người thay thế sang triều cận vua Thanh... Chắc chắn là có không ít người Trung Quốc nghi ngờ về việc không phải đích thân An Nam Quốc vương sang triều cận vua Thanh, mà đó chỉ là "giả vương". Trong "Tây Sơn sử truyện" của Trung Quốc [Bản dịch của Hoàng Xuân Hãn, Tập san Sử Địa số 9, SG 1968] có ghi: " Người Thanh có kẻ hoài nghi là có sự giả mạo, nhưng Thanh đế trước sau vẫn không biết gì hết". Ngay cả một thương gia người Anh, chỉ sau đó ba năm cũng đã biết được việc này, ông ta viết: "Người được tiếp đón ở Bắc Kinh với tất cả vinh dự dành cho một hoàng đế, đó chỉ là một ông vua giả". [3:103-104].
Như vậy, phải chăng khi đón tiếp sứ bộ của ta, Càn Long và triều thần không hề biết đó là "giả vương", đến khi đã vỡ lẽ ra, biết được sự thực, vua tôi nhà Thanh đành nuốt giận làm ngơ để giữ gìn thể diện ?
Về phía Quang Trung, tuy không phải đích thân sang triều cận mà vẫn thực hiện được lời hứa khi chấp nhận điều kiện giảng hoa của Càn Long . Hơn nữa, màn kịch ngoại giao này lại do chính những vị đại thần nhà Thanh đứng ra xếp đặt.
Đây thực sự là một chiến công vẻ vang của triều đại Quang Trung trên mặt trận ngoại giao với nhà Thanh - một mặt trận đấu tranh không dùng gươm súng song cũng không kém phần gay go, và đầy rẫy khó khăn.
3.1.3.VỀ VẤN ĐỀ TRIỀU CÔNG.
• VÀI NÉT VỀ VIỆC TRIỀU CỐNG TRUNG HOA:
Ngay từ thế kỷ X, sau khi giành được độc lập và thiết lập lại mối quan hệ ngoại giao với Trung Hoa, mỗi khi sứ thần nước ta đi sứ Trung Hoa cũng đều mang đồ tiến cống. Dưới thời Tiền Lê, thời Lý? nhíìng đồ tiến cống ấy chỉ được ghi là "biếu". Phải đến thời Trần, vào năm 1258, lệ cống nạp cho Trung Hoa mới chính thức được quy định thành thông lệ. về thực chất cống nạp là một hình thức thuế mà nước nhỏ có nghĩa vụ nộp cho nước lớn. Những đồ cống nạp thường có giá trị kinh tế khá cao.
Ban đầu, vào thời Tiền Lê, thời Lý..., khi việc tiến cống còn mang tính chất quà biếu thì đồ tiến cống chủ yếu là các sản vật địa phương như sừng tê giác, ngà voi, trầm hương, tuy về
48
sau cũng có vàng, bạc... nhưng không rõ cụ thể là bao nhiêu. Sang thời Trần,Trung Hoa quy định ta phải tiến cống ba năm một lần, sau do đường sá xa xôi, đi lại vất vả, vua nước ta xin được sáu năm tiến cống một lần. Lệ này được bắt đầu từ năm 1538 với vật phẩm cống nạp gấp đôi. Ngoài các sản vật địa phương, còn vàng bạc và người như: thầy thuốc, thầy bói... "Đồ cống thời này có giá trị hàng trăm kg vàng bạc". [39 :43].
Từ thời Hậu Lê trở đi, ta mới bắt đầu phải đúc người vàng tiến cống cho Trung Hoa. Sử ghi: sau chiến thắng Chi Lăng, ngoài những cống phẩm như thường lệ,"Thiên triều" ép ta phải tiến cống người vàng thế mạng Liễu Thăng - một viên tướng của nhà Minh, đã bị quân ta giết chết năm 1427. Vua Lê đành phải chấp thuận cho êm chuyện. "Vua Lê Thái Tổ làm việc quyền nghi là do sự tình ngày bấy giờ có chỗ không đừng được đấy thôi" (Theo lời phê trong Khâm Định Việt Sử quyển 14, tờ 22). "Ta nên nhớ rằng, cuộc đại định của vua Lê Thái Tổ nếu phải tốn kém một, hai pho người vàng làm vật đại giá để khỏi chảy thêm máu đào của chiến sỹ Đại Việt, tưởng cũng không phải là đắt đâu" [9:3]. Việc triều cống người vàng cho Trung Hoa đã thành lệ, từ đó, ở nước ta mỗi khi có sự thay đổi triều đại lại phải đúc người vàng triều cống "Thiên triều".
Sau khi nhà Mạc chiếm ngôi của nhà Lê, phần vì sợ "Thiên triều" hỏi tội cướp ngôi, phần vì nhu nhược, muốn hối lộ "Thiên triều" thật nhiều cho êm chuyện, nên nhà Mạc đã đức người vàng to hơn, nặng cân hơn bình thường với tư thế cúi mặt để tiến cống nhà Minh.
Sang thời Lê Trung Hưng, nhà Minh lại hạch hỏi, yêu sách về việc cống người vàng. Khi nhà Lê sang tiến cống, nhà Minh thấy người vàng không được đúc to, nặng như người vàng của nhà Mạc mà theo khuôn mẫu người vàng tiến cống của các triều đại trước nên hạch hỏi. Sứ giả Phùng Khắc Khoan đã khéo lý giải: "... Họ Mạc cướp lấn thì danh là nghịch, họ Lê khôi phục thì danh là thuận. Họ Mạc được theo hình thức làm người vàng thế thân đã là hưởng ơn may mắn lắm rồi. Đến như họ Lệ đời đời làm cống thần thì hình dáng người vàng đã có mẫu sẩn ở đó. Nay nếu vin lấy họ Mạc làm lệ thì sao nêu rệt được cái nghĩa răn dữ, khuyên lành ? Lời trạng của ông được thấu đến tai vua Minh rồi cũng thuận theo cái hình thức của nhà Lê " (Theo Nhân vật chí. Lịch triều hiến chương loại chí" [9:3].
Đến thời Lê Dụ Tông, năm 1718, Binh Bộ hữu thị lang Nguyễn Công Hãng đi sứ sang nhà Thanh đã đấu tranh phản đối việc cống nạp người vàng và xin bãi bỏ lệ cống ấy: "Nhà
49
Thanh ta rộng lớn muôn nước thế mà lại bo bo đòi của đút lót để báo thù cho người xưa thì lấy gì khuyên người ta đến với mình?". Trước lý lẽ thuyết phục của ông, nhà Thanh đành chấp thuận bỏ qua việc tiến cống người vàng.
Như vậy, lệ cống người vàng cho Trung Quốc kéo dài từ năm 1427, dưới thời Trần đến năm 1718, đời Lê Dụ Tông, Binh Bộ hữu thị lang Nguyễn Công Hãng bằng tài năng ứng đối xuất chúng về ngoại giao đã đấu tranh "đình" được lệ ấy.
• DƯỚI TRIỀU QUANG TRUNG, LỆ CONG NGƯỜI VÀNG CHÍNH THỨC ĐƯỢC BÃI Bỏ:
Sau trận đại bại mùa xuân Kỷ Dậu, nhà Thanh e dè, nể sợ Tây Sơn và cũng có chủ ý dàn hoà. Khi Phúc Khang An được lệnh thay Tôn Sĩ Nghị làm Tổng đốc Lưỡng Quảng, Phúc Khang An đã đòi Quang Trung phải tiến cống người vàng như lệ cũ thì "Thiên triều" mới dung thứ và phong vương cho. Nhưng Quang Trung không đồng ý theo lệ ấy : "Lệ cống người vàng là lệ của kẻ mạnh bắt kẻ yếu phải tuân theo" [39:297] Trong khi đại quân của "Thiên triều" sang xâm lược vừa bị Tây Sơn đánh cho tan tác thì không lý do gì bắt ta phải thực nhiên yêu