NHỮNG YÊU SÁCH CỦA NHÀ THANH TRONG QUAN HỆ VỚI TRIỀU ĐẠ

Một phần của tài liệu quan hệ ngoại giao của triều quang trung với nhà thanh (1788 1792) (Trang 31 - 33)

5. Bố cục của luận văn:

2.1.2.2.NHỮNG YÊU SÁCH CỦA NHÀ THANH TRONG QUAN HỆ VỚI TRIỀU ĐẠ

QUANG TRUNG SAU CHIẾN TRANH:

Cũng như những triều đại quân chủ Trung Hoa trước đó, nhà Thanh đã kế thừa truyền thống bá quyền trong lịch sử Trung Hoa. Sau khi tiêu diệt và thay nhà Minh thống trị Trung Hoa, nhà Thanh không ngừng củng cố nền thống trị của mình và thúc đẩy công cuộc xâm lược những nước láng giềng, bành trướng lãnh thổ. Phạm vi thống ữị của nhà Thanh ngày càng được mở rộng mà vẫn không sao lấp đầy, thoả mãn được tham vọng bành trướng. Riêng chỉ trong sáu mươi mốt năm trị vì của Càn Long, nhà Thanh đã hơn mười lần xuất quân, xâm lược các nước láng giềng, trong đó có nước ta. Và trong hồi ký "Thập đoàn ký" viết năm 1792, Càn Long cũng phải thừa nhận rằng "lần tấn công xâm lược Đại Việt năm 1788-1789 đại bại là một điều vô cùng nhục nhã" [68:28]. Nhà Thanh tưởng rằng với một đạo quân "Thiên triều" hùng hậu, với một viên tướng tài ba như Tôn Sĩ Nghị cầm đầu, lại được bọn Lê Chiêu Thống và một bộ phận Hoa kiều tại Việt Nam sẩn sàng tiếp ứng khi đại quân tràn sang biên giới, thì việc tiêu diệt đám "giặc cỏ" Tây Sơn là một việc quá ư dễ dàng. Song chúng đã phải trả giá cho sự sai lầm ấy.

Khi Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, tự nhận lấy trách nhiệm lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống xâm lược, ông đã tập hợp được sức mạnh của toàn dân tộc. Dưới ngọn cờ Tây Sơn, nhân dân ta đã một lòng dốc sức vì sự nghiệp chung, phát huy cao độ truyền thống yêu nước, đoàn kết, sẩn sàng xả thân vì độc lập, tự do của dân tộc. Toàn dân tộc đã vùng dậy, tạo thành một sức mạnh quật cường, quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi. Đại quân "Thiên

32

triều" đại bại, số thì tử trận, số bị thương, bị bắt làm tù binh, số tàn quân trốn được về nước cũng chỉ hơn năm ngàn. Thật là một kết cuộc thảm hại cho cuộc đại xâm lược của nhà Thanh ! Thất bại nhục nhã ấy đã làm mất "thể diện Thiên triều". Mà "thể diện Thiên triều" được xem là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các hoàng đế Trung Hoa. Mất "thể diện" đồng nghĩa với việc suy giảm uy quyền, vì vậy phải nhanh chóng tìm cách gỡ gạc, lấy lại "thể diện". Do vậy, khi nghe tin bại trận, Càn Long vô cùng tức giận, sai Phúc Khang An gấp rút điều động quân chín tỉnh phía nam Trung Hoa áp sát biên giới, chuẩn bị cho cuộc tiến công phục thù. Vậy thực chất, đây có phải là sự huy động lực lượng chuẩn bị cho cuộc đại phục thù như Càn Long tuyên bố hay đó chỉ là việc điều quân lên trấn giữ biên giới vì sợ Tây Sơn đang trên đà thừa thắng đánh sang bắt giết cho được bọn Lê Chiêu Thống và giống người Mãn Thanh như tin đồn? Tin đồn này đã khiến "Ở đất Trung Quốc, dân chúng lại càng nhốn nháo. Từ cửa ải Nam Quan trở về Bắc, trai gái, già trẻ bồng bế, dắt díu nhau chạy trốn, suốt vài trăm dặm lặng ngắt không bóng người" [48:371].

Thực tế chiến tranh đã chứng tỏ rằng Tây Sơn có một lực lượng hùng hậu, ý chí chiến đấu cao, lại được sự ủng hộ mạnh mẽ của toàn dân tộc, nên tiêu diệt Tây Sơn không phải việc dễ dàng. Những viên tướng bại trận như Tôn Sĩ Nghị, Phúc Khang An, Thang Hùng Nghiệp là những người thấu hiểu điều đó hơn cả. Chính Tôn Sĩ Nghị, sau lần chết hụt ấy, bằng kinh nghiệm xương máu của mình đã khuyên Phúc Khang An: "Tình thế đánh hoặc giữ cũng đều khó cả, chi bằng ta chiêu dụ, vỗ về là hơn cả" (theo lịch triều tạp kỷ), [65:192]. Chính Phúc Khang An đã chứng kiến việc Tây Sơn phá tan đại quân "Thiên Triều", Phúc Khang An cũng hiểu toàn dân tộc Việt Nam đều ủng hộ Nguyễn Huệ, và bọn Lê Chiêu Thống không hề có ảnh hưởng gì trong nhân dân. Dù có một lần nữa tiến quân sang Việt Nam thì năm mươi vạn quân Thanh cũng chỉ có thể gây khó khăn, chứ khó có thể khuất phục được sức mạnh của cả dân tộc Việt Nam đang hừng hực khí thế chiến đấu và chiến thắng. Phúc Khang An cũng thấy thế khó thắng nên có ý chủ hoà, không muốn tiến binh sang Đại Việt lần nữa, nên đã cậy nhờ cận thần Hoa Thân giúp lời can gián vua Càn Long. Càn Long nghe các cận thận luận bàn thì cũng có ý giảng hoà. Trong chỉ dụ gửi Phúc Khang An và triều thần, Càn Long viết: "Trẫm đã nghĩ kỹ, thực khổng nên làm (...) Tóm lại, bây giờ không nên đánh. Sau đó, trong lệnh dụ gửi quân cơ đại thần, Càn Long cũng viết: "Ý trẫm nhất định không cho tiến binh nữa" [4:32].

33

Như vậy, vì quá khiếp nhược sau trận đại bại năm 1789, và qua việc phân tích tình hình thực tế lịch sử lúc bấy giờ, nên nhà Thanh muốn giảng hoà với Tây Sơn.

Song giảng hòa tức là thừa nhận sự thất bại thì thật là bẽ mặt, vì vậy, giảng hoà như thế nào mà vẫn giữ được "thể diện Thiên triều" là vấn đề quan trọng được đặt lên hàng đầu lúc bấy giờ và đồng thời cũng là yêu cầu quan trọng nhất của nhà Thanh trong quan hệ ngoại giao với nước ta sau chiến tranh.

Một phần của tài liệu quan hệ ngoại giao của triều quang trung với nhà thanh (1788 1792) (Trang 31 - 33)