5. Bố cục của luận văn:
2.1.2.1. VÀI NẾT VỀ NHÀ THANH DƯỚI TRIỀU CÀN LONG
Triều đại Mãn Thanh là vương triều quân chủ cuối cùng ở Trung Hoa do dân tộc Mãn dựng nên (Tộc người Mãn ban đầu gọi là Nữ Chân, cuội triều Minh gọi là Mãn Châu). Đầu thời Minh, họ chia thành Kiến Châu, Hải Tây, Đông Hải (hay còn gọi là Dã Chân). Cuối thế kỷ XVI, đầu XVII, Nỗ Nhĩ Cáp Xích (Nurkhachi) thống nhất được các bộ tộc Nữ Chân, lập ra nước Hậu Kim (năm 1616), tiền thân của nhà Thanh sau này.
Nhà Hậu Kim liên tục đem quân tấn công và chiếm nhiều vùng đất đai kế cận, mở rộng lãnh thổ, lấn chiếm cả Mông cổ, Trung Hoa. Năm 1618, Hậu Kim khiêu chiến với nhà Minh, từ đấy bắt đầu hơn sáu mươi năm quan hệ căng thẳng, chiến tranh quyết liệt đẫm máu giữa hai nước để tranh ngôi vị. Nhà Hậu Kim cho tiến hành cải cách toàn diện: chính trị, kinh tế..., chuyển từ xã hội nô lệ sang xã hội phong kiến, chính quyền ngày càng được củng cố vững mạnh.
Năm 1636, nhà Hậu Kim được đổi tên thành nhà Thanh. Từ đó, nhà Thanh ráo riết chuẩn bị lực lượng tiến tới thôn tính cả Trung Hoa. Trong lúc đó, nhà Minh đang trên đà suy vong. Cuộc đại khởi nghĩa nông dân như vũ bão vào cuối triều Minh làm lung lay tận gốc rễ vương triều Minh đã quá mục nát, suy đồi. Đó là nguyên nhân tất yếu dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của triều Minh trước sự tấn công tiêu diệt của triều Thanh vào năm 1664.
Đến năm 1681, sau khi dẹp được loạn "Tam phiên", triều Thanh mới chính thức nắm quyền trong cả nước. Sau đó, nhà Thanh đã tiến hành một cuộc cải cách toàn diện, ổn định tình hình chính trị, xã hội khôi phục và phát triển nền kinh tế dẫn đến sự phồn thịnh gần một trăm năm. Thời kỳ cực thịnh ấy kéo dài đến giữa thời Càn Long trị vì.
Càn Long là vị vua thứ sáu của nhà Thanh, tại vị từ năm 1735 đến năm 1796. Vào thời kỳ này, cương giới lãnh thổ của đế quốc Thanh đã rất rộng lớn, bao gồm lãnh thổ của triều Minh trước đây, cùng đất Mãn Châu, Mông Cổ, Tân Cương, Tây Tạng, Đài Loan. Song với bản chất bành trướng của mình, đế quốc Thanh vẫn nuôi tham vọng mỏ rộng lãnh thổ, đặc biệt là xuống vùng đất phía nam.
30
Nhà Thanh đã nhiều lần cho quân xâm lược Miến Điện vào những năm 1766, 1767, 1769, nhưng đều thất bại thảm hại. Đến năm 1788, nhân khi Lê Chiêu Thống sai người sang cầu viện, nhà Thanh mừng rỡ, không bỏ qua cơ hội chiếm cứ nước ta. Càn Long muốn thôn tính Đại Việt, rối dùng Đại Việt làm bàn đạp tấn công xâm lược những nước Đông Nam Á khác. Theo "Đại Thanh Thực lục" do Quốc Sử quán triều Thanh biên soạn (tập 53, quyển 1319, trang 6) thì Càn Long đã từng tuyên bố: "Trẫm đã trị vì được năm mươi năm, bình định các xứ Y Lê, Hồi Bộ và hai đất Kim, Tuyên, mở rộng đất đai hơn hai vạn dậm, võ công oanh liệt biết dường nào ? Sá gì bọn "giặc cỏ" Quảng Nam (tức Tây Sơn) cậy hiểm mà chống cự" [4:29].
Càn Long đã cử Tôn Sĩ Nghị, một viên tướng được đánh giá là người uyên thâm, dũng lược, có nhiều mứu cơ đại sự, văn võ toàn tài [4:27] làm thống lĩnh đại quân xâm lược hơn 29 vạn quân. Trước số quân đông đảo của địch, Tây Sơn đã thực hiện một cuộc rút lui chiến lược về Tam Điệp-Biện Sơn, Thấy Tôn Sĩ Nghị kéo quân vào Thăng Long một cách dễ dàng, Càn Long đã ngợi khen hết lời: " Nhà nước được một viên đại thần toàn tài về bình định nước An Nam, trầm vô cùng sung sướng" (theo Đại Thanh thực lục quyển 1318, tờ 25) và phong thưởng cho Tôn Sĩ Nghị rất hậu hí.
Theo Đại Thanh thực lục (quyển 1318 tờ 26b) , Càn Long cho rằng: "Cứ hiện tình như Tôn Sĩ Nghị tâu mà xét thì việc đã xong đến tám phần mười" [4:30] nhưng cũng theo Đại Thanh thực lục (quyển 1317, tờ 14a, 15b) sau đó "Tên bá tổng Hứa Xương Nghĩa đi do thám trên biển, bị bão to phải cho tàu dạt vào tránh bão trong vùng kiểm soát của Tây Sơn. Hắn đã tận mắt chứng kiến cảnh Tây Sơn thao diễn với lực lượng đỏng đảo, thuyền chiến được trang bị hệ thống súng nặng từ 20- 30 cân" [4:30]. Lúc này, Càn Long mới giật mình lo lắng, muốn hoãn binh ngay, nhưng lúc ấy đã quá muộn vì Tôn Sĩ Nghị đã tiến quá sâu vào nội địa Việt Nam; Càn Long đã ra chỉ dụ "Không nên đem sự đó nói cho binh sĩ biết vì việc hành quân cốt ở khí thế hùng tráng, e rằng quân ta không xét hư thực thế nào nghe rất nhụt chí, rất là quan hệ" (Theo Đại Thanh thực lục quyển 1317, tờ 14a, 15b)[4:30). Và chỉ trong vòng hơn một tháng (từ ngày 9 .1.1789 đến ngày 14.2.1789), Càn Long đã 11 lần xuống dụ và cho ngựa phi trạm "hỏa tốc" đến Thăng Long gọi Tôn Sĩ Nghị mang quân về gấp [4:31] . Nhưng Tôn Sĩ Nghị rất hăng máu, bất chấp lệnh rút quân của vua Càn Long, khước từ mọi đề nghị đàm phán từ phía Tây Sơn, ỷ vào lực lượng hùng hậu của đại quân xâm lược, lại tham vọng "làm nên nghiệp lớn sau
31
chuyến võ công này" [4:32] nên hắn huênh hoang tuyên bố: "Sang xuân mùng 6 sẽ cho quân vào tận sào huyệt bắt sống chủ tướng của giặc" [48 :350].
Sự huênh hoang, tự phụ ấy đã phải trả giá bằng thất bại thảm hại của đại quân Thanh trước cơn lốc tấn công thần tốc, bất ngờ cửa Tây Sơn. Tôn Sĩ Nghị không kịp mặc áo giáp, ngựa khổng kịp thắng yên cương, tìm đường trốn chạy. Sợ bị Tây Sơn phát hiện, Tôn Sĩ Nghị phải cải trang, vứt bỏ hết các sắc thư, ấn tín mà Càn Long cấp cho, chạy thoát thân về nước chịu tội. Tên tuổi, sự nghiệp của Tôn Sĩ Nghị sụp đổ tan tành theo tham vọng điên cuồng của tên tướng bại trận, kết thúc thảm hại cuộc chiến tranh xâm lược có quy mô to lớn cuối cùng của nhà Thanh trong lịch sử.