NHỮNG HOẠT ĐỘNG THÔNG HIẾU BƯỚC ĐẦU

Một phần của tài liệu quan hệ ngoại giao của triều quang trung với nhà thanh (1788 1792) (Trang 33 - 39)

5. Bố cục của luận văn:

2.2.NHỮNG HOẠT ĐỘNG THÔNG HIẾU BƯỚC ĐẦU

Quan hệ ngoại giao với nhà Thanh sau chiến tranh là công việc vô cùng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi chính quyền Quang Trung phải có những chủ trương, biện pháp phù hợp, vừa xoa dịu tự ái, giữ được thể diện cho kẻ vừa thất trận, nhằm đẩy lùi được nguy cơ chiến tranh, vừa bảo đảm được độc lập, chủ quyền dân tộc.

Do xác định được tầm quan trọng của những hoạt động thông hiếu với nhà Thanh như vậy, nên ngay từ khi còn ở Tam Điệp, chuẩn bị cho chiến dịch đánh đuổi kẻ thù xâm lược ra khỏi bờ cõi, Quang Trung đã tính đến chuyện phải thiết lập quan hệ với nhà Thanh nhằm kết thúc chiến tranh nhanh gọn, tránh những mất mát, đau thương không cần thiết cho nhân dân. Ông đã từng nói: "... Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi thua một trận ắt lây làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy, chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được"[48 :362-363]. Sau khi đại phá quân Thanh, Quang Trung sai Ngô Thì Nhậm phải khéo dùng ngòi bút, sử dụng thư từ ngoại giao sao cho thật nhún nhường, thật khéo léo để dàn hoà, tránh quan hệ căng thẳng dễ dẫn đến xung đột một lần nữa, không có lợi cho nước, cho dân: "Muốn cho dân nghỉ, nước yên, ta tất phải tạm gác can qua, dùng đến ngọc bạch. Vậy khanh là tay khéo từ lệnh, phải nên lập tức đưa thư sang Thanh dàn xếp cho xong việc đi" (8:204).

Ngô Thì Nhậm đỗ tiến sĩ năm 1775, thời nhà Lê. Ông là một người đa tài, từng được chúa Trịnh Sâm khen :"Tài học bất tại nhân hạ" (Tài học không dưới người khác). Sau nhiều biến cố thăng trầm của cuộc đời, ông về với Tây Sơn năm 1788 và được Nguyễn Huệ rất trọng vọng: "Nếu ta không đến đây, ngươi làm sao thấy bóng mặt trời ? Có nhẽ đó là ý Trời muốn để dành người tài cho ta dùng." [48 :293].

34

Chính sách "Cầu hiền" (tìm kiếm và trọng đãi người tài) của Quang Trung Nguyễn Huệ đã khiến Ngô Thì Nhậm vô cùng cảm động. Quang Trung Nguyễn Huệ đã không phân biệt nguồn gốc xuất thân, mà hiểu và nể trọng Ngô Thì Nhậm, tín Ngô Thì Nhậm mà giao cho ông cả một công việc ngoại giao hệ trọng như vậy. Để đáp lại, Ngô Thì Nhậm đã đem hết sức lực, tài năng của mình ra phục vụ cho sự nghiệp chung. Những thư từ, văn kiện ngoại giao giữa triều Quang Trung và nhà Thanh phần lớn do Ngô Thì Nhậm soạn thảo theo định hướng Quang Trung đã vạch ra, và chính Ngô Thì Nhậm đã nhiều lần trực tiếp đi sứ sang nhà Thanh vào năm 1790 để bàn với Phúc Khang An về việc chuẩn bị cho An Nam quốc vương giả sang Thanh triều cận, và lần đi sứ năm 1792-1793 báo tang sau khi vua Quang Trung mất.

Không chỉ riêng trường hợp Ngô Thì Nhậm mà còn rít nhiều trường hợp khác nữa. Lý tưởng vì dân, vì nước và chính sách trọng nhân tài của Quang Trung Nguyễn Huệ đã thu phục được các sĩ phu tài giỏi của chế độ Lê-Trịnh, Nguyễn trước đây như Nguyễn Thiếp, Phan Huy ích, Vũ Huy Tân.... Với khả năng sử dụng nhân tài đúng người, đúng việc, Quang Trung đã phát huy cao độ tài năng và sức lực cống hiến của mỗi người trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Triều đại Quang Trung đã làm nên nhiều kỳ tích, đặc biệt là kỳ tích về ngoại giao với nhà Thanh, trong đó có một phần đóng góp không nhỏ của họ.

Như đã trình bày trong phần 1.2.2.2, khi tiến quân thần tốc từ Nghệ An ra diệt địch, Quang Trung còn cho tiến hành một cuộc vận động ngoại giao hết sức "nhũn nhặn" : cử sứ bộ mang ba đạo bẩm văn trình cho Tôn Sĩ Nghị, đồng thời còn giao ữả những tù binh đã bị Tây Sơn bắt trước đây. Sự vận động hoà bình ấy đã bị Tôn Sĩ Nghị thô bạo từ chối.

Bằng đòn ngoại giao này, Quang Trung đã bắn "một mũi tên trúng hai đích": Sau khi nhận thư "cung thuận" của Tây Sơn, Tôn Sĩ Nghị càng tỏ ra chủ quan, khinh địch hơn, còn Quang Trung lại "được tiếng'* là "vẫn chăm chăm tỏ ý cung thuận, chứ có dám công nhiên chống cự đâu" [8:214] như trong biểu Quang Trung gửi cho Càn Long. Cũng trong thư này, Quang Trung viết: "Mùng 5 tháng giêng năm nay (Kỷ Dậu 1789) tôi tiến đến Lê thành, những mong Tôn Sĩ Nghị nghĩ lại, họa may có thể đem ngọc lụa thay đồ can qua, xoay binh xa làm hội xiêm áo. Tôi nhũn nhặn xin yết kiến nhưng Nghị không hề trả lời". [8:215].

35

Sau chiến tranh, người chịu trách nhiệm về việc quân ở biên giới Quảng Tây là Thang Hùng Nghiệp - người vừa chết hụt trong trận chiến ở Việt Nam, mới trốn được về biên giới. Tận mắt chứng kiến sự thất bại thảm hại của Tôn Sĩ Nghị và đại quân "Thiên Triều" trước đòn tấn công thần tốc của Tây Sơn, Quảng Tây Tả giang bị đạo Thang Hùng Nghiệp vô cùng sợ hãi chỉ mong mau chấm dứt chiến tranh mới được yên thân. Nhưng muốn "giữ thể diện Thiên triều" thì việc giảng hoa phải do Tây Sơn đề nghị trước. Vì vậy, Thang Hùng Nghiệp đã bốn lần gửi mật thư cho Quang Trung [39:282], khuyên Quang Trung nên viết biểu "cầu hòa" và tình nguyện làm trung gian cho việc hoà giải giữa Quang Trung và nhà Thanh.

Quang Trung một phần vì khoan dung độ lượng, một phần vì muốn giảng hoa, tránh việc chiến tranh với nhà Thanh, nên ngay từ khi kéo quân vào thành Thăng Long, Quang Trung đã ra lệnh không được giết bậy những bại binh nhà Thanh đang lẩn trốn. Đúng như trong thư Quang Trung viết gửi cho Thang Hùng Nghiệp: "Chỉ vì trượng phu làm việc bao giờ cũng minh bạch, không giết kẻ đã xuống ngựa xin hàng, nên đối với họ, tôi đã nhất nhất thu nuôi cả" [8:202]. Những kẻ bị bắt và những kẻ ra đầu thú lên đến 800 người, đều được cấp lương ăn và quần áo mặc chu đáo, hưởng lượng khoan hồng chờ ngày được trao trả về nước hoặc "nếu muốn thì sẽ được xung vào đội ngũ lực lượng Tây Sơn" [11: 198].

Chính sách khoan hồng của triều Quang Trung thật phù hợp với truyền thống nhân đạo bao đời nay của dân tộc. Thời nào cũng vậy, sau chiến tranh, dù là người chiến thắng, ổng cha ta vẫn luôn đối xử tử tế với kẻ vừa bị mình đánh bại: Những kẻ chết trận luôn được chôn cất chu đáo, tù binh và hàng binh thì được cấp lương ăn, áo mặc chờ ngày được trao trả về nước... Dưới triều Quang Trung cũng vậy. Ngoài ra, Quang Trung còn giao cho quan hàn lâm Vũ Huy Tấn làm một bài "Văn tế các tướng sĩ từ Bắc tới chết trận" [11:193], trong đó có những câu như: "Lòng ta thương chẳng kể người phương Bắc, xuất của kho mà đắp điếm xương khô" hay "Cũng là mở rộng đạo thờ trời dạt dào tâm ý" [11:95].

Tấm lòng nhân đạo, khoan dung, độ lượng với kẻ thù thì dân tộc ta thời nào cũng có, nhưng thương cho kẻ thù chết trận mà sai làm văn tế cho chúng thì trong lịch sử mới chỉ có Quang Trung mà thôi.

Sau khi được Thang Hùng Nghiệp mỏ lời, Quang Trung đã lệnh cho Ngô Thì Nhậm viết biểu đưa sang nhà Thanh cầu hoà. Ngô Thì Nhậm dựa theo ý của Quang Trung, thảo một bức

36

thư gửi sang nhà Thanh. Nội dung thư tỏ ra nhũn nhặn, "một lòng kính thuận, sợ mệnh trời, thờ nước lớn, sao dám có ý gì khác" [48:372]; một mặt cũng tỏ thái độ ngạo nghễ của kẻ chiến thắng, không dễ gì khuất phục: "Ôi ! Đường đường là Thiên triều mà lại đi tranh hơn với tiểu di, thì tất phải chiến tranh liên miên làm cho dân khổ sở. Đó là điều thánh thượng không nỡ. Vạn nhất chiến sự kéo dài, thì đến như vậy, thần không được lấy phận nước nhỏ để thờ nước lớn nữa. (Lúc ấy), thần cũng đành phó mặc mệnh Trời, mà không dám biết đến" [44:310]. Lời thư đầy vẻ mỉa mai, châm chọc và còn có vẻ thách thức "Thiên triều bại trận" nữa.

Kèm theo tờ biểu là lá thư gửi cho Thang Hùng Nghiệp. Nội dung thư kết tội bè lũ Lê Chiêu Thống bán nước và cho rằng vì Tôn Sĩ Nghị ức hiếp nước Nam nên chuốc lấy thất bại thảm hại. Trong thư tỏ ý cầu hoa nhưng thái độ lại rất cứng cỏi, lời lẽ lại còn có vẻ như muốn đe doa cả "Thiên triều": "Nếu Thiên triều không chịu khoan dung một chút, cứ muốn động binh để ứanh chiến , thế là làm nước nhỏ không được phụng sự nước lớn thì bấy giờ đại quốc (chỉ nhà Thanh) có dạy bảo gì; tôi cũng chỉ xin theo thôi. (Ý nói có muốn đánh nhau thì sẽ đánh cho mà coi). [8:218 ]. Lá thư như muốn khiêu chiến, khiến Thang Hùng Nghiệp hoảng sợ và đã quyết định dìm bức thư đi để giữ "thể diện Thiên triều".

Về phần Phúc Khang An - người thay Tôn Sĩ Nghị làm tổng đốc Lưỡng Quảng, cũng chính là người từng phụ trách vấn đề quân lương cho đại quân xâm lược của Tôn Sĩ Nghị trước đây. Từng chứng kiến thất bại thảm hại của đại quân "Thiên triều" trước sự tấn công dũng mãnh của Tây Sơn, sau khi thay Tôn Sĩ Nghị làm Tổng đốc Lưỡng Quảng, theo Đại Nam chính biên liệt truyện (quyển 30 tờ 36b, 37a), Phúc Khang An đã từng nói với thuộc quan rằng: " Nam - Bắc thôi việc binh đao, đó là phúc của sinh dân, mà là điều may mắn cho quan ở bờ cõi "[3 :126]. Như vậy, Phúc Khang An đã sẩn có ý chủ hoà nên gặp chủ trương giảng hòa của Quang Trung thì rất vui mừng và đã ra sức dàn xếp .

Phúc Khang An tạo điều kiện cho người của Tây Sơn tìm cách tiếp cận với Hòa Thân - cận thần tin cậy của Càn Long, nhờ Hoà Thân dùng lời lẽ thiệt hơn phân tích với vua Thanh. Hoà Thân tâu với Càn Long rằng: "Từ xưa tới giờ, Trung Quốc chưa bao giờ đắc chí ở phương Nam cả. Chính Tống, Nguyên, Minh rút cục cũng đều thua hỏng, gương ấy không xa, hãy còn trờ trờ" [8: 220]. Rốt cuộc, vua Thanh cũng chấp nhận đề nghị giảng hoà .

37

Tháng tư năm Kỷ Dậu (1789), Quang Trung cử cháu của mình là Nguyễn Quang Hiển dẫn đầu một sứ bộ sang Thanh, dâng biểu xin phong vương và triều cống: "Nghĩ lại, nước chúng tôi vừa mới gây dựng, công việc rất nhiều, chẳng ngày nào rỗi, không thể rời xa quốc thành. Cho nên kính ủy cho cháu là Nguyễn Quang Hiển đến cửa ải, thay tôi làm lễ và dâng nộp bẩm văn, trình bày rõ sự tình rồi kêu xin về việc thỉnh phong và ấn tín. (...) Kính nghĩ Đại Hoàng Đế che chở muôn nước, một lòng nhân ái với tất cả mọi người, tha thứ cái lỗi không phải do mình gây ra, ban ơn lớn cho khắp thiên hạ, để tôi may được dự vào hàng phiên thần, dâng đồ tuế cống" [44:314].

Sứ bộ Tây Sơn sang Yên Kinh được nhà Thanh đón tiếp rất long trọng. Vua Càn Long cho vẽ tranh, ghi lại cảnh Nguyễn Quang Hiển vào bệ kiến và Càn Long còn tự đề thơ lên tranh, vẫn biết, theo lệ thường trong lịch sử, mỗi khi sứ bộ các nước sang Trung Hoa thường giao dịch, làm việc với bộ Lễ, cao nhất là với thượng thư bộ Lễ... Việc sứ bộ được vào yết kiến hoàng đế Trung Hoa là nhữiig trường hợp đặc biệt hiếm hoi. Sứ bộ Nguyễn Quang Hiển được vua Càn Long cho tiếp kiến là vinh dự đặc biệt, nhất là lại còn được vua cho vẽ tranh , tự đề thơ lên tranh thì quả là một "ân sủng" vô cùng đặc biệt.

Bức tranh " Ngự chế An Nam Nguyễn Huệ khiển diệt Nguyễn Quang Hiển nhập cận tứ yến đồ" (An Nam Nguyễn Huệ sai cháu là Nguyễn Quang Hiển vào ra mắt và được ban cho yến tiệc, tranh do nhà vua sai làm) là một trong sáu bức tranh trong bộ: "Bình định An Nam chiến đồ" vua Càn Long cho vẽ lại sau trận chiến năm 1790, hòng chống chế cho việc thất bại về quân sự và vớt vát "thể diện Thiên triều" qua "thành công lớn lao" về mặt ngoại giao khi Tây Sơn dâng biểu cầu hoà, xin phong vương và triều cống. (Xem thêm Phụ lục3 ).

Tóm lại, không phải đợi tới khi chiến tranh kết thúc mà ngay từ khi chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống xâm lược, triều Quang Trung đã xác định được tầm quan trọng của việc tái thiết lập quan hệ ngoại giao với nhà Thanh và đã có sự chủ động chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ lịch sử hệ trọng này. Nhất là trong giai đoạn đầu sau chiến tranh, dù trên địa vị người chiến thắng, Quang Trung vẫn rất mềm mỏng, dùng những biện pháp ngoại giao tích cực, chủ động xúc tiến công cuộc giảng hoà với nhà Thanh, về phía nhà Thanh, sau thất bại thảm hại ấy, dù rất căm giận, nuôi chí phục thù bằng một cuộc xâm lược mới, nhưng cũng có ý chờn, đành chấp thuận tạm thời giảng hoà với ta.

38

Càn Long đồng ý hạ chiếu bãi binh đánh Việt Nam, nhận cho Quang Trung xưng thần, nhưng theo bức thư đề tháng 5, năm Càn Long 54 (1789) gửi cho Quang Trung, Càn Long cố vớt vát "thể diện" bằng việc rá hai điều kiện:

" 1. Để đền bù cái chết của đề trấn Hứa Thế Hanh, Tây Sơn phải lập cho cái đền thờ mà xuân thu trí tế viên tướng tử ứận ấy.

2. Quốc vương An Nam, sang năm, nhân dịp bát tuần khánh thọ của vua Càn Long, phải thân sang triều cận." [8:221]

Phải chăng Quang Trung xét thấy việc lập đền thờ tướng Thanh tử trận có thể chấp nhận được vì đền thờ ấy khi được lập nên có khác nào là bằng chứng về chiến thắng lừng lẫy của ta và cũng là bằng chứng về sự thất trận thảm hại của chúng ? Còn việc sang triều cận vua Thanh thì ta vẫn còn thời gian sẽ "tuỳ cơ ứng biến". Vì vậy, hai điều kiện này được Quang Trung chấp thuận, bắt đầu một thời kỳ giao thiệp hoà bình giữa triều đại Quang Trung và nhà Thanh sau chiến tranh.

39

CHƯƠNG 3: QUAN HỆ NGOẠI GIAO CỦA TRIỀU QUANG TRUNG VỚI NHÀ THANH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu quan hệ ngoại giao của triều quang trung với nhà thanh (1788 1792) (Trang 33 - 39)