Kết quả thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Vân Đồn giai đoạn 2008 2011.

Một phần của tài liệu Công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008 - 2011, thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 45)

2008 - 2011.

Trong giai đoạn 2008 - 2011 được sự quan tâm, chỉ đạo của ban lãnh đạo cơ quan cùng với sự lỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ công chức - viên chức mà BHXH huyện Vân Đồn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ BHXH tỉnh giao cho và có kết quả cao trong việc thực hiện thu BHXH bắt buộc với các cơ quan, tổ chức, đơn vị… đóng trên địa bàn, cụ thể:

Bảng 4: Kết quả thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Vân Đồn giai đoạn 2008 - 2011

Năm Số phải thu (tỷ đồng) Tổng số phải thu Tổng số đã thu Nợ quỹ BHXH Trong năm Phải truy thu năm trước Số tiền còn nợ (tỷ đồng) Tỷ lệ nợ (%) 2008 12,733 0,145 12,878 12,467 0,411 3,19 2009 14,814 0,267 15,081 14,654 0,427 2.83 2010 17,312 0,032 17,344 17,217 0,127 0,73 2011 22,430 0,581 23,011 22,763 0,248 1,1

(Nguồn: BHXH huyện Vân Đồn)

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

- Về tổng số phải thu BHXH: năm 2008 là 12,878 tỷ đồng, đến năm 2011 là 23,763 tỷ đồng, vậy qua 4 năm số phải thu đã tăng gấp 1,8 lần tương ứng với 10,885 tỷ đồng. Nhìn chung, số phải thu tăng đều qua các năm, trung bình mỗi năm tăng 21% tương đương với 2,8 tỷ đồng. Đặc biệt năm 2011 có số phải thu tăng cao nhất trong 4 năm, so với năm 2010 thì số phải thu của năm 2011 tăng 32% tương ứng với 5,67 tỷ đồng. Tổng số phải thu tăng lên là do mức lương tối thiểu làm căn cứ đóng BHXH do Nhà nước quy định tăng và số lao động tham gia BHXH cũng tăng lên.

- Về tổng số đã thu BHXH: qua 4 năm từ năm 2008 đến năm 2011 đã thu được từ 12,467 tỷ đồng lên 21,763 tỷ đồng, gấp 1,7 lần tương ứng với 9,295 tỷ đồng. Năm 2009 có số phải thu tăng 17,5% tương ứng với 2,18 tỷ đồng so với năm 2008; năm 2010 tăng 17% tương ứng với 2,56 tỷ đồng so với năm 2009. Như vậy qua 3 năm từ năm 2008 đến năm 2010 số thu tăng tương đối ổn định, tuy nhiên năm 2011 lại có số tăng mạnh, so với năm 2010 thì số thu năm 2011 tăng 28,1% tương ứng với 5,5 tỷ đồng.

- Về số tiền còn nợ quỹ BHXH: Cơ quan BHXH huyện Vân Đồn luôn cố gắng phấn đấu thực hiện công tác quản lý thu tốt nhất để có thể đạt được hiệu quả cao nhất có thể, giảm tỷ lệ nợ BHXH xuống mức thấp nhất. Các năm qua nhờ có sự đôn đốc nhắc nhở của cán bộ thu mà tình trạng nợ đọng BHXH huyện Vân Đồn giảm được đáng kể, số tiền nợ đọng đã có xu hướng giảm qua các năm. Số tiền nợ đọng năm 2009 so với năm 2008 tuy có tăng 0,016% nhưng tỷ lệ nợ đọng lại giảm từ 3,19% xuống còn 2,83%, giảm 0,36%. Năm 2010 so với năm 2009 thì cả về số nợ đọng và tỷ lệ nợ đọng đều giảm, số tiền giảm từ 0,427 tỷ đồng xuống 0,127 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ nợ đọng giảm từ 0,83% xuống 0,73%. Sang năm 2011 tuy số tiền nợ đọng có tăng 0,121 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ nợ đọng tăng 0,37% nhưng là không lớn vì so với số phải thu của năm 2011 thì số tiền nợ đọng chỉ chiếm 1,1%.

Để thấy rõ hơn nữa thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại huyện Vân Đồn qua 4 năm từ năm 2008 đến năm 2011, ta xét tình hình thu BHXH bắt buộc của từng khối ngành, cụ thể:

* Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh:

Trong quá trình phát triển đất nước, khu vực ngoài quốc doanh là khu vực có nhiều tiềm năng nhất, số doanh nghiệp tăng mạnh nên thu hút được

nhiều lao động tham gia làm việc, điều đó sẽ tạo điều kiện tăng nguồn thu lớn từ việc thực hiện tổ chức tham gia BHXH cho người lao động trong khu vực này.

BHXH huyện Vân Đồn đã thực hiện rà soát, lập danh sách các doanh nghiệp NQD đang hoạt động trêm địa bàn, phân loại doanh nghiệp, xác định các đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Đây là khối có tiềm năng lâu dài, mới đầu còn có nhiều khó khăn trong công tác thu BHXH, chính vì vậy để người lao động hiểu rõ được trách nhiệm cũng như quyền lợi mà họ được hưởng thì công tác cấp sổ BHXH phải được thực hiện một cách nhanh chóng và đầy đủ để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Qua số liệu ghi nhận được, thấy tình hình tham gia BHXH của các DNNQD có xu hướng như sau:

Bảng 5: Kết quả thu BHXH bắt buộc ở khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn 2008 - 2011

Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Số LĐ tham gia BHXH (người) 964 1061 1181 1084 Kết cấu lao động (%) 23,3 24,6 25,8 23,9 Số thu BHXH (tỷ đồng) 1,692 2,471 2,774 3,786 Kết cấu thu (%) 13,6 16,9 16,1 16,7

(Nguồn: BHXH huyện Vân Đồn)

Năm 2008 số lao động tham gia đạt được 964 lao động với số tiền thu được 1,692 tỷ đồng. Ba năm tiếp theo số lao động tham gia có xu hướng tăng nên nhờ đó mà số tiền thu được cũng tăng lên nhanh. Nhìn chung số lao động tham gia BHXH và số thu tăng đền qua các năm, trung bình mỗi năm tăng 74 lao động và 698 triệu đồng. Có sự tăng cao như vậy là do chính sách của Nhà nước cũng như cố gắng không ngừng của tập thể cán bộ trong việc cải thiện thực hiện các chế độ, trình độ học vấn của các cán bộ cũng như trình độ quản lý đối tượng tham gia cũng phát triển không ngừng. Bên cạnh những kết quả thu được, trong quá trình thu BHXH trong khu vực NQD vẫn còn có những mặt hạn chế khó tránh khỏi. Đặc biệt ở khu vực này, việc kiểm soát số lao

động trong doanh nghiệp thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc cũng như quản lý mức tiền lương làm căn cứ đóng của họ là rất khó khăn, vì vậy tình trạng trốn đóng BHXH trong khu vực này là không tránh khỏi, đòi hỏi BHXH huyện Vân Đồn phải có biện pháp cụ thể để khắc phục được tình trạng này.

* Khối hành chính sự nghiệp:

Khối HCSN là một thành phần đóng vai trò quan trọng trong tổng thu, tạo lên khoản thu khá lớn cho BHXH và là khối mang tính ổn định nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý đối tượng tham gia BHXH. Không như các khối doanh nghiệp khác, công tác quản lý thu BHXH ở khối này được thực hiện một cách dễ dàng. Việc tham gia BHXH cũng không phải thực hiện qua nhiều khâu phức tạp vì hầu như họ ý thức được vai trò cũng như trách nhiệm của mình.

Tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXH ở khối HCSN đã được thực hiện rất tốt qua các năm, điều đó được thể hiện qua việc tham gia của các đơn vị, số lao động và số tiền thu BHXH. Nghiên cứu tình hình triển khai khu vực này qua 4 năm thực hiện cho thấy một sự tăng lên về số đơn vị tham gia, số lao động và số tiền thu được từ các đối tượng, tuy nhiên sự tăng lên tương chậm. Tình hình khai thác được biểu hiện rõ qua các số liệu sau:

Bảng 6: Kết quả thu BHXH bắt buộc ở khối hành chính sự nghiệp giai đoạn 2008 - 2011 Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Số LĐ tham gia BHXH (người) 2.548 2.627 2.752 2.815 Kết cấu lao động (%) 61,6 60,8 60,1 62,1 Số thu BHXH (tỷ đồng) 9,365 10,699 12,591 15,798 Kết cấu thu (%) 75,1 73 73,1 69,4

(Nguồn: BHXH huyện Vân Đồn)

Qua số liệu cho thấy, mặc dù số lao động tham gia, số thu BHXH tăng dần trong các năm nhưng kết cấu lao động tham gia và kết cấu thu có xu

hướng giảm dần. Năm 2008, kết cấu lao động đạt 61,6% với số lao động 2.548 nhưng đến năm 2010 giảm xuống còn 60,1% với số lao động là 2.752. Xét về thu thì số thu có tăng nhưng tăng chậm và chiếm tỷ lệ khá ổn định trong tổng thu. Năm 2008 đạt tỷ lệ là 75,1% nhưng các năm sau lại giảm xuống và năm 2011 còn 69,4%. Sự thay đổi này có thể giải thích là do xu hướng càng ngày khối doanh nghiệp NQD càng ngày càng phát triển và thu hút lực lượng lao động đông đảo, chính vì thế số lao động tăng nhanh, trong khi đó mặc dù số thu BHXH từ khu vực quốc doanh là chủ yếu nhưng nguyên nhân này làm cho kết cấu lao động cũng như về kết cấu thu của khu vực HCSN có sự biến động.

*Khối UBND phường xã:

Trong thời gian đầu mới triển khai còn nhiều hạn chế vì đây là khối có thu nhập cũng thấp và không ổn định do đó không khích lệ trong việc thực hiện chế độ BHXH. Tuy nhiên càng ngày thì khối này cũng tích cực tham gia vì họ đều đã nhận thấy vai trò của BHXH, quyền lợi cũng được đáp ứng. chính sự tham gia của họ cho thấy được chính sách BHXH càng ngày càng được tuyên truyền vận động một cách sâu rộng và người dân đã hiểu được tác dụng mà BHXH đưa lại cho họ. Cụ thể trong 4 năm vừa qua, tình hình thực hiện BHXH trong khu vực này được thể hiện như sau:

Bảng 7: Kết quả thu BHXH bắt buộc ở khối UBND phường xã giai đoạn 2008 - 2011 Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Số LĐ tham gia BHXH (người) 300 311 327 323 Kết cấu lao động (%) 7,3 7,2 7,1 7,1 Số thu BHXH (tỷ đồng) 0,812 0,854 1,037 1,807 Kết cấu thu (%) 6,5 5,8 6 7,9

(Nguồn: BHXH huyện Vân Đồn)

Qua bảng thống kê trên ta thấy số thực thu của khối UBND phường, xã có xu hướng tăng liên tục qua 4 năm, số thực thu năm 2008 chỉ đạt 812 triệu đồng nhưng tới năm 2011 số thực thu đã tăng lên 1807 tiệu đồng, như vậy có

thể thấy qua 4 năm số thực thu đã tăng lên một cách nhanh chóng, cụ thể số tăng tương ứng với tỷ lệ tăng 122% và với số tiền là 995 triệu đồng, trung bình mỗi năm tăng 332 triệu đồng. Trong khối này số lao động tham gia và kết cấu lao động đều tương đối ổn định, có tăng nhưng không đáng kể, nguyên nhân là do số lao động tại mỗi đơn vị là không lớn.

* Khối ngoài công lập:

Là khối bao gồm các trường mầm non, các trường phổ thông dân lập, bán công; các khối đơn vị này chủ yếu sử dụng nguồn ngân sách tự thu, không có sự hỗ trợ của Nhà nước ngoại trừ các trường phổ thông bán công lập. Điều đó dẫn tới nguồn kinh phí hoạt động của các đơn vị trong khối này rất hạn chế vì vậy số thu BHXH của khối cũng ở mức thấp. Cụ thể tình hình thu BHXH của khối ngoài công lập được thể hiện rõ trong bảng thống kê dưới đây:

Bảng 8: Kết quả thu BHXH bắt buộc ở khối ngoài công lập giai đoạn 2008 - 2011 Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Số LĐ tham gia BHXH (người) 324 318 319 313 Kết cấu lao động (%) 7,8 7,4 7 6,9 Số thu BHXH (tỷ đồng) 0,598 0,630 0,815 1,372 Kết cấu thu (%) 4,8 4,3 4,8 6

(Nguồn: BHXH huyện Vân Đồn)

Qua bảng số liệu trên ta thấy số lao động tham gia và kết cấu lao động của khối ngoài công lập đều thấp và có xu hướng giảm qua các năm. Bên cạnh đó thì số thu BHXH tuy có tăng nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng thu của huyện. Do đặc điểm ở khu vực này hầu như thu nhập của người dân thấp, không ổn định nên sự tham gia BHXH còn nhiều hạn chế. Mặc dù là chiếm tỷ lệ nhỏ trong số thu nhưng thực hiện chính sách của Đảng là mở rộng đối tượng tham gia mọi người lao động trong xã hội nên BHXH huyện không ngừng triển khai thực hiên bảo vệ quyền lợi của người lao động. Tuy nhiên trong thời gian tới xu hướng khu vực này có nhiều thế mạnh cần khai thác.

Như vậy có thể thấy số lao động tham gia và số thu BHXH bắt buộc ở các khối ngành nhìn chung đều tăng qua 4 năm. Qua các bảng số liệu và những phân tích trên cho ta thấy số lao động tham gia BHXH tại huyện Vân Đồn chủ yếu là các lao động làm việc trong các cơ quan Nhà nước, cụ thể riêng khối hành chính sự nghiệp thì số người tham gia chiếm tới hơn 60% tổng số lao động tham gia BHXH, điều này tạo thuận lợi cho công tác quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu Công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008 - 2011, thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w