Một số khuyến nghị.

Một phần của tài liệu Công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008 - 2011, thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 62)

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu những vấn đề cơ bản về BHXH cùng với thời gian thực tập ở BHXH huyện Vân Đồn em đã thấy được

những kết quả đạt được của cơ quan và những hạn chế thiếu sót vẫn còn tồn tại ở cơ quan, sau đây em xin đưa ra một số khuyến nghị với cấp ủy, chính quyền huyện và với BHXH tỉnh Quảng Ninh để khắc phục dần dần những hạn chế, thiếu sót đó nhằm phục vụ NLĐ trên địa bàn huyện ngày càng tốt hơn và hiệu quả hơn, tạo được lòng tin của nhân dân và chủ trương, đường lối, chính sách về an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước.

3.3.1. Đối với UBND, HĐND huyện Vân Đồn:

- UBND huyện cần phải thường xuyên quan tâm đúng mức, chỉ đạo sát sao, kịp thời đối với BHXH huyện Vân Đồn hoạt động ngày càng phát triển về mọi mặt.

- Cần có các biện pháp để phối kết hợp giữa BHXH huyện với các ngành chức năng liên quan trong huyện, với phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, phòng Kế hoạch - đầu tư, phòng Tài chính… tổ chức kiểm tra đơn vị sử dụng lao động trong việc thực hiện chế độ BHXH cho NLĐ.

3.3.1. Đối với cơ quan BHXH tỉnh Quảng Ninh:

- Vì địa bàn quản lý quá rộng mà đội ngũ cán bộ trong cơ quan BHXH còn mỏng nên em có kiến nghị với BHXH cấp trên cần có kế hoạch về việc sử dụng, đào tạo và tuyển dụng thêm nhân lực một cách chi tiết để BHXH huyện Vân Đồn có thể hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao.

- BHXH tỉnh cần phải phối hợp thường xuyên với BHXH huyện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành. Pháp luật về BHXH đối với đơn vị sử dụng lao động và phải nghiêm khắc xử phạt những đơn vị cố tình nợ đọng tiền BHXH, đặc biệt là các doanh nghiệp NQD.

- Nhiều NLĐ cũng như NSDLĐ chưa nhận thức được tầm quan trọng của chính sách BHXH. Vì vậy BHXH cấp trên cần tạo điều kiện hơn nữa để BHXH huyện Vân Đồn có thể tích cực tuyên truyền về chính sách BHXH đến với toàn thể người dân, đối tượng tham gia BHXH.

- Hàng năm cần tổ chức các cuộc thi giữa các cán bộ và nhân viên trong ngành BHXH, vừa giao lưu học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn vừa tạo điều kiện cho các cán bộ trong ngành có mối quan hệ tốt hơn.

3.3.3. Đối với cơ quan BHXH Việt Nam:

- Cần có chế tài xử phạt đủ mạnh, đủ tính răn đe đối với những trường hợp không nộp, chậm nộp hoặc trốn đóng BHXH cho NLĐ. Theo NĐ 135, mức xử phạt chỉ có 20 triệu đồng cho hành vị trốn tránh thực hiện nghĩa vụ

BHXH đối với các đoen vị sử dụng lao động, đây là mức phạt chưa cao nên có doanh nghiệp sẵn sàng chịu phạt để nợ tiền BHXH. Đối với các hành vi cố ý chây ỳ, nợ dây dưa thì cần được phát hiện xử lý nhanh chóng và phải có mức xử phạt riêng cho những hành vi chây ì này.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trực thuộc từ trung ương đến địa phương, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ để phát triển ngành. Tiếp tục phân cấp cho BHXH các tỉnh, các quận, huyện nhằm tạo sự chủ động và nâng cao tinh thần trách nhiệm của địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Xây dựng các đơn vị, bộ phận cấu thành trực thuộc đồng bộ, khoa học, khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ ngày càng lớn và đòi hỏi chất lượng hoạt động ngày càng cao.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính trong toàn ngành nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức nhằm đáp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong thời kì mới nhất là công tác đào tạo bồi dưỡng, chú trọng về giáo dục phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm, chuyển đổi tác phong làm việc sang phục vụ đối tượng để mỗi cán bộ, công chức, viên chức có thái độ phục vụ đúng đắn. Tăng cường kỉ luật, kỉ cương hành chính quy định trách nhiệm cụ thể của từng người đứng đầu, đẩy mạnh đấu tranh chống lãng phí, tiêu cực.

KẾT LUẬN

Như vậy BHXH huyện Vân Đồn kể từ khi thành lập đến nay đã được 17 năm, với đội ngũ cán bộ nhân viên không nhiều trong khi nhiệm vụ luôn phải hoàn thành rất lớn, nhưng với sự nỗ lực làm việc hết mình của đội ngũ cán bộ nhân viên cùng với sự giúp đỡ của nhiều phía thì BHXH huyện Vân Đồn đã luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình, đảm bảo quyền lợi cho NLĐ, góp phần đưa nền kinh tế xã hội huyện ngày một tốt hơn. Trong chiến lược phát triển BHXH Việt Nam nói chung và BHXH Tỉnh Quảng Ninh, BHXH huyện Vân Đồn nói riêng, việc đẩy mạnh công tác thu là một trong những nhiệm vụ mang tính trọng tâm, lâu dài của ngành. Để thực hiện được chiến lược đó cần phải có những hướng đi đúng đắn, những giải pháp trong việc tổ chức, thực hiện để nhằm hoàn thiện chính sách BHXH ngày càng tốt hơn.

Sau thời gian thực tập tại BHXH huyện Vân Đồn em đã đi sâu nghiên cứu về công tác quản lý thu BHXH. Qua đó em thấy bên cạnh những mặt đã đạt được của công tác quản lý thu BHXH là rất đáng khích lệ, song vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Vì vậy em đã mạnh dạn đưa ra các khuyến nghị và giải pháp cho công tác quản lý thu BHXH huyện Vân Đồn nói riêng và BHXH nói chung, mong rằng những khuyến nghị và giải pháp đó có thể đóng góp phần nào trong công tác quản lý thu BHXH. Những giải pháp kiến nghị đưa ra khó tránh khỏi thiếu sót do điều kiện thời gian và kiến thức còn hạn chế, kính mong thầy cô và các anh chị trong cơ quan góp ý để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo - Thạc sĩ: Phùng Bá Đề - Trưởng khoa Bảo Hiểm trường Đại học Lao động - Xã hội và các cô chú cán cán bộ ở cơ quan BHXH huyện Vân Đồn đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện: Trương Thị Thu Hương

Một phần của tài liệu Công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008 - 2011, thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 62)