BUỘC TẠI BHXH HUYỆN VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2008 - 2011.
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Vân Đồn.
Huyện Vân Đồn là huyện đảo có 12 đơn vị hành chính, gồm 1 Thị Trấn Cái Rồng và 11 xã, trong đó có 5 xã thuộc tuyến đảo Vân Hải vòng ra ngoài khơi ôm lấy rìa phía đông của Vịnh Bái Tử Long, để di chuyển ra các đảo phải đi bằng tàu thuyền. Huyên Vân Đồn phía Tây giáp thành phố Cẩm Phả, phía Đông giáp vùng biển huyện đảo Cô Tô, phía Tây Bắc giáp vùng biển huyện Tiên Yên và Đông Bắc giáp vùng biển huyện Đầm Hà, phía Tây Nam giáp vịnh Hạ Long, thành phố Hạ Long và vùng biển Cát Bà thuộc Thành phố Hải Phòng, phía Nam là vùng biển ngoài khơi vịnh Bắc Bộ.
Huyện có diện tích 551, 3km², dân số là 136.000 người (2010) sống tập trung chủ yếu ở khu vực đảo lớn gồm Thị Trấn Cái Rồng và các xã Hạ Long, Đông Xá, Bình Dân, Đoàn Kết.
Với địa bàn rộng gồm nhiều xã đảo nhỏ như vậy, dân cư trong huyện chủ yếu là nhân dân lao động và làm nông ngư nghiệp, trình độ dân trí không đồng đều do đó việc đưa BHXH vào cuộc sống còn nhiều khó khăn. Là một huyện đảo nên các tài nguyên biển được coi là ưu thế nổi trội của Vân Đồn, đặc biệt là nuôi trồng đánh bắt và chế biến thuỷ hải sản. Các ngành kinh tế khác như du lịch dịch vụ, nông lâm nghiệp, vận tải thủy… là những ngành kinh tế thế mạnh của huyện. Trong những năm qua nền kinh tế của huyện đã phát triển trên nhiều lĩnh vực, bộ mặt kinh tế xã hội của huyện có nhiều đổi thay tích cực. Để thực hiện có hiệu quả chính sách BHXH theo cơ chế mới, BHXH huyện Vân Đồn đã thực hiện theo nhiệm vụ của BHXH tỉnh Quảng Ninh giao cho và hoàn thành khá tốt nhiệm vụ được giao.
2.2. Thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Vân Đồn.
2.2.1. Quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc ở BHXH huyện Vân Đồn. Đồn.
Quản lý đối tượng tham gia BHXH là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của hệ thống BHXH và của nghiệp vụ thu BHXH, là công việc có ý nghĩa quyết định đến chất lượng hoạt động, chất lượng quản lý và đến sự chính xác
của thu chi quỹ BHXH, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tham gia BHXH.
Một trong các mục tiêu của BHXH huyện Vân Đồn là quản lý cho được các đối tượng tham gia BHXH phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mà BHXH tỉnh Quảng Ninh giao phó. Và để thực hiện được mục tiêu đó, BHXH huyện Vân Đồn đã tổ chức tập huấn, tuyên truyền về chính sách, chế độ BHXH rộng rãi đến các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện, với nhiều biện pháp như tổ chức Hội nghị phổ biến, tuyên truyền trực tiếp… Thông qua kết quả tập huấn, tuyên truyền các đơn vị sử dụng lao động chủ động đưa danh sách tham gia BHXH cho NLĐ theo đúng quy định hiện hành.
Căn cứ danh sách đăng ký tham gia BHXH do các đơn vị sử dụng lao động lập, cơ quan BHXH huyện Vân Đồn thường xuyên phối hợp với các đơn vị sử dụng lao động theo dõi chặt chẽ tình hình biến động tăng, giảm lao động để bổ sung kịp thời đối tượng tham gia BHXH, thực hiện chức năng giám sát nhằm đảm bảo quyền lợi đối với NLĐ theo đúng quy định của pháp luật về BHXH.
Mặt khác, cơ quan BHXH huyện cũng phối hợp với các phòng chức năng như: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động… tổ chức kiểm tra xác định đối tượng tham gia BHXH để đảm bảo về quyền lợi về BHXH đối với NLĐ, thông qua kiểm tra buộc các đơn vị sử dụng lao động phải đóng BHXH bổ sung cho NLĐ.
Nhờ thực hiện tốt chính sách về BHXH của Nhà nước, sự kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan, ban ngành có liên quan trong huyện nên đối tượng tham gia BHXH của huyện Vân Đồn không ngừng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước cả về số lao động và số đơn vị sử dụng lao động. Điều đó cũng thể hiện được sự quan tâm của người dân và các doanh nghiệp, đơn vị đóng trên địa bàn huyện về BHXH ngày một tốt hơn. Tình hình tham gia BHXH bắt buộc tại huyện Vân Đồn được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Vân Đồn giai đoạn 2008 - 2011
Khối đơn vị
Số cơ quan, đơn vị tham gia BHXH bắt buộc qua các năm (đơn vị)
Số lao động tham gia BHXH bắt buộc qua các năm (người)
2008 2009 2010 2011 2008 2009 2010 2011DN DN ngoài quốc doanh 15 19 28 32 964 1061 1181 1084 HCSN 75 76 77 78 2548 2627 2752 2815 Ngoài công lập 5 5 5 5 324 318 319 313 UBND xã, phường 19 19 19 19 300 311 327 323 Tổng 114 119 129 134 4136 4317 4579 4535
( Nguồn: BHXH huyện Vân Đồn)
Nhìn chung, qua 4 năm từ năm 2008 đến năm 2011 số đơn vị sử dụng lao động và số lao động tham gia BHXH đều tăng nhưng tăng chậm và số tăng không đáng kể. Có khối ngành tăng cả về số đơn vị tham gia và cả số người tham gia, nhưng cũng có khối ngành có năm giảm về số người tham gia như khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh đặc biệt ở khối ngoài công lập và khối UBND phường xã thì số đơn vị không thay đổi qua 4 năm, chỉ có số lao động thay đổi với con số rất nhỏ. Cụ thể, số đơn vị tham gia và số lao động tham gia BHXH tăng giảm qua 4 năm như sau:
Đất nước ta đang trên con đường đổi mới, thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Sự nghiệp đổi mới đó đã thổi một luồng sinh khí vào toàn bộ nền kinh tế, khơi dậy, phát huy và khai thác tiền năng to lớn về vốn, sức lao động, tài nguyên, trí tuệ, kinh nghiệm, thông tin và các nguồn lực khác của mọi thành phần kinh tế để phát triển kinh tế xã hội. Khu vực DNNQD trước đây chưa được quan tâm đúng mức, nay được Đảng và Nhà nước ta khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển. Hoà vào xu hướng chung của cả nước, khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở huyện Vân Đồn cũng đạt được những chuyển biến đáng kể. Doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện chủ yếu là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, với số lao động không lớn.
Qua bảng số liệu ta thấy số đơn vị tham gia BHXH trong khối ngành này có xu hướng tăng, qua 4 năm từ 2008 đến 2011 tăng 17 đơn vị tương ứng 113,3%. Tuy nhiên, số đơn vị đăng ký tham gia BHXH vẫn chưa đúng với số doanh nghiệp thực tế trên địa bàn huyện, có nhiều đơn vị đăng ký hoạt động với các ngành chức năng nhưng trên thực tế lại không hoạt động hoặc có hoạt động thì không ổn định vì vậy việc phát triển lao động đóng BHXH còn gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2009, số đơn vị tham gia BHXH tăng 4 đơn vị tương ứng với 97 lao động so với năm 2008. Năm 2010, số doanh nghiệp tham gia BHXH tăng 9 đơn vị so với năm 2009 tương ứng với 120 lao động, đây là năm có biến động mạnh nhất trong 4 năm, so với thực tế thì số doanh nghiệp tham gia BHXH chiếm 41.2% (số doanh nghiệp thực tế của huyện là 68 đơn vị), số lao động thực tế là 6894 lao động gấp gần 6 lần số lao động tham gia BHXH của huyện năm đó. Đến năm 2011, tuy huyện có 32 doanh nghiệp tham gia BHXH, tăng 6 doanh nghiệp nhưng số lao động tham gia BHXH lại giảm 97 người so với năm 2010, trong thực tế huyện có 102 doanh nghiệp với tổng số lao động lên tới 3735 lao động, như vậy so với số đơn vị và số lao động thực tế thì mới chỉ có 31,4% số đơn vị tham gia BHXH và 29% số lao động tham gia BHXH. Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chấp hành luật BHXH của các chủ doanh nghiệp chưa cao và nhận thức của người lao động về quyền lợi khi tham gia quan hệ lao động còn nhiều hạn chế.
* Đối với khối hành chính sự nghiệp:
Huyện Vân Đồn là một huyện thuần nông đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp. Nên trên địa bàn huyện đối tượng tham gia BHXH chủ yếu là các đơn vị hành chính sự
nghiệp. Đây là khối có các đơn vị sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước là chủ yếu và có số người tham gia BHXH lớn nhất trong 4 khối ngành.
Khối này có số đơn vị tham gia BHXH tăng đều qua 4 năm từ 75 đơn vị (năm 2008) lên 78 đơn vị (năm 2011), cùng với sự gia tăng của số đơn vị tham gia BHXH là sự tăng lên về số người tham gia, qua 4 năm tăng 267 lao động. Số người tham gia tăng mạnh nhất vào năm 2010, số tăng là 4,8% tương ứng với 125 lao động so với năm 2009. Không như các khối doanh nghiệp khác, công tác quản lý thu BHXH ở khối này được thực hiện một cách dễ dàng, việc chấp hành tham gia BHXH cho NLĐ đều đạt 100% số lao động hiện có vì hầu như họ đều ý thức được vai trò cũng như trách nhiệm của mình.
* Đối với khối ngoài công lập:
Chính sách của Nhà nước đặt ra phải khai thác mọi thành phần kinh tế để tạo nên nguồn quỹ BHXH lớn mạnh, đảm bảo quyền lợi lâu dài của công nhân lao động. Trên tinh thần mở rộng mọi đối tượng thuộc diện tham gia BHXH, BHXH huyện Vân Đồn cũng khai thác không ngừng mọi thành phần kinh tế trong huyện.
Đối với khu vực NCL cũng vậy, từ khi thành lập đến nay khối này luôn đóng góp một phần tạo nên nguồn thu cho BHXH huyện. Việc triển khai thực hiện BHXH đối với người lao động trong thời gian đầu còn có nhiều khó khăn nên đối tượng tham gia BHXH khu vực NCL chưa phát triển.Khối ngoài công lập tại huyện Vân Đồn bao gồm các trường mầm non và các trường phổ thông dân lập. Đây là khối có số đơn vị tham gia BHXH ít nhất trong 4 khối. Số đơn vị tham gia BHXH qua 4 năm từ 2008 đến 2011 không thay đổi, luôn giữ ở mức 5 đơn vị. Tuy nhiên trên đại bàn huyện hiện nay chỉ có 5 cơ sở ngoài công lập và đều tham gia BHXH.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tuy số đơn vị tham gia BHXH trong khối này không tăng thêm nhưng số lao động tham gia BHXH qua 4 năm lại có xu hướng giảm, năm 2011 số lao động tham gia BHXH của khối này giảm 3,4% tương ứng với 11 người so với năm 2008. Đặc biệt năm 2011, số lao động tham gia BHXH giảm 1,9% tương ứng với 6 người, nguyên nhân là do một số người lao động đến tuổi nghỉ hưu hoặc chuyển đi nơi khác.
* Đối với khối UBND xã, phường:
Các đơn vị tham gia BHXH trong khối này chỉ có UBND của 19 xã và thị trấn. Qua bảng số liệu ta thấy trong suốt 4 năm (2008 – 2011) số đơn vị
tham gia BHXH không thay đổi, luôn giữ ở mức 19 đơn vị, mặc dù vậy qua 4 năm số lao động tham gia BHXH của khối này tăng 7,7% tương ứng với 23 người. Cụ thể từ năm 2008 đến năm 2011 số lao động tham gia BHXH của khối này tăng 9,0% tương ứng với 27 người tuy nhiên đến năm 2011 số lao động tham gia BHXH lại giảm 1,2% so với năm 2010 tương ứng với 4 người. Có thể thấy là số lao động tham gia BHXH trung bình ở khối này chỉ khoảng 16 người, 17 người/ đơn vị tham gia BHXH, nguyên nhân là do số lao động tại mỗi đơn vị không nhiều và số công chức xã, thị trấn chỉ được tuyển dụng theo quy định của Nhà nước.
Như vậy có thể thấy số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc ở các khối ngành nhìn chung đều biến động nhẹ cả về số đơn vị và số người tham gia qua 4 năm (2008 - 2011). Tuy nhiên, riêng năm 2010, số lao động ở các khối ngành đều tăng lên làm cho số lao động tham gia BHXH trong năm này cao hơn so với 3 năm còn lại. Trên đây là số liệu về số đơn vị và số người tham gia BHXH huyện Vân Đồn đang quản lý trực tiếp do đơn vị sử dụng lao động cung cấp. Qua bảng số liệu và những phân tích trên cũng cho thấy lao động tham gia BHXH tại huyện Vân Đồn chủ yếu là lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước, số người tham gia BHXH chiếm hơn 60% tổng số lao động tham gia BHXH trên toàn huyện. Trong khi đó khối doanh nghiệp của huyện thì còn rất nhiều đơn vị chưa tham gia BHXH cho người lao động vì vẫn có một số đơn vị trốn đóng BHXH cho NLĐ, hoặc lách luật BHXH, chỉ ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng với NLĐ hoặc chỉ thỏa thuận bằng hợp đồng miệng với NLĐ như các cửa hàng kinh doanh nhỏ có thuê mướn lao động hoặc các quán ăn… nên rất khó khăn cho cơ quan BHXH quản lý hết được số đối tượng tham gia BHXH trong các khu vực này.