Thành quả về Kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 28)

2.1.2.1. Về kinh tế:

Những năm qua, KT - XH của các xã, phường trên địa bàn thị xã có bước tăng trưởng khá, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Tốc độ tăng trưởng bình quân những năm gần đây đạt cao, riêng năm 2012 đạt 13,5%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực.

a, Sản xuất nông- lâm - ngư nghiệp:

Năm 2014, tổng giá trị sản xuất ước đạt 1.176,0 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2013. Trong đó: trồng trọt 585 tỷ đồng, chăn nuôi 480 tỷ đồng, lâm nghiệp

21 tỷ đồng, thủy sản 90 tỷ đồng; giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đạt 75 triệu đồng/ha; tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 43% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. Sản lượng lương thực cả năm đạt 90.646 tấn, bằng 102,3% kế hoạch, tăng 10,7% so với năm 2013.

- Trồng trọt: Luôn là thế mạnh của địa phương, qui mô chuyển theo hướng sản xuất hàng hóa, năng suất lúa đạt 52,55 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 175.772tấn, vượt 2,87% kế hoạch, tăng 7.531 tấn so với năm 2013. Nhiều mô hình “cánh đồng lớn`” làm điểm của tỉnh..

- Chăn nuôi: Chú trọng chuyển dịch từ quy mô chăn nuôi hộ gia đình sang chăn nuôi trang trại tập trung, gắn liên kết sản xuất với các doanh nghiệp. Đồng thời, tạo điều kiện và khuyến khích phát triển chương trình giống để nâng cao chất lượng vật nuôi trên địa bàn. Hiện nay có 8 mô hình chăn nuôi lợn tập trung, trong đó nhiều cơ sở chăn nuôi lợn siêu nạc quy mô từ 70 nái/cơ sở trở lên và các cơ sở chăn nuôi lợn thương phẩm từ 200 con đến 400 con/cơ sở.

- Thủy sản: Đầu tư từ khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản, tổng sản lượng thủy sản năm 2014 đạt 1.154 tấn, tăng 12% so với năm 2013; Quy hoạch nuôi cá da trơn công nghiệp quy mô lớn ở Thạnh Hưng với tổng diện tích 111,45 ha nhằm tạo bước đột phá trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.

- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới:

Ngay từ đầu, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp chỉ đạo quyết liệt, sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị nên đã đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng, có chiều sâu, tác động tích cực đến đời sống người dân nông thôn. Đến nay, có trên 137 mô hình phát triển sản xuất gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới, phát huy hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động tại địa bàn.

b, Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: Tổng giá trị sản xuất CN-TTCN - xây dựng năm 2014 đạt 926.760 triệu đồng, tăng 11.43% so với năm 2013. Mặc dù trong giai đoạn khó khăn về nguồn vốn, thị trường, tín dụng

nhưng hoạt động đầu tư của các dự án sản xuất vẫn được thực hiện và cơ bản đi vào nề nếp.

c, Về cơ sở hạ tầng, giao thông: Từng bước hiện đại hóa, đảm bảo phục vụ tốt cho sự phát triển của địa phương. Mạng lưới giao thông phân bố khá đều khắp trên địa bàn, một số tuyến quy hoạch mới mang tính chiến lược như tuyến đường quốc lộ 62, lộ N1, tuyến tránh thị xã...

d, Thương mại - du lịch, dịch vụ

Năm 2014, tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thương mại đạt 663.902 triệu đồng, vượt 18,9% so với năm 2013. Du lịch với doanh thu đạt 107.800 triệu đồng, tăng 81% so với năm 2013. Các dự án hạ tầng du lịch được đẩy nhanh tiến độ, phục vụ tốt du khách tham quan, du lịch [nguồn: tư liệu lưu trữ tại V PHĐND - UBND Thị xã Kiến Tường, tháng 2/2015].

2.1.2.2. Văn hoá - xã hội.

a, Giáo dục. Là vùng đất có truyền thống hiếu học, các cấp chính quyền luôn quan tâm, đầu tư mọi nguồn lực cho ngành giáo dục. Đến nay, hệ thống trường lớp đã phát triển tương đối vững chắc và toàn diện với 20 trường học thuộc 4 cấp học. Chất lượng giáo dục đạt kết quả khá; giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục trẻ em 5 tuổi. Đã có 15 trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia. Các mục tiêu về xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực được quan tâm đúng mức.

b, Văn hoá phát triển rộng khắp trên các địa bàn dân cư. Phong trào xây dựng xã, đơn vị, gia đình văn hoá được nhân dân hưởng ứng. Trên địa bàn thị xã có 7 di tích đã được xếp hạng di tích lịch sử, trong đó có 7 di tích cấp tỉnh. Có những di tích nổi tiếng như: Núi đất, gò Bắc Chiêng, Trận Mộc Hóa…

c, Việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân thường xuyên được quan tâm, có 8/8 Trạm y tế được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Giảm tỷ lệ sinh xuống còn 0,2%, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 0,75%. Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo

dục trẻ em được quan tâm, nhất là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 10,33% .

[nguồn: tư liệu lưu trữ tại VPHĐND - UBND Thị xã Kiến Tường, tháng 2/201]).

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w