Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt phải đảm bảo đáp ứng được các nhiệm vụ chính trị thiết thực ở cấp xã.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An giai đoạn hiện nay (Trang 54 - 55)

Cấp xã là nơi tuyệt đại bộ phận dân cư sinh sống, cư trú và là nơi diễn ra mọi hoạt động của đời sống xã hội một cách sinh động. HTCT cấp xã có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng để phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống trong cộng đồng dân cư.

Nhận thức rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của cấp xã trong sự nghiệp CNH, HĐH; Đảng ta đã đặc biệt quan tâm đến cơ sở, đẩy mạnh thực hiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong nông nghiệp. Phong trào xây dựng Nông thôn mới đã tác động tích cực đến đời sống nhân dân. Bước chuyển biến ấy vừa có sự đóng góp của đội ngũ CBCC cấp xã, vừa đặt ra yêu cầu cao về năng lực lãnh đạo của đội ngũ CBCC.

Việc nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ CBCC cần phải mang tính thiết thực, nghĩa là phải trên cơ sở nhiệm vụ chính trị phù hợp với từng địa phương mà có các biện pháp cụ thể, bảo đảm cho họ có đầy đủ các trí thức, kinh nghiệm cần thiết trong quá trình giải quyết các công việc thực tiễn ở địa phương. HTCT cấp xã là cấp thấp nhất trong HTCT, nơi đó diễn ra mọi hoạt động thực thi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Hiệu quả của HTCT phụ thuộc rất lớn vào năng lực lãnh đạo và phẩm chất của người CBCC. Việc nâng cao năng lực lãnh đạo cần phải hướng vào tiêu chuẩn của

người cán bộ ở cơ sở - người trực tiếp làm việc với dân, triển khai mọi hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa... ở địa phương. Khác với cấp trên, ở cấp xã mức độ phụ thuộc của HTCT vào cá nhân người đứng đầu là rất lớn.Ở đó, năng lực lãnh đạo của người đứng đầu có tính quyết định đến hiệu quả công việc. Bởi lẽ quần chúng nhân dân ở cấp xã, nhất là nông thôn, trong phạm vi làng, xã thường có trình độ dân trí không đồng đều, ít am hiểu tình hình nên thường thụ động hơn. Mặt khác cấp xã hầu như không có bộ phận tham mưu, không có người giúp việc riêng biệt; vì vậy người CBCC trở thành linh hồn, đầu tầu của cả hệ thống. Ở họ đòi hỏi phải rèn luyện tác phong: đầu nghĩ, chân đi, tai nghe, miệng nói, tay làm. Nếu địa phương nào có đội ngũ CBCC với phong cách như vậy thì mọi hoạt động ở đó phát triển mạnh, ngược lại thì công việc đình đốn, ách tắc. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói "bất cứ công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công".

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An giai đoạn hiện nay (Trang 54 - 55)