ĐẶC ĐIỂM CỦA MÚA BÓNG RỖI TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU THẦN Ở NAM Bộ

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp múa bóng rỗi trong tín ngưỡng thờ mẫu thần ở nam bộ (Trang 41 - 43)

Bóng rỗi là một nghi thức diễn xướng dân gian gắn liền với tục thờ Mau ở Nam Bộ, vừa làm nên nét đặc sắc của tín ngưỡng thờ Mau Nam Bộ ừong dòng chảy tín ngưỡng thờ Mầu ở Việt Nam.

Bóng rỗi là một nghi thức được biểu diễn trong các miễu thờ Bà ở Nam Bộ, là điệu múa của con người dâng cúng thần linh, mà ở đây là các Nữ thần và Mau thần.

Múa bóng rỗi Nam Bộ thể hiện rất rõ tính đa văn hóa ừong quá trình người Việt tiến về phương Nam. Múa bóng còn là sản phẩm của quá trình tiếp xúc và tích hợp văn hóa giữa người Việt với văn hóa người Chăm, người Hoa,

người Khơme đã được người Việt tiếp thu trong bóng rỗi. Do vậy, bóng rỗi Nam Bộ vừa mang ừong mình tính cội nguồn tục thờ Mau Bắc Bộ vừa tạo nên sự mới mẻ trong môi trường văn hóa phương Nam. Từ nhân lõi là hình thức múa nhập thần để dâng cúng Bà ở cửa Đền, cửa Miếu. Múa bóng rỗi trong quá trình lịch sử mấy ừăm năm đã tích hợp vào nó nhiều hình thức nghi lễ văn hóa nghệ thuật dân gian khác. Đó là hình thức rỗi (hát mời) theo lối đọc kinh của Đạo Cao Đài, của Phật giáo, các điệu múa của sân khấu Cải

Lương, của sân khấu Hát Bội, cùng với các điệu Lý, hát thờ, rỗi thờ... Múa bóng rỗi của người Việt đã tiếp thu trong nó múa nghi lễ, múa bóng của người Chămpa , người Khơme. Hình ảnh dâng mâm trong lễ múa bóng rỗi ở người Việt ít nhiều chúng ta bắt gặp trong các điệu múa của các vũ nữ Chămpa, Khơme.

Múa bóng rỗi ở Nam Bộ mang tính mở, tính linh hoạt. Người Nam Bộ quan niệm “chân phương - hoa lá”, học thì học cái chân phương mang tính nền tảng, quy tắc nhưng khi diễn tấu thì phải thêm hoa thêm lá. Mỗi bài rỗi vừa mang tính cố định, có nội dung tương tự nhau, với những điều mong ước như cầu bình an, tài lộc, sức khỏe... nhưng vừa mang tính ứng tác của nghệ nhân khi hát cho nên không có một mẫu số chung, không lặp về câu chữ, mỗi bà bóng khác nhau có những kiểu hát rỗi khác nhau. Lối rỗi chào mời cả về nội dung lẫn giọng điệu vẫn còn chỗ có phần ứng tác của các nghệ nhân, từ đấy có thể tạo ra những sáng tạo, dấu ấn cá nhân, vùng miền. Tính mở của bóng rỗi còn thể hiện ở chỗ nó luôn thu nạp các hình thức nghệ thuật mới để không ngừng biến đổi đáp ứng những như cầu thay đổi của con người. Múa bóng rỗi đặc biệt là phần múa tạp kỹ, đã tiếp thu các yếu tố xiếc hiện đại, mở rộng các đạo cụ và kỹ năng múa theo hướng ngày càng kỹ thuật, điêu luyện nhằm thu hút và thỏa mãn nhu cầu giải trí của người tham dự lễ hội. Có thể nói, tính mở này đã giúp múa bóng rỗi có khả năng thích ứng được với xã hội hiện đại.

Diễn xướng múa bóng là một loại diễn xướng tổng hợp, trong đó yếu tố tín ngưỡng kết họp nhuần nhuyễn với các hình thức nghệ thuật như: hát, múa, sân khấu, âm nhạc, tạp kỹ... song để có thể múa hát bóng rỗi chứng ta thấy ít nhiều yếu tố nhập đồng, tuy nhiên so với hầu đồng yếu tố nhập đồng không đậm nét.

2.5. VAI TRÒ CỦA MÚA BÓNG RỖI TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU THẦN Ở NAM Bộ

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp múa bóng rỗi trong tín ngưỡng thờ mẫu thần ở nam bộ (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w