THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP BẢO TỒN 1 Thực trạng

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp múa bóng rỗi trong tín ngưỡng thờ mẫu thần ở nam bộ (Trang 44 - 46)

2.6.1. Thực trạng

Trước đây, trong thời kỳ miền Nam mới được giải phóng, khoảng những năm 1970-1980, trong chủ trương bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan, múa bóng rỗi bị xem là một đối tượng để lên án, bài trừ nên hoạt động này chỉ còn là những vùng nông thôn sâu xa và được tiến hành gần như lén lút. Từ khi có chủ trương đổi mới, đời sống kinh tế của đại bộ phận cư dân có sự nâng cao, các hình thức tín ngưỡng dàn khôi phục vị trí trong đời sống tâm linh của nhân dân, đặc biệt là những người dân vùng nông thôn, ừong đó có hình thức múa bóng rỗi. Tuy nhiên, vói sự phát triển của khoa học kĩ thuật - công nghệ thông tin các phương

tiện hình thức giải trí ngày càng phong phú đa dạng; mặt khác, ảnh hưởng của một thời gian dài là đối tượng của việc bài trừ tệ nạn, dẫn đến một thực tế là múa bóng rỗi không còn được xem là nghi lễ bắt buộc và không còn mấy người lưu truyền phổ biến nữa. Song song đó, số ngưòi lại cái (hình thức thuộc nam giới nhưng lại có tố chất sở thích giống phái nữ) tham gia ngày càng nhiều vào hoạt động múa bóng rỗi, làm cho nhiều người có sự nhận định không đúng đắn về loại hình nghệ thuật này. Đa số cho rằng bóng rỗi là loại hình nghệ thuật đặc trưng của người lại cái, vì người ta thường gọi những người này là “bóng” dù bản thân người này không hành nghề múa bóng rỗi. Người đàn bà hành nghề múa bóng rỗi thường được gọi chung là “bà bóng” và người ta thường ghép tên hoặc thứ (theo cách tính của ngưòi miền Nam) của họ vào để chỉ từng người ví dụ như: Bóng út, Bóng Chín, Bóng Tư,... ở đây có sự khác biệt trong định nghĩa của từ “bóng”; trong từ điển về ngôn ngữ nói chung và cả trong từ điển phương ngữ Nam Bộ không có từ “bóng rỗi” hay từ “bóng” mà chỉ có từ “đồng bóng”, với ý nghĩa là loại hình giao lưu với cõi âm, còn hình thức múa bóng rỗi ngày nay là một trong những nghi thức của loại hình tín ngưỡng thờ Bà ở Nam Bộ.

Múa bóng rỗi tồn tại với tư cách một di sản văn hoá phi vật thể độc lập của ngưòi Việt ở Nam Bộ, nó không hề giống như hát chầu văn - một hình thức văn hoá dân gian và cũng không phải là hầu đồng bóng, loại hình hoạt động thiên về tâm linh khá phổ biến ở miền Bắc. Là nghi thức của một tín ngưỡng dân gian chịu ảnh hưởng của ý thức Mau hệ thờ các Nữ thần như: Bà Hoả, Bà Chúa Tiên, Bà Chúa Xứ... hát bóng rỗi mang dáng dấp của loại hình nghệ thuật phục vụ tôn giáo.

Múa bóng rỗi ở Nam Bộ cũng ảnh hưởng phần nào và hiện nay dường như ít xuất hiện trong những ngày lễ hội thờ Mau lớn như Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, Vía Bà Đen ở Tây Ninh... các thế hệ đi trước giờ đã tàn lụi và ít ai

chú ý đến việc đào tạo thế hệ tương lai. Bởi vì để trở thành một nghệ nhân múa bóng rỗi cần phải khổ luyện trong nhiều năm chứ không thể rút ngắn thời gian được.

Trong thời đại ngày nay, dù cho nhà nước ta đã có chủ trương tự do tín ngưỡng tôn giáo nhưng loại hình nghệ thuật này vẫn không thể phục hồi đày đủ uy thế trước đây, bởi vì nó không còn vai trò, vị thế trong đòi sống tâm linh của người dân nữa. Mặt khác, nó không còn những nghệ nhân nhiều kinh nghiệm, và không có đội ngũ kế thừa. Do đó, việc bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật này cần được chú trọng hơn trước.

Nghệ thuật trình diễn múa bóng rỗi gắn liền với lễ cúng Bà đã kết nối được quá khứ và hiện tại, thực tại và khát vọng trong mỗi con người. Xét ở góc độ tín ngưỡng, nghệ thuật thì múa bóng rỗi thoả mãn được hai nhu càu rất quan trọng của con người: tín nhiệm và giải trí. Tuy nhiên, múa bóng rỗi vẫn chưa được đối đãi công bằng so với các loại hình nghệ thuật diễn xướng khác. Trong khi đó, các nghệ nhân giỏi lần lượt mất đi không có cơ hội truyền nghề, những hiện tượng biến tướng tiêu cực, thiếu tâm đức của người làm bóng vẫn đang sảy ra thiếu sự kiểm soát, các cơ sở thờ tự xây dựng, trùng tu thêm nhiều... tất cả vẫn cứ diễn ra hằng ngày thường xuyên mà chưa có một động thái tích cực nào từ phía cơ quan quản lý văn hoá. Biến tướng, tạp lai hoặc mai một, phải chăng múa bóng rỗi cũng không tránh khỏi số phận như những loại hình dân gian khác.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp múa bóng rỗi trong tín ngưỡng thờ mẫu thần ở nam bộ (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w