KỸ NĂNG TRÌNH DIỄN MÚA BÓNG RỖI Kỹ

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp múa bóng rỗi trong tín ngưỡng thờ mẫu thần ở nam bộ (Trang 31 - 32)

Từ trước đến nay, múa bóng rỗi được các nhà nghiên cứu xem như một loại diễn xướng dân gian gắn với lễ cúng Miễu Bà. Tuy nhiên xem xét ở nhiều góc độ, ngoài chức năng thực hành nghi lễ thì múa bóng rỗi xứng đáng được xem như một loại hình nghệ thuật trình diễn chuyên nghiệp. Nói là chuyên nghiệp vì múa bóng rỗi hội tụ đủ những yếu tố sau:

- Chủ đề sáng tạo truyền dạy, lưu giữ và thực hành diễn xướng (bà bóng, cô bóng, cậu bóng được gọi tắt là bóng) đều được căn bản đến nâng cao.

- Múa bóng rỗi được xem như một nghề, có thờ cúng Tổ nghiệp và hành nghề kiếm sống.

- Mỗi kỹ năng múa bóng rỗi đều gắn liền với nghi lễ theo quy định bắt buộc (được truyền từ đời này qua đời khác) về hình thức và nội dung.

Hầu hết các tỉnh thành Nam Bộ đều có nghệ nhân múa bóng rỗi. Thông thường, những đứa trẻ tò 10 - 12 tuổi có năng khiếu và căn duyên (theo cách nói của bà bóng) được ông bà hoặc cha mẹ truyền nghề hoặc gửi đến các bà bóng để học. Việc học phải đi đôi với hành, các bóng trẻ sẽ cùng đi theo thầy để tham gia diễn xướng. Khi đó chuyên môn vững chắc, biểu diễn xuất sắc, có thể tự mình đảm nhiệm việc múa hát ở Lễ cúng miễu hoặc lễ tạ tran thì mới được thầy dạy cho làm lễ cấp sắc (lấy bằng chứng nhận), cấp sắc không phải bóng nào cũng được cấp. Tuy nhiên, một bà bóng được xem là “có nghề” phải đạt được các điều kiện về chuyên môn như :

- Cắt dán mâm vàng và làm đạo cụ biểu diễn. - Có giọng hát tốt và rỗi đúng bài bản cổ truyền.

- Có kỹ thuật múa điêu luyện.

- Có kỹ thuật múa đồ chơi (tạp kỹ) khéo léo, đẹp mắt. Nghi thức bóng rỗi gồm hai phần hát rỗi và múa bóng.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp múa bóng rỗi trong tín ngưỡng thờ mẫu thần ở nam bộ (Trang 31 - 32)