Hát rỗi thực chất là điệu hát chào mời dâng lên Thánh Bà. Họ quan niệm rằng, thần linh thường ở một nơi hư vô nào đó, luôn luôn bị cuốn hút bởi những lời mời chào, do vậy, muốn vị Thánh thần nào đó về nơi mà họ đang làm lễ dâng cúng thì Bà bóng phải cất lời hát chào mời. Giọng điệu bày hát chào mời rất tha thiết, nhằm chuyển tải những cầu khẩn của dân gian đến với thánh Bà, mong mỏi sự hiện diện của Bà. Các bài hát rỗi chầu mời được trình bày theo cách hát thơ, có đệm nhạc theo trống, phách, nhị). Các bài rỗi này vừa mang tính cố định, vừa mang tính sáng tác của nghệ nhân khi hát. Lời của bài hát không đặt nặng về văn chương thơ phú. Ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu, giàu hình ảnh, mang đậm tính cách dân dã, bình dị của người Nam Bộ.
Trong phong cách hát, vai trò của các hư từ (i, a, ơ, ư) ở cuối câu, nối nhịp từ câu trước sang câu sau có vai trò quan trọng. Mỗi bài rỗi như vậy thườn kéo dài từ 30 - 40 phút và cũng giống như nhiều hình thức diễn xướng dân gian khác, tính lặp lại về nội dung và vàn điệu là đặc trưng nổi ừội. Điệu hát chào mời của Bà bóng ở TP. Hồ Chí Minh có đưa ra các bài bản, như Chầu Ông, Chầu Bà, Chầu Cô, Chầu Cậu...về cấu trúc bài bản các bài Chầu này thường bao gồm các đoạn nhạc rao (dao), với chức năng tạo không khí, định giọng và chỉnh âm. Tính ngẫu hứng trong nhạc và hát rao thể hiện khá rõ. Lý kết làm chức năng kết bài, trong chầu mời, nhiều bài lý gắn với các tên : Lý vóng, lý bóng rỗi, lý giọng bóng. Một đặc điểm khác của ý kết là lý kết dứt, tức là một thủ pháp diễn xướng diễn ra đồng thời giữa giọng hát, nhạc và phách [17; 374].
Bà Kim sanh bạc, hóa vàng Bà Thủy sanh nước dãy đầy biển khơi Bà Hỏa sanh ngọn lửa hồng Bà Thổ sanh đất đày đồng nơi đây Bà Mộc
sanh cội hóa cây
Năm Bà năm phép tới đây hợp cùng Trời sanh năm vị ngũ hành... (Người hát : Bóng Ba, 67 tuổi, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh). [9; 213]. Bài Chầu Bà:
Lễ vọng các cung
Tên phần hương, lễ vọng các cung,
Thánh thần tọa giáng đồng chung ngự về. Giữa ừời dựng bảng tam quan,
Ke Linh tiêu điện, thỉnh vua Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng, Ngọc Đế nghe khuyên,
Thỉnh ông Nam Tào, Bắc Đẩu hội yến diên ngự về. Thứ nhất bà Cả Tiên Nga,
Mời bà hai Tiên Đế, thỉnh bà Ba, cô Hường. Bà Tư Tứ động nghe khuyên,
Bà Năm Ngũ đế chứng miêng giờ này. Sáu bà dạo cảnh huê viên,
Bảy bà Thượng động, hộ kim liên bửu tòa. Tám bà bát quái cửu cung,
Chín bà cửu phẩm, hội đồng chung ngự về.
(Người hát: Bà Năm Sum, TP. Hồ Chí Minh). [9; 213]. Thông thường, cuối các bài rỗi, các bà bóng sẽ chuyển qua hát các điệu Lý để tạo không khí nhẹ nhàng và vui tươi khi dứt bài. Các bài Lý có thể là những bài với đề tài miêu tả sự vật, hiện tượng như: Hoa, trái cây, thú vật, phản ánh phong tục, lễ nghi... hay những bái Lý mang tên gọi đặc trưng của bóng rỗi...
Ví dụ: Các bài Lý miêu tả các loài hoa như: Lý cây bông, Lý bản đờn, Lý vọng phu, Lý giọng bóng, Lý gọng kiềng...
Sự thay đổi và làm phong phú những nội dung ừong các bài hát rỗi thể hiện đậm nét sự linh hoạt, uyển chuyển và tràn đầy sức sống trong tâm hồn con người Nam Bộ. Bên cạnh đó, cách sáng tạo bài hát rỗi có mang tên họ của người dâng cúng lễ vật vừa góp phần thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi của người dân, vừa tạo nên sắc thái đặc biệt và làm cho loại hình diễn xướng này mang tính nghệ thuật cao trong sự phát triển trên những quy định đã có.
Như vậy, lối rỗi chào mời vừa mang tính chuyên nghiệp vừa mang tính dân gian. Điều này được hiểu theo mấy khía cạnh. Thứ nhất, các Bà bóng hát rỗi chào mời cũng có nhiều loại, loại được học hành, thì tính chuyên nghiệp thể hiện rõ hơn, còn những Bà bóng hát theo kiểu học lỏm thì lại khác, cả về bài bản, giọng hát cũng mang tính tùy tiện. Mặt khác, dù là chuyên nghiệp hay dân gian thì trong lối rỗi chào mời, cả về nội dung cũng như giọng điệu vẫn còn chỗ cho phần ứng tác của nghệ nhân, từ đây có thể tạo ra các sáng tạo, dấu ấn cá nhân, vùng miền. Đó là các hình thức rỗi (hát mời) theo lối đọc kinh của đạo Cao Đài, của Phật Giáo, các điệu hát của sân khấu Cải Lương, của sân khấu Hát Bội, cùng với các điệu Lý, hát thờ, rỗi thờ...
2.3.2. Múa bóng
Múa bóng là các tiết mục diễn xướng sau khi hát rỗi chào mời. Trong múa bóng, có thể chia làm hai loại, loại múa dâng lễ (múa dâng bông, múa dâng mâm) và loại múa vui, tạp kỹ, thi tài. Trong múa dâng bông và dâng mâm, tính nghi lễ khá chặt chẽ, thể hiện lòng thành của con người dâng lên thần linh, mà một trong nguyên tắc là ít khi dùng tay mà phải dùng thân thể, nhất là đầu để đội lễ dâng thần linh.
Múa dâng bông là điệu múa mang tính nghi thức, diễn ra trước bệ thờ, thường là ba đợt dâng. Ban đầu, Bà bóng đội trên đầu một bát bông (hoa), hai tay đỡ hai bát hoa khác, thân thể chuyển động uốn lượn, di chuyển dàn về phía ban thờ, tới nơi người phụ lễ đỡ lấy bát bông đặt lên bệ thờ. Lần thứ hai, Bà bóng đặt bát bông lên đầu gậy, rồi làn lượt đặt đàu gậy kia lên đầu, lên trán, thậm trí lên môi còn hai tay kết họp múa rất dẻo. Lần thứ ba, bát bông đặt lên đầu, trước khi dâng lên bệ thờ bà bóng múa động tác ngồi xuống, đứng lên, nằm ngửa ra thể hiện sự khéo léo thăng bằng
* Múa dâng mâm vàng, mâm bạc
Múa dâng mâm vàng, mâm bạc cũng là điệu múa mang tính quy chuẩn, thể hiện sự thành kính dâng lên thần linh. Các động tác dâng mâm biến hóa rất phong phú đa dạng. Đầu tiên, Bà bóng tung mâm vàng trên hai tay, đội mâm lên đầu rồi xoay tròn, hai tay vừa múa vừa tạo tư thế cân bằng. Bà bóng chuyển dần mâm tò trên đầu xuống vai rồi xuống lưng, xuống chân mà không dùng tay chỉ bằng động tác lắc của cơ thể. Khi mâm được chuyển xuống đất ở tư thế nghiêng, dựa vào chân Bà bóng vừa hát vừa xoay tròn. Lúc này người xem thay nhau bước vào để cài tiền lên mâm vàng, vừa như để dâng cúng thần linh vừa như thưởng cho các động tác khéo léo của Bà bóng. Kết thúc, cùng các động tác lắc người chuyển mâm như trước, nhưng nay thì theo chiều ngược lại từ chân lên đầu, dựng mâm ở tư thế nghiêng trên đỉnh đầu, trên trán. Kết thức điệu múa dâng mâm bằng việc Bà bóng xoay ừòn mâm vàng ừên đầu, người ta đốt cho tháp trên mâm cháy đùng đùng, coi như hóa để thần linh nhận lấy lễ vật này.
Có thể nói múa mâm vàng là một tiêu trí quan trọng nhất để đánh giá tài năng của một nghệ nhân. Đây là điệu múa bắt buộc có trong nghi lễ cúng Bà.
Đây là điệu múa ừong nghi thức Bán lộc. Bóng cầm một mâm trầu cau trên phủ vải đỏ (nếu múa trong Lễ tạ trang thì tấm vải đỏ đặt thêm một cặp vọi làm bằng giấy trang kim màu vàng được cắt hoa văn rất đẹp). Cặp vọi này sau khi làm lễ bán lộc xong bóng sẽ mang dán lên hai bên trang thờ để lấy may mắn. Để làm lễ bán lộc bóng bưng mâm lên vừa hát vừa múa để dâng lên Bà. Sau đó, phân phát hoặc bán cho người đến dự lễ để họ có sự may mắn, phò hộ của Bà trong làm ăn. Người nhân lộc sẽ đặt lên mâm một số tiền tùy ý.
* Múa tạp kỹ (múa trống, múa khạp, múa rót rượu, múa ghế, múa dao)
- Múa ghế: Tiết mục này lúc nào cũng gây đươc sự chú ý, hứng thú cho người xem. Bà bóng dùng bảy, tám chiếc ghế chồng lên nhau, rồi dùng miệng cắn chân ghế và múa. Mỗi động tác uốn éo của bà bóng thường nhận được một tràng pháo tay và người ta thi nhau để tiền vào chiếc ghế đó như là sự thưởng thức và thưởng cho công sức và sự khéo léo của người múa.
- Múa dao: Động tác này cũng gần như một tiết mục xiếc của bà bóng. Bà bóng dùng miệng cắn một đàu cán dao, mũi dao đưa ra ngoài. Năm, sáu cây dao còn lại được chất thẳng đứng trên con dao nằm ngang. Bà bóng di chuyển nhiều làn, múa đẹp mà dao không bị rơi xuống.
- Múa khạp: Động tác này khiến người múa khá tốn sức, đồng thời còn đòi hỏi sự điêu luyện nữa. Quả là nguy hiểm khi một bà bóng đã ngoài 60 tuổi dùng tay nâng khạp quay nhiều lần, sau đó chỉ đăt một cạnh của miệng khạp lên trán mình rồi buông tay ra, lắc lư điệu múa. Thực hiện thành công điệu múa này, bà bóng nhận được nhiều tiền hơn cả. Người ta thay nhau thả tiền vào khạp để thưởng công cho bà bóng.
- Múa rót rượu: Đây là màn trình diễn độc đáo. Người múa dùng một chai rượu, ừong đó phân nửa là rượu để ngay giữa đỉnh đầu. Người múa cứ lắc lư cơ thể, di chuyển liên tục mà chai rượu không rơi xuống đất. Sau nhiều động tác múa, nhảy khá điêu luyện, người múa quỳ xuống, từ từ cúi đầu. Người khác cầm
một cái đĩa, trong đó có một cái ly nhỏ để trước mặt người múa. Người múa cúi đầu sao cho rượu trong chai chảy được vào ly (không dùng tay) mà chai rượu không bị rơi xuống.
- Múa trống: Đây là một ừong nhưng màn múa đặc sắc. Chiếc trống được đặt trên đầu các bà bóng, bà bóng tự mình xoay, tự mình đánh vào hai mặt của trống, sau đó người ta mời cô lên đánh trống. Ngươi đánh trống thật mạnh và bà bóng phải theo lực của trống xoay vòng để giữ thăng bằng không làm rơi trống.
Ta có thể nhận thấy rằng múa tạp kỹ không phải là điệu múa phục vụ nghi lễ cúng Bà mà nhằm biểu diễn cho công chứng xem. Với loại múa này, ngoài những đạo cụ được chuẩn bị trước thì người múa có thể mượn vật dụng tại chỗ để làm đạo cụ trình diễn. Những tiết mục múa tạp kỹ rất phong phú, dùng đến sức mạnh và sự khéo léo chính xác cao. Việc huấn luyện kỹ năng múa tạp kỹ được thực hiện theo nguyên tắc từ nặng đến nhẹ, từ đơn giản đến phức tạp đi kèm với các loại đạo cụ.
2.3.3.Âm Âm n h ạ c »
Âm nhạc bắt nguồn tò cuộc sống của con người và thể hiện những ý nghĩa mà con người muốn gửi gắm. Âm nhạc là một trong những thành tố quan trọng trong các buổi lễ, là cầu nối giữa con người với đối tượng tôn thờ.
Tùy theo môi trường sống, tùy theo quan niệm của mỗi dân tộc mà âm nhạc được thể hiện ra dưới những hình thức khác nhau. Cùng ừên đất nước Việt Nam, những âm nhạc của từng vùng miền thể hiện rõ bản sắc của vùng miền ấy. Âm nhạc trong các nghi lễ tín ngưỡng cũng vậy. Chúng mang đậm dấu ấn
của môi trường sống, những quan niệm sống của cư dân bản địa và ngày càng được hoàn thiện hơn theo sự phát triển của xã hội.
Âm nhạc trong nghi thức diễn xướng Bóng rỗi mang đậm nét đặc trưng của nhạc lễ cổ truyền Nam Bộ. Những hơi nhạc được sử dụng là “hơi Xuân”, “hơi Ai” và “hơi Đảo”. Đây là những hơi nhạc nằm ừong hệ thống chính của bài bản nhạc lễ Nam Bộ và thường được sử dụng trong các nghi lễ chính của người Việt ở Nam Bộ như ừong các lễ cùng Đình, lễ Tang ...
Điểm đặc biệt ở phần âm nhạc Nam Bộ nói chung, âm nhạc ừong hình
thức Bóng rỗi nói riêng, chính là tư duy “mở” trong âm nhạc. Tư duy mở của người Nam Bộ đã tạo nên thứ âm nhạc “động” với quan nệm “chân phương hoa lá”, khi học phải giữ vững lòng bản, giữ vững cái chân phương, nhưng khi đàn phải biết thêm hoa thêm lá. Cách tư duy chân phương hoa lá cũng bộc lộ vũ trụ quan của người xưa, tư duy linh hoạt và sinh động về một thế giới luôn thay đổi để tồn tại và phát triển.
Các nghệ nhân và các nhà nghiên cứu nhận định rằng nhạc lễ miền Nam bắt nguồn từ nhạc lễ Cung Đình Huế, do nghệ nhân Nguyễn Quang Đại truyền dạy. Trong tương truyền nghệ nhân này là một vị quan nhạc trong triều đình Huế, khi di cư vào Nam ông đã truyền lại những bài bản cách thức tế lễ và lập ra những ban nhạc lễ cho miền Nam. Bên cạnh những bản nhạc ừong triều đình nhà Nguyễn mà nghệ nhân đã truyền dạy, trong dân gian cũng có dòng nhạc của những người lưu dân từ xứ Ngũ Quảng mang vào. Trên những bài bản có sẵn, nhiều thầy Đờn (nghệ nhân chơi nhạc) đã cùng nhau sáng tạo ra các loại hơi nhạc khác nhau, dựa trên sự kết hợp các thanh âm điệu thức của nhạc Chămpa, nhạc Khơme, nhạc Hoa và tạo nên những điệu thức và bài bản mới như hơi Bắc, hơi Nam, hoi Xuân, hơi Ai, dựng, oán. Qua nhiều thời gian tiếp thu phát triển và sáng tạo, nhạc lễ miền Nam đã có nhiều biến đổi mới và không còn giống với nhạc cung đình nữa.
* Tiết tấu
Trong âm nhạc của hát rỗi và múa bóng, tiết tấu của nhịp trống không phức tạp. Theo quy định, tiết tấu một bài rỗi khi nào cũng phải thay đổi từ chậm đến nhanh rồi lại chậm. Đó cũng là một trong những phương thức thể hiện quy luật âm dương, quy luật cuộc sống. Cũng như thủy triều lên xuống, cũng như nhịp sinh học trong cơ thể người, cũng như hai mặt đối lập của một hiện tượng, người xưa quy định phải có nhanh rồi mới có chậm. Không có bài rỗi nào chỉ sử dụng một tiết tấu, một nhịp điệu, một hơi nhạc duy nhất từ đầu đến cuối bài. Đoạn mở đầu với tiết tấu vừa phải để Bà bóng bắt vào hơi xuân. Những ô nhịp mở đàu ghi lại ba hồi trống hầu mời trước khi vào bài chính thức.
* Nhạc khí
Toàn bộ dàn nhạc đệm cho bóng rỗi trước đây chi gồm một cái trống tổ (do bà Bóng vừa cầm vừa hát), một ừống Cơm hoặc dùng phách, một đàn Cò (người miền Bắc gọi là đàn Nhị) và có thêm đàn Nguyệt hoặc đàn sến. Tuy nhiên gần đây ban nhạc có thêm cây Guitare phím lõm.
- Đàn Cò: Nhạc khí chính của Bóng rỗi là cây đàn Cò (đàn Nhị). Là loại nhạc khí thuộc bộ dây kéo, có hai dây thường được làm bằng thép, chạy suốt dọc thân đàn. Một dây cung để kéo, thân cung làm bằng gỗ, dây cung trước đây được làm bằng đuôi ngựa, hay có thể bằng sợi nilong. Nhạc công dùng tay phải để kéo cung, tay trái bấm vào dây tạo nên các cao độ cao thấp khác nhau.
- Đàn Kìm và đàn sến: Bên cạnh đàn Cò, ban nhạc Bóng còn có đàn Kìm hoặc sến. Đàn Kìm là loại nhạc khí hai dây bằng tơ, càn dài, mặt đàn hình
ừòn, sử dụng phím gảy. Cân dàn dài, trên có gắn nhưng phún bấm. Vì khoảng cách giữa các phím cách xa nhau nên người chơi có thể sử dụng các kỹ thuật nhấn, rung một cách dễ dàng. Đàn sến cũng là nhạc khí thuộc bộ dây gảy, hình
Trên cần đàn người ta gắn nhiều phím bấm cách nhau một cung. Vì khoảng cách của các phím này gàn nhau nên đàn sến có ưu điểm là có thể chuyển ngón rất nhanh. Do vậy, về mặt kỹ thuật thì đàn Kìm thiên về ngón nhấn và đàn sến thiên về ngón tay.
- Đàn guitare phím lõm: Một hình thức tích hợp một yếu tố từ bên ngoài có thể cho là thành công chính là việc mang đàn guitare phím lõm vào ban nhạc cứng Bóng. Đàn guitare phím lõm có thể nói là một sự sáng tạo đầy ngẫu