Phương pháp bảo tồn

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp múa bóng rỗi trong tín ngưỡng thờ mẫu thần ở nam bộ (Trang 46 - 51)

Những băn khoăn của nghệ nhân “hát bóng rỗi” khiến phải nghĩ đến đường dẫn từ nghệ thuật dân gian đến sân khấu hiện đại, từ hình thức’ tự giác trong nghi lễ đến chương trình có bài bản của các trường đại học. Thiết nghĩ “ hát bóng rỗi” cần được nghiên cứu, cách tân bảo tồn và phát huy ừong gia đình nghệ thuật truyền thống Việt Nam.

Bảo tồn những giá trị văn hoá phi vật thể không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chuyên ngành mà còn là trách nhiệm của cộng đồng. Góp phần củng cố niềm tin đối vói cuộc sống của con người.

Trong thời đại ngày nay, nhà nước ta đã và đang cố gắng bảo tồn những giá trị của loại hình nghệ thuật đặc sắc này ở Nam Bộ.

cần giải quyết tốt vấn đề nhận thức về giá trị đích thực của nghệ thuật Múa bóng rỗi nói chung, nghệ thuật Múa bóng rỗi ở hàu khắp các tỉnh thành Nam Bộ nói riêng để tạo sự đồng thuận trong các cấp lãnh đạo, các nhà khoa học và nhân dân. Muốn vậy phải tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc khảo sát thực tế, nghiên cứu, trao đổi, tọa đàm và tổ chức hội thảo khoa học liên quan đến thực ttạng múa bóng rỗi và những giải pháp gìn giữ, phát huy giá trị của nghệ thuật Múa bóng rỗi trong tình hình hiện nay.

Tuyên truyền, giáo dục để mọi ngưòi hiểu biết về giá trị đặc sắc của môn nghệ thuật Múa bóng rỗi để có thái độ đúng đắn đối với môn nghệ thuật truyền thống này của dân tộc.

Cương quyết xử lý các hành vi lợi dụng múa bóng rỗi để tổ chức các hoạt động mê tín dị đoan, kinh doanh cầu lợi để môn nghệ thuật truyền thống này thực sự được tôn vinh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân.

Tăng cường sự đàu tư của nhà nước, của các tổ chức chính trị - xã hội, các mạnh thường quân... cho việc mua sắm trang thiết bị, đạo cụ, dụng cụ cần thiết cho hoạt động múa bóng rỗi.

Có chính sách hỗ trợ, nâng cao đời sống của các nghệ nhân tham gia múa bóng rỗi, những ngưòi tham gia học tập bộ môn múa bóng rỗi để khuyến khích lớp trẻ tham gia ngày càng tích cực, để môn nghệ thuật này ngày càng phát triển.

Tổ chức các cuộc liên hoan, đưa bộ môn nghệ thuật Múa bóng rỗi vào các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, các cuộc thi biểu diễn nghệ thuật truyền thống.

Tiểu kết chưong 2

Tín ngưỡng thờ Mau thần(thờ Bà) của người Nam Bộ là sự tích hợp nhiều thành tố từ trong đời sống văn hoá của cư dân. Bên cạnh những yếu tố mang tính tôn giáo, tín ngưỡng chúng ta thấy có nhiều thành tố có thể coi là những hoạt động văn hoá nằm trong loại hình diễn xướng dân gian, mang những giá trị văn hoá - nghệ thuật đặc trưng của người Việt ở Nam Bộ, mà bóng rỗi là một trong những loại hình nghi thức tiêu biểu.

Bóng rỗi là một loại hình diễn xướng có tính lịch sử lâu đời, có tính nhân sinh có giá trị văn hoá nghệ thuật. Tuy là hình thức diễn xướng dân gian, nhưng bóng rỗi mang trong nó tính chuyên nghiệp cao, thể hiện ở vai trò của các Bà bóng, nhạc công... đều phải được học tập một cách bài bản trong thòi gian khá lâu. Do vậy tuy gọi là nghệ nhân nhưng trình độ của họ đã đạt đến tính chuyên nghiệp cao. Tính nghệ thuật trong việc xây dựng và xử lý lời hát, âm nhạc tiết tấu, các loại hình múa... làm cho Bóng rỗi có thể tồn tại và ngày càng phát triển mạnh mẽ trong đời sống tinh thần của người Việt Nam Bộ.

Diễn xướng múa bóng là loại hình diễn xướng tổng họp, trong đó các yếu tố tín ngưỡng kết hợp nhuần nhuyễn với các hình thức nghệ thuật: âm nhạc, hát, múa, sân khấu, mỹ thuật, tạp kỹ... Bóng rỗi là sự kết họp hai hình thức hát rỗi và múa bóng. Trong múa bóng rỗi có thể chia làm hai loại: múa nghi lễ và múa tạp kỹ.

Nghi lễ diễn xướng nói chung, Bóng rỗi nói riêng mang ừong nó những hình thức phản ánh về đòi sống xã hội, quan niệm thẩm mỹ của cộng đồng, tư tưởng luân lý, đạo đức trong xã hội. Thực hành nghi lễ chính là truyền tải nhận thức về văn hoá của cá nhân và xã hội.

Thực tế cho thấy trong nhiều năm trước đây chúng ta đã có những nhận định chưa chính xác về tôn giáo tín ngưỡng nói chung, do đó đã đánh đồng chúng với các hủ tục mê tín, dị đoan. Ngày nay với sự nhìn nhận một cách khoa học hơn về tín ngưỡng nên các lễ hội dân gian đã phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên cạnh sự phục hồi các hoạt động văn hoá, khơi lại các giá trị văn hoá cổ truyền thì sự phát triển một cách ồ ạt, tự phát cũng bộc lộ những khuyết điểm về nhận thức và ứng xử của xã hội, cũng như làm thay đổi một số các giá ừị nghệ thuật.

KẾT LUẬN

Như chúng ta đã biết, đời sống của con người Việt Nam đã gắn liền với nghề nông nghiệp trồng lúa nước tò ngàn năm. Chính điều kiện đó tạo cho tâm lý người Việt ưa lối sống định cư, thiên về âm tính, dù thế hệ phụ hệ đã được hình thành song người Việt vẫn rất coi trọng phụ nữ. Cùng vói việc không giải thích được một số hiện tượng dẫn đến tục thờ Nữ thần. Trải qua thăng trầm lịch sử, cùng với sự thiên di vào phương Nam của ngưòi Việt cộng với văn hoá của người dân Nam Bộ đã tạo ra tín ngưỡng thờ Nữ thần - Mẩu thần mang sắc thái riêng nhưng rất thống nhất trong văn hoá chung của người Việt Nam.

Người Việt vào đất Nam Bộ cách nay hơn 300 năm, từ Bắc Bộ đến Trung Bộ rồi vào tới miền Nam khai phá. Cùng sinh sống với cư dân bản địa ở đây như người Khơme, Chămpa, sau này có thêm người Hoa đã tạo cho Nam bộ một bản sắc văn hoá riêng. Ngưòi Việt ở Bắc Bộ khi di cư vào Nam, họ đã mang theo những tư tưởng tín ngưỡng tôn giáo của mình như tín ngưỡng Tam phủ, Tứ phủ, sau đó đã kết hợp với các tín ngưỡng bản địa tạo ra những loại hình thờ tự mới ở Nam Bộ. Điều đó tạo cho văn hoá Nam bộ mang tính dung họp đa văn hoá và tính khoan dung trong việc tôn thờ các Nữ thần của người Chămpa, người Hoa, người Khơme.

Và trong các nghi lễ thờ Bà của người Nam Bộ được tổ chức ở các Miễu riêng, thì hình thức múa bóng được coi là nghi lễ quan trọng không thể thiếu trong nghi lễ cúng Bà.

Tính lỉnh hoạt của múa bóng rỗi được thể hiện là: "... âm nhạc bóng rỗi nói

riêng là tư duy mở, với quan niệm chân phương - hoa lá. Khi học, phải học vững lòng bản, giữ vững tính chân phương, nhưng khỉ diễn tẩu thì phải thêm

hoa thêm lá” [9; 95].

Cũng như các nghi thức diễn xướng khác trong nghi lễ thờ Bà, bóng rỗi đã được hình thành và phát triển trong cái nôi văn hóa của cư dân Nam bộ. Trong một buổi lễ ngoài các bài rỗi được Bà bóng thay nhau thể hiện thì hình thức múa bóng là tiết mục được người xem chờ đợi nhiều nhất. Người ta xem xét hình ảnh bình phẩm và đánh giá các Bà bóng một phần dựa vào những tiết mục múa và tài nghệ múa mà Bà thể hiện.

Hình thức múa bóng còn thể hiện những ảnh hưởng sâu đậm từ quan niệm và hình thức múa trong văn hoá Chămpa. Điều này là điều dễ hiểu khi người Việt vào định cư ở Nam bộ, để thích nghi cũng như là để thoả mãn những nhu cầu tâm linh của con người.

Diễn xướng Bóng rỗi là loại hình nghệ thuật diễn xướng tổng họp, là sự kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố tôn giáo với các hình thức nghệ thuật. Múa bóng là điệu múa của con người dâng cúng thần linh mà ở đây là các Nữ thần và Mau thần. Do vậy, bóng rỗi Nam bộ vừa mang trong mình tính cội nguồn tục thờ Mau Bắc Bộ vừa tạo nên sự mới mẻ ừong môi trường văn hoá phương Nam.

Bóng rỗi Nam Bộ ngoài ý nghĩ thể hiện nghi lễ, sự kính trọng đối với thần linh còn có chức năng mua vui, giải trí. Đến với bóng rỗi, mọi người tạm quên đi những lo toan, bộn bề của cuộc sống để thưởng thức những tiết mục múa tạp kỹ công phu, điêu luyện, được thăng hoa trong tiếng nhạc, lời hát. Có

thể nói bóng rỗi đã góp phàn làm phong phú đời sống tinh thần và đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và thưởng thức văn hóa nghệ thuật của nhân dân ở thôn ấp xưa kia cũng như hiện nay. Tuy nhiên bóng rỗi có thể bị lợi dụng khi niềm tin của người tham dự quá lớn và sự trục lợi của những người thực hiện các nghi lễ.

Múa bóng rỗi ừong tín ngưỡng thờ Mau thần ở Nam bộ được coi là giá trị văn hoá dân gian cần được giữ gìn và phát huy.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp múa bóng rỗi trong tín ngưỡng thờ mẫu thần ở nam bộ (Trang 46 - 51)