NGUỒN GỐC CỦA MÚA BÓNG RÓ

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp múa bóng rỗi trong tín ngưỡng thờ mẫu thần ở nam bộ (Trang 26 - 28)

Múa bóng rỗi ngày nay, đã trở thành một nghi thức diễn xướng trong hệ thống các nghi thức trong lễ hội thờ Mầu của người Nam Bộ (còn gọi là thờ Bà). Đây là một nghi thức đặc biệt chỉ dien ra trong những dịp lễ cúng miễu Bà hoặc nơi thờ Bà.

Cũng như các nghi thức diễn xướng khác trong nghi lễ thờ Bà, bóng rỗi đã được hình thành và phát triển trong cái nôi văn hóa của cư dân Nam Bộ, không chỉ văn hóa người Việt mà trong đó nó còn chứa đựng những yếu tố dung họp nhiều nền văn hóa của các cư dân cùng sống trên vùng đất này và những dung hợp ấy được ngày càng chắt lọc để trở thành những hình thức riêng biệt, tạo nên nét độc đáo cho văn hóa nơi đây.

Múa bóng rỗi thực chất nó được bắt nguồn từ điệu múa Pajao truyền thống của người Chămpa trong các đền tháp Chăm (nó được khởi nguồn từ các điệu múa của người Ấn Độ theo Bàlamôn giáo và Hinđu giáo). Trong điệu

múa bóng của người Chămpa đã quy định người múa bóng phải là những thiếu nữ đồng trinh hoặc là người phụ nữ đẹp. Các điệu múa, động tác múa chủ yếu là sử dụng đầu và cổ nhằm thể hiện sự kính trọng Nữ thần hoặc có thể là sự mô phỏng lại những hoạt động chủ yếu ừong cuộc sống của người Chăm như các hoạt động dội nước, đội nước lên đầu, đội tháp lên đầu ừong các nghi lễ mà người Chămpa thể hiện tại các ngôi đền tháp. Cách múa hát của ông Bóng, bà Bóng trong lễ hội của người Chămpa. Ở đó trong nhiều cuộc lễ, nổi bật là những cuộc lễ được tiến hành tại các đền tháp và các miếu thờ, có hoạt động múa thiêng (điệu múa Pajao) của các ông Bóng, bà Bóng. Nhạc đệm cho hát múa ở đây có sự tham gia của ông “thầy cò kè” (Katha) kéo đàn và hát các bài tụng ca, bà Bóng (múa pajau) chuyên tham gia giúp các thầy tế tắm tượng, làm lễ và dâng lễ. Ông thầy cò ke kéo cây đàn mà người Chăm gọi là Kanhi chính là cây đàn tương tự cây đàn Nhị (đàn Cò trong múa Bóng rỗi sau này). Sau này khi người Việt di cư vào Nam Bộ, họ đã Việt hóa nó kết hợp múa bóng của người Chăm với lên đồng của người Việt) để tạo ra điệu múa Bóng hoàn chỉnh như ngày nay.

Bước đàu, các nghi lễ với hình thức tương tự như hát văn, múa của các Pajao, các thầy Mo trong hát Then... đều là những điệu múa phục vụ cho thần linh. Trong các hình thức này, vai trò của một cá nhân trở nên nổi bật. Đó là những người có khả năng ca hát, nhảy múa, diễn tả điệu bộ... tạo cảm giác có thể giao tiếp với thần linh và tạo nên sức hút đối với công chúng. Những kỹ năng riêng này ngày càng được hoàn thiện và những người này tạo cho mình một vị thế riêng trong cộng đồng. Việc giao tiếp với thần linh thông qua hình thức biểu diễn trở nên chuyên nghiệp hóa, những cá nhân này cũng không còn thể hiện sự ngẫu hứng đơn thuần mà tất cả những hành động, lời nói... đã được đưa vào khuôn khổ, quy định. Như vậy, từ hình thức ngẫu hứng tự phát ban

đầu, các loại hình diễn xướng này đã trở thành hình thức diễn xướng chuyên nghiệp.

Xét về tên gọi “múa bóng rỗi” hay còn có một số tên khác nhu hát bóng rỗi, múa bóng rỗi... đây là cách gọi ghép, kết hçrp giữa hai hình thức biểu diễn là “hát rỗi” và “múa bóng”. Hát rỗi thường diễn ra trước, có nghĩa mời ừầu, mời các Nữ thần, Mau thần về dự nghi lễ cúng miễu. Múa bóng đây là một điệu thức múa đặc trưng nhất có mặt hầu khắp các nghi thức của Đạo Mẩu nói chung như lên đồng (Bắc Bộ), múa bóng rỗi (Nam Bộ), nghi thức cúng thần Pô Inư Nưgar của người Chăm, nghi thức thờ bà chúa Xứ của người Khơme.

Diễn xướng múa Bóng là một loại diễn xướng tổng họp, trong đó các yếu tố tín ngưỡng kết họp nhuần nhuyễn với các hình thức nghệ thuật: Ầm nhạc, hát, múa, sân khấu, mỹ thuật, tạp kỹ. Đây thực sự là một hình thức sân khấu tâm linh.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp múa bóng rỗi trong tín ngưỡng thờ mẫu thần ở nam bộ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w