Kết quả khảo nghiệm các biện pháp

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển kỹ năng tiền học đường cho trẻ 5 – 6 tuổi (Trang 71 - 121)

Bảng 2.12. Mức độ khả thi của những biện pháp giúp phát triển các kỹ năng tiền đọc Kỹ năng Biện pháp Hoàn toàn không khả thi Không

khả thi Phân vân

Khả thi Rất khả thi Kể truyện theo tranh Xây dựng và tổ chức hoạt động góc “Kể

truyện theo tranh” 0.0% 0.0% 0.0% 5.3% 94.7%

Tổ chức hội thi “Kể truyện sáng tạo theo tranh” 0.0% 0.0% 0.0% 60.5% 39.5% Giả bộ đọc theo truyện tranh đã biết Thường xuyên đọc truyện tranh cho trẻ nghe 0.0% 0.0% 0.0% 42.1% 57.9% Chia nhóm để trẻ thực hành “đọc” truyện qua các hoạt động đa dạng 0.0% 0.0% 0.0% 36.8% 63.2%

Sau khảo sát, chúng tôi nhận thấy mức độ khả thi của những biện pháp sử dụng cho các kỹ năng còn hạn chế của kỹ năng tiền đọc đưa ra được giáo viên đánh

giá khá cao. Biện pháp “xây dựng và tổ chức góc Kể truyện theo tranh” có kết quả khảo sát cao nhất về mức rất khả thi 94.7%. Các biện pháp khác có mức độ khả thi và rất khả thi tương đương nhau.

Bảng 2.13. Mức độ khả thi của những biện pháp giúp phát triển kỹ năng tiền viết Kỹ năng Biện pháp Hoàn toàn không khả thi Không khả thi Phân vân Khả thi Rất khả thi Nhận ra chữ viết có thể đọc thay cho lời nói Trẻ thực hành viết thư, làm thiệp…để nhận ra mối quan hệ giữa chữ viết và lời nói

0.0% 0.0% 0.0% 47.4% 52.6%

Tổ chức trò chơi: “Viết

và vẽ theo lời nói” 0.0% 0.0% 5.3% 39.5% 55.3%

Sử dụng kí hiệu /hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ Khuyến khích trẻ tự tạo các kí hiệu để diễn đạt suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu và kinh nghiệm

0.0% 0.0% 5.3% 52.6% 42.1%

Thường xuyên cho trẻ viết lại, vẽ lại quá trình hoạt động: thí nghiệm/ dã ngoại

0.0% 0.0% 0.0% 39.5% 60.5%

Dựa trên các chỉ số thu được trong bảng 2.15, chúng tôi nhận thấy các biện pháp phát triển các kỹ năng còn hạn chế của kỹ năng tiền viết được đánh giá khá cao về tính khả thi. Có hai biện pháp có đánh giá nằm ở mức phân vân. Tuy nhiên, mức độ phân vân ở mức thấp 5.3%. Lượng đánh giá của hai mức độ khả thi và rất khả thi nằm không chênh lệch nhiều.

Xét tiếp bảng 2.16, thể hiện mức độ khả thi những biện pháp có thể nâng cao các kỹ năng còn hạn chế trong kỹ năng tiền tính toán, chúng tôi nhận thấy mức đánh giá của giáo viên nằm ở mức khả thi và rất khả thi. Tùy biện pháp mà mức khả thi hoặc rất khả thi được đánh giá cao hơn, tuy nhiên mức độ chênh lệch của hai mức không nhiều. Trong đó, biện pháp “tận dụng các cơ hội từ các hiện tượng tự nhiên, sự kiện xã hội, sự việc hằng ngày để trẻ tìm hiểu môi quan hệ nguyên nhân – kết quả đơn giản hằng ngày” có phần đánh giá ở mức phân vân 2.6%.

Bảng 2.14. Mức độ khả thi của những biện pháp giúp phát triển kỹ năng tiền tính toán. Kỹ năng Biện pháp Hoàn toàn không khả thi Không khả thi Phân vân Khả thi Rất khả thi Giải thích được mối quan hệ nguyên nhân – kết quả Thiết kế nhóm đồ chơi “Nguyên nhân – kết quả” đa dạng và tổ chức cho trẻ chơi 0.0% 0.0% 0.0% 47.4% 52.6% Tạo tình huống để trẻ tìm hiểu mối quan hệ nguyên nhân – kết quả 0.0% 0.0% 2.6% 39.5% 57.9% Nhận ra thực hiện quy tắc sắp xếp đơn giản Thiết kế bài tập thực hiện theo quy tắc ở các góc chơi 0.0% 0.0% 0.0% 63.2% 36.8% Tổ chức cho trẻ thực hành sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ở lớp theo quy tắc 0.0% 0.0% 0.0% 44.7% 55.3%

Như vậy, kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp trên có mức khả thi khá cao giúp nâng cao một số kỹ năng trong kỹ năng tiền học đường còn nằm mức trung

bình và đầu khá. Tuy nhiên, để các biện pháp trên đạt được hiệu quả khi triển khai trong thực tế còn tùy thuộc vào năng lực tổ chức của giáo viên đồng thời cần thực hiện đồng bộ các biện pháp chung sau:

-Xây dựng và thực hiện công tác đánh giá sự phát triển của trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.

-Thường xuyên ôn luyện các kiến thức, kỹ năng đã học và rèn luyện các kỹ năng còn yếu của trẻ qua việc xây dựng bài tập, trò chơi tại các góc chơi. Tạo cơ hội cho trẻ tự ôn luyện, giao nhiệm vụ chơi để trẻ sửa sai cho nhau, tổ chức các trò chơi để trẻ thi đua…giúp kỹ năng của trẻ tiến bộ hơn.

-Tổ chức linh hoạt các hoạt động nhận thức, hình thành và phát triển kỹ năng tiền học đường của trẻ. Tránh tập trung vào một số kỹ năng.

-Sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học, môi trường lớp, môi trường xung quanh trẻ, các hiện tượng thiên nhiên, sự kiện xã hội một cách hiệu quả để trẻ thực hành, áp dụng kiến thức, kỹ năng vào các hoạt động sinh hoạt hằng ngày ở trường, các hoạt động thực tế ở gia đình.

-Xây dựng môi trường chơi mang tính phát triển.

-Tạo tình huống học, tạo tình huống chơi có vấn đề nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, kích thích trẻ tích cực nhận thức đồng thời tạo cơ hội cho trẻ vận dụng kiến thức, kỹ năng từ đó phát triển các kỹ năng đã có.

-Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong công tác hình thành và phát triển các kỹ năng tiền đọc, tiền viết và tiền tính toán.

-Tham gia dự giờ học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng sư phạm, thường xuyên nghiên cứu sách báo để bồi dưỡng và nâng cao lòng yêu nghề.

-Hạn chế tổ chức các môn học ngoại khóa trong giờ hoạt động chung, giờ học của trẻ.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Từ những nguyên nhân của thực trạng ở chương 2, chúng tôi đã tiến hành xây dựng các biện pháp nhằm phát triển các kỹ năng chỉ đạt ở mức trung bình và khá:

-Kỹ năng kể truyện theo tranh

Biện pháp 1: Xây dựng và tổ chức hoạt động góc “Kể truyện theo tranh” Biện pháp 2: Tổ chức hội thi “Kể truyện sáng tạo theo tranh”

-Kỹ năng giả bộ đọc theo truyện tranh đã biết

Biện pháp 1: Thường xuyên đọc truyện tranh cho trẻ nghe.

Biện pháp 2: Chia nhóm để trẻ thực hành “đọc” truyện qua các hoạt động đa dạng.

-Kỹ năng nhận ra chữ viết có thể đọc thay lời nói

Biện pháp 1: Tạo tình huống cho trẻ thực hành: Viết thư, làm thiệp…từ đó nhận ra mối quan hệ giữa chữ viết và lời nói.

Biện pháp 2: Tổ chức trò chơi: “Viết và vẽ theo lời nói”

-Kỹ năng sử dụng kí hiệu/ hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ

Biện pháp 1: Khuyến khích trẻ tự tạo kí hiệu của riêng mình để diễn đạt những suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu.

Biện pháp 2: Cho trẻ viết lại, vẽ lại các quá trình hoạt động: thí nghiệm/ dã ngoại…

-Kỹ năng giải thích được mối quan hệ nguyên nhân – kết quả

Biện pháp 1: Thiết kế nhóm đồ chơi “Nguyên nhân – kết quả” và tổ chức cho trẻ chơi.

Biện pháp 2: Tận dụng các cơ hội từ các hiện tượng tự nhiên, sự kiện xã hội, sự việc hằng ngày để trẻ tìm hiểu mối quan hệ

-Kỹ năng nhận ra và thực hiện theo quy tắc sắp xếp đơn giản

Biện pháp 1: Gợi ý các bài tập thực hiện theo quy tắc ở các góc chơi.

Biện pháp 2: Tổ chức cho trẻ thực hành sắp xếp các dụng cụ, đồ dùng, đồ chơi ở lớp theo quy tắc.

Kết quả nghiên cứu đã thể hiện rõ thực trạng mức độ kỹ năng tiền học đường của trẻ 5 – 6 tuổi, ngoài ra kết quả khảo nghiệm cho thấy tính khả thi của những biện pháp giúp phát triển kỹ năng tiền học đường đã được xây dựng trong đề tài.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

1.1.Kỹ năng tiền học đường bao gồm các kỹ năng ban đầu cần có trong lĩnh vực học tập để chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ vào lớp một, bao gồm: kỹ năng tiền đọc, kỹ năng tiền viết và kỹ năng tiền tính toán.

1.2.Kỹ năng tiền học đường của trẻ 5 – 6 tuổi hoàn thiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự sẵn sàng học tập ở trường tiểu học; giúp trẻ tự tin, chủ động trong hoạt động học tập, thích thú đến trường từ đó tạo hiệu quả tốt trong hoạt động học tập lâu dài về sau.

1.3.Mức độ kỹ năng tiền học đường của trẻ 5 – 6 tuổi ở một số trường tại Thành phố Hồ Chí Minh khá cao. Cụ thể: mức độ kỹ năng tiền đọc đạt từ 62.6% - 94%, mức độ kỹ năng tiền viết đạt từ 80.4% - 99.0%, mức độ kỹ năng tiền tính toán đạt từ 69.8% - 100%. Tuy nhiên, một số kỹ năng chỉ đạt mức trung bình hoặc đầu mức khá, cụ thể: kỹ năng đọc có kỹ năng “kể chuyện theo tranh” đạt mức trung bình 62.6%, kỹ năng tiền viết có kỹ năng “sử dụng kí hiệu, hình vẽ để thề hiện cảm xúc, ý nghĩ, nhu cầu, kinh nghiệm của bản thân” mức đạt là 80.4%, kỹ năng tiền tính toán có kỹ năng “giải thích được mối quan hệ nguyên nhân – kết quả đơn giản hằng ngày” mức đạt 69.8%, “nhận ra và thực hiện quy tắc sắp xếp đơn giản” mức đạt là 70.1% do một số nguyên nhân ảnh hưởng, trong đó các nguyên nhân chính là:

- Giáo viên chưa xây dựng và thực hiện công tác đánh giá sự phát triển của trẻ từ đó có biện pháp phát triển các kỹ năng còn hạn chế của trẻ.

- Nhận thức của giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động nhận thức, hình thành kỹ năng cho trẻ 5 tuổi chưa đầy đủ hoặc chưa chính xác.

- Giáo viên thiếu đầu tư trong việc sử dụng các biện pháp khác nhau giúp trẻ ôn luyện, thực hành, luyện tập các kỹ năng còn hạn chế.

1.4.Một số biện pháp giúp phát triển các kỹ năng còn yếu: Kỹ năng kể truyện theo tranh

Biện pháp 1: Xây dựng và tổ chức hoạt động góc “Kể truyện theo tranh” Biện pháp 2: Tổ chức hội thi “Kể truyện sáng tạo theo tranh”

Kỹ năng giả bộ đọc theo truyện tranh đã biết

Biện pháp 1: Thường xuyên đọc truyện tranh cho trẻ nghe.

Biện pháp 2: Chia nhóm để trẻ thực hành “đọc” truyện qua các hoạt động đa dạng.

Kỹ năng nhận ra chữ viết có thể đọc thay lời nói

Biện pháp 1: Tạo tình huống cho trẻ thực hành: Viết thư, làm thiệp…từ đó nhận ra mối quan hệ giữa chữ viết và lời nói.

Biện pháp 2: Tổ chức trò chơi: “Viết và vẽ theo lời nói”

Kỹ năng sử dụng kí hiệu/ hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ

Biện pháp 1: Khuyến khích trẻ tự tạo kí hiệu của riêng mình để diễn đạt những suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu

Biện pháp 2: Cho trẻ viết lại, vẽ lại các quá trình hoạt động: thí nghiệm/ dã ngoại…

Kỹ năng giải thích được mối quan hệ nguyên nhân – kết quả

Biện pháp 1: Thiết kế nhóm đồ chơi “Nguyên nhân – kết quả” và tổ chức cho trẻ chơi.

Biện pháp 2: Tận dụng các cơ hội từ các hiện tượng tự nhiên, sự kiện xã hội, sự việc hằng ngày để trẻ tìm hiểu mối quan hệ

Kỹ năng nhận ra và thực hiện theo quy tắc sắp xếp đơn giản

Biện pháp 1: Gợi ý các bài tập thực hiện theo quy tắc ở các góc chơi.

Biện pháp 2: Tổ chức cho trẻ thực hành sắp xếp các dụng cụ, đồ dùng, đồ chơi ở lớp theo quy tắc.

1.5.Kết quả khảo nghiệm đã chứng minh tính khả thi của các biện pháp này, đồng thời khi thực hiện cần thực hiện đồng bộ với các biện pháp chung để đạt hiệu quả cao trong việc phát triển và củng cố kỹ năng tiền học đường của trẻ.

1.6.So với giả thuyết đặt ra kỹ năng tiền học đường của trẻ 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạt mức trung bình thì kết quả nghiên cứu là đạt mức khá cao. Chỉ một số ít kỹ năng đạt ở mức trung bình và đầu mức khá. Điều này cho thấy công tác chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở trường Tiểu học của một số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện khá tốt. Tuy nhiên cần thực hiện hiệu quả các biện pháp đã xây dựng giúp hoàn thiện kỹ năng tiền học đường cho trẻ, giúp trẻ sẵn sàng vào lớp một.

Kiến nghị

1.1.Ban giám hiệu cần xây dựng kế hoạch đánh giá sự phát triển của trẻ 5 – 6 tuổi theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.

1.2.Cần xác định rõ hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động vui chơi, do đó các biện pháp tổ chức cho trẻ hoàn thiện kỹ năng tiền học đường phải hướng đến dưới hình thức của hoạt động “học mà chơi, chơi mà học” tránh tổ chức dưới hình thức học tập nặng nề như trường tiểu học.

1.3.Có thể áp dụng các bài tập đo nghiệm đã xây dựng như công cụ để đánh giá sự phát triển các kỹ năng của trẻ. Tuy nhiên, khi sử dụng cần lưu ý một số điểm như sau:

- Cần chuẩn bị đầy đủ các giáo cụ, phương tiện theo yêu cầu của bài tập trước khi tiến hành đánh giá trẻ. Tuy nhiên, vẫn có thể sử dụng linh động các giáo cụ, đồ chơi khác một cách linh động mà vẫn đáp ứng đúng yêu cầu của kỹ năng.

- Tạo không khí thoải mái, tự nhiên, động viên trẻ để kết quả mang tính khách quan hơn. Tùy vào giai đoạn đánh giá mà giáo viên có thể gợi ý hoặc không gợi ý khi trẻ thực hiện yêu cầu giúp đánh giá chính xác kết quả, từ đó có biện pháp tác động phù hợp.

1.4.Có thể áp dụng các biện pháp đã được xây dựng dành cho các kỹ năng còn yếu, tuy nhiên cần dựa vào điều kiện thực tế của trường, lớp, sự phối hợp từ phụ huynh để có thể thay đổi, bổ sung để các biện pháp có hiệu quả cao nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. A. Chafel Judit, Làm thế nào để khả năng sớm biết đọc và viết hình thành một cách tự nhiên ở trẻ, Tạp chí Giáo dục Mầm non, số 3/ 1999.

2. Anne Débarède và Eveline Laurent (1996), Cuốn sách dành cho các bậc cha mẹ có con học mẫu giáo và tiểu học, Nxb Giáo Dục.

3. Phan Lan Anh (2012), Trò chơi với sự phát triển kỹ năng tiền đọc, viết của trẻ Mầm non, Tạp chí Giáo Dục(số 230).

4. Nguyễn Thị Phương Anh, 10 Biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo đến trường tiểu học, Tạp chí Giáo dục Mầm non, số 18/ 2008

5. Nguyễn Thị Kim Anh, Công cụ theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Kỷ yếu hội thảo khoa học “Công cụ theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5 tuổi” - trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Tp. Hồ Chí Minh Tháng 10/2013.

6. Đào Thanh Âm (chủ biên) (2007), Giáo dục học mầm non (tập 3), Nxb Đại Học Sư phạm Hà Nội.

7. Bộ giáo dục và đào tạo (2009), Chương trình giáo dục mầm non. 8. Bộ giáo dục và đào tạo (2012), Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.

9. Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục Mầm non Mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi.

10. Bộ giáo dục và đào tạo (2012), Tài liệu bồi dưỡng hè cho cán bộ quản lí và giáo viên mầm non, Nxb Giáo dục.

11. Bộ giáo dục và đào tạo (2010), Tài liệu hướng dẫn sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi.

12. C.V. Cidorskaia (2004), Hình thành cho trẻ những kĩ năng đầu tiên cho hoạt động học tập, Tạp chí Trẻ trong trường mầm non, Số 2/2004, (Lê Thị Thanh Nga dịch).

13. Khoo Kim Choo, Toán học trong cuộc sống hằng ngày của trẻ, Tạp chí Giáo dục Mầm non, số 6/ 2002.

14. Vũ Dũng (2008), Từ điển tâm lý học, Nxb Từ điển bách khoa.

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển kỹ năng tiền học đường cho trẻ 5 – 6 tuổi (Trang 71 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)