Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển kỹ năng tiền học đường cho trẻ 5 – 6 tuổi (Trang 40)

Thành phố Hồ Chí Minh gồm 24 quận huyện, trong đó có 15 quận nội thành và 9 quận ngoại thành. Để kết quả nghiên cứu mang tính khách quan, chúng tôi chọn lựa 6 trường ngẫu nhiên để tiến hành khảo sát gồm:

3 trường mầm non thuộc 3 quận nội thành: -Trường mầm non Bình Minh - Quận 8

-Trường Mầm non Nhà Bé Yêu - Quận Bình Thạnh -Trường Mầm non Măng Non I - Quận 10

3 trường mầm non thuộc 3 quận ngoại thành:

-Trường Mầm non Bông Hồng - Quận Bình Tân -Trường Mầm non Tân Thông Hội – Huyện Củ Chi -Trường Mầm non Anh Duy - Quận Bình Chánh

2.1.2. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng

2.1.2.1. Mục đích nghiên cứu

Xác định thực trạng mức độ hình thành kỹ năng tiền học đường của trẻ 5 – 6 tuổi, trên cơ sở đó xây dựng biện pháp giúp phát triển kỹ năng tiền học đường cho trẻ 5 - 6 tuổi.

2.1.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực trạng

a) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Điều tra giáo viên bằng phiếu hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng mức độ nguyên nhân.

b) Phương pháp chuyên gia

Khảo sát ý kiến của các giáo viên về mức độ hiệu quả của các biện pháp giúp nâng cao chất lượng của kỹ năng tiền học đường.

c) Phương pháp đo nghiệm

Dựa trên cơ sở:

-Chương trình giáo dục mầm non mới.

-Mục tiêu giáo dục mầm non

-Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi

Để xây dựng hệ thống bài tập đánh giá mức độ kỹ năng tiền học đường của trẻ 5 – 6 tuổi (Phụ lục 1, phụ lục 2, phụ lục 3)

d) Phương pháp sử lý số liệu bằng toán thống kê.

Sử dụng toán thống kê để xử lý các số liệu đã thu thập được, tất cả các số thống kê được xử lý với sự trợ giúp của phần mềm máy tính SPSS.

2.1.3. Bài tập đánh giá

Bài tập đánh giá được thiết kế gồm bốn phần:

-Chuẩn bị: Giáo cụ, phương tiện để đánh giá

-Yêu cầu: hướng dẫn và các nhiệm vụ giao cho trẻ để kiểm tra, đo đạc cùng với trình tự tiến hành các việc đó.

-Thực hiện: đánh giá mức độ kỹ năng của trẻ theo kết quả trẻ thực hiện các nhiệm vụ được giao. Trong các phương án đánh giá quy định: kết quả trẻ đạt như thế nào thì tương ứng với mức “Đạt”, kết quả trẻ thực hiện như thế nào thì tương ứng với mức “Không đạt”.

Cụ thể, khi đánh giá mức độ nhận biết ý nghĩa của một số kí hiệu, biểu tượng gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống.

Chúng tôi sẽ đánh giá mức độ kỹ năng của trẻ theo kết quả trẻ thực hiện các nhiệm vụ được giao như sau:

-Đạt: Trẻ trả lời đúng ý nghĩa và nơi nhìn thấy của 3 kí hiệu.

-Không đạt: Trẻ trả lời chưa đúng ý nghĩa và nơi nhìn thấy 3 kí hiệu.

BÀI TẬP ĐO NGHIỆM KĨ NĂNG TIỀN ĐỌC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài tập 1: đánh giá kỹ năng tri giác hướng của việc đọc, có một số hành vi như người đọc sách (Phụ lục 1, trang 86)

Bài tập 2: đánh giá kỹ năng nói được ý nghĩa của một số kí hiệu, biểu tượng trong cuộc sống (Phụ lục 1, trang 88).

Bài tập 3: đánh giá kỹ năng giả bộ đọc truyện theo truyện tranh đã biết (Phụ lục 1, trang 89).

Bài tập 4: đánh giá kỹ năng kể chuyện theo tranh (Phụ lục 1, trang 90).

Bài tập 5: đánh giá kỹ năng nhận dạng được chữ cái trong các bảng tiếng Việt và phát âm được các âm đó (Phụ lục 2, trang 92).

BÀI TẬP ĐO NGHIỆM KĨ NĂNG TIỀN VIẾT

Bài tập 1: đánh giá kỹ năng nhận ra chữ viết có thể đọc thay cho lời nói. (Phụ lục 2, trang 93)

Bài tập 2: đánh giá kỹ năng sử dụng ký hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân (Phụ lục 2, trang 95)

Bài tập 3: đánh giá kỹ năng “viết” tên bản thân theo cách của mình (Phụ lục 2, trang 97)

Bài tập 4: đánh giá kỹ năng “viết” chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới (Phụ lục 2, trang 98)

Bài tập 5: đánh giá bốn kỹ năng: bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái; Tô đồ được chữ cái và chữ số trong bảng chữ, số tiếng Việt; Tư thế ngồi đúng; Có kỹ năng cầm bút và sử dụng bút đúng (Phụ lục 2, trang 99)

BÀI TẬP ĐO NGHIỆM KĨ NĂNG TIỀN TÍNH TOÁN

Bài tập 1: đánh giá kỹ năng giải thích được mối quan hệ nguyên nhân – kết quả đơn giản hằng ngày (Phụ lục 3, trang 101)

Bài tập 2: đánh giá kỹ năng nhận ra và thực hiện quy tắc sắp xếp đơn giản (Phụ lục 3, trang 102)

Bài tập 3: đánh giá kỹ năng nói được ngày trên lốc lịch, giờ chẵn trên đồng hồ (Phụ lục 3, trang 103)

Bài tập 4: đánh giá kỹ năng xác định được vị trí (trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của một vật so với một vật khác (Phụ lục 3, trang 104)

Bài tập 5: đánh giá kỹ năng gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự (Phụ lục 3, trang 105)

Bài tập 6: đánh giá kỹ năng phân biệt hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hằng ngày. (Phụ lục 3, trang 106)

Bài tập 7: đánh giá kỹ năng nhận ra con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10. (Phụ lục 3, trang 108)

Bài tập 8: đánh giá kỹ năng tách 10 đối tượng thành hai nhóm bằng ít nhất hai cách và so sánh số lượng giữa hai nhóm đối tượng (Phụ lục 3, trang 109)

Bài tập 9: đánh giá kỹ năng đo độ dài và nói kết quả (Phụ lục 3, trang 110) Bài tập 10: đánh giá kỹ năng chỉ ra được khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật và khối trụ theo yêu cầu (Phụ lục 3, trang 111)

Bài tập 11: đánh giá kỹ năng loại được một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại (Phụ lục 3, trang 112)

2.2.Kết quả nghiên cứu thực trạng kỹ năng tiền học đường của trẻ 5 – 6 tuổi 2.2.1. Mô tả khách thể nghiên cứu 2.2.1. Mô tả khách thể nghiên cứu

Nghiên cứu tiến hành trên 388 trẻ gồm: 195 trẻ tại 3 trường quận nội thành, 193 trẻ tại 3 trường quận ngoại thành.

Các trẻ được giáo viên đánh giá bằng cách thực hiện các bước tiến hành đã được thiết kế trong bộ công cụ. Phương tiện đánh giá do người nghiên cứu chuẩn bị hoặc do giáo viên sử dụng các giáo cụ trong lớp để sử dụng trong công tác đánh giá mức độ các kĩ năng tiền học đường của trẻ.

Số lượng trẻ được tiến hành nghiên cứu tại các trường tương đương nhau từ 64 đến 66 trẻ tại mỗi trường

Bảng 2.1. Khách thể nghiên cứu Trường Số trẻ Tỉ lệ % Nữ Nam Nội thành Trường Nhà Bé Yêu 34 32 17.0% Trường MG Bình Minh 31 33 16.5% Trường Măng Non I 32 33 16.8%

Ngoại thành Trường MN Anh Duy 32 35 16.5%

Trường Bông Hồng 35 30 16.8%

Tổng cộng 388 100.0% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2. Thực trạng mức độ kỹ năng tiền đọc của trẻ 5 – 6 tuổi. Bảng 2.2. Mức độ kỹ năng tiền đọc Bảng 2.2. Mức độ kỹ năng tiền đọc Mức độ kỹ năng tiền đọc Mức độ biểu hiện Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Đạt Không đạt Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

Tri giác đúng hướng đọc 342 88.1% 46 11.9% 1.88 0.32 Nói được ý nghĩa một số kí

hiệu, biểu tượng trong cuộc

sống 356 91.8% 32 8.2% 1.92 0.28

Thao tác như người đọc sách 368 94.8% 20 5.2% 1.95 0.22 "Đọc" theo truyện tranh đã

biết 289 74.5% 99 25.5% 1.74 0.44 Kể chuyện theo tranh 243 62.6% 145 37.4% 1.63 0.48 Phát âm được tên âm 29 chữ

cái 348 89.7% 40 10.3% 1.90 0.30

Ở kỹ năng tiền đọc trẻ có mức đạt tỉ lệ cao. Trong đó “thao tác như người đọc sách” có tỉ lệ đạt cao nhất (94.8%), “nói được ý nghĩa một số kí hiệu, biểu tượng trong cuộc sống” chiếm vị trí thứ hai (91.8%), “phát âm được tên âm của 29 chữ

cái” xếp vị trí thứ ba (89.7%). Nhưng “biết kể chuyện theo tranh” lại có tỉ lệ đạt thấp nhất (62.6%). Qua thực tế quan sát và khảo sát chúng tôi nhận thấy với tiêu chí “thao tác như người đọc sách” là một tiêu chí được trẻ thực hiện dễ dàng với hoạt động lật giở sách, chỉ ra được cấu tạo của cuốn sách, cầm sách đúng chiều vì đây là hoạt động trẻ được tham gia thường xuyên. Trẻ cầm sách chưa đúng chiều ở tỉ lệ thấp (5.2%) do trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen với sách giáo viên giới thiệu cấu tạo của sách, vị trí tên tác giả vào đầu năm năm học nhưng sau đó giáo viên ít khi ôn luyện lại với trẻ nên một số trẻ không đạt ở tiêu chí này. Tiêu chí “phát âm được tên âm 29 chữ cái” có tỉ lệ đạt ở mức cao thứ ba (89.7%), tỉ lệ chưa đạt (10.3%) những trẻ này còn nhầm lẫn âm này với âm khác hoặc không nhớ từ 2 - 3 âm. Các âm trẻ thường nhầm lẫn là p – q, ô – ơ, u – ư. Nguyên nhân là trẻ còn nhầm lẫn vị trí nét thẳng đứng của chữ p và q, nhầm lẫn dấu mũ của chữ ô với nét râu của

chữ ơ, tương tự trẻ cũng còn phát âm nhầm lẫn giữa chữ u và chữ ư. Khi phỏng vấn giáo viên về tình trạng trên thì giáo viên cho biết một số trẻ trong lớp còn nhầm lẫn nhưng ít có thời gian sửa, khi được hỏi giáo viên có thiết kế các trò chơi góc luyện phát âm, trò chơi phân biệt chữ cái thì giáo viên thừa nhận là chưa.

Biểu đồ 2.1. So sánh điểm trung bình kỹ năng tiền đọc

Với tiêu chí “biết kể chuyện theo tranh”, trẻ có tỉ lệ đạt thấp nhất (62.6%) do không kể được câu chuyện một cách hợp lý, có mở đầu kết thúc dù đã sắp xếp theo một trình tự hoặc chỉ nói được nội dung của 3/5 bức tranh. Từ thực tế quan sát chúng tôi nhận thấy giáo viên có tổ chức cho trẻ kể truyện theo tranh, tuy nhiên, số lần tổ chức trong một tháng có khi chưa được 1 lần, có lớp tổ chức 1 đến 2 trong một tháng hoặc không tổ chức, số lớp tổ chức 1 lần/tuần đạt tỉ lệ thấp

Khi khảo sát số lần giáo viên tổ chức kể chuyện theo tranh trong tháng bằng bảng hỏi với câu hỏi “Nếu giáo viên chưa hướng dẫn trẻ kể chuyện theo tranh thì ảnh hưởng đến mức độ của kỹ năng trên ở mức nào?” kết quả khảo sát cho thấy: “không ảnh hưởng” (5.3%), ảnh hưởng (60.5%), rất ảnh hưởng (34.2%) như vậy vẫn có một số giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động và hướng dẫn trẻ kể chuyện theo tranh.

Tiêu chí ““đọc” lại theo truyện tranh đã biết” – đọc giả bộ theo truyện tranh đã biết là tiêu chí có tỉ lệ đạt thấp thứ hai. Thời lượng giáo viên tổ chức các hoạt

động cho trẻ đọc truyện giả bộ còn ít hoặc không tổ chức trong một tháng cho trẻ là nguyên nhân đầu tiên, kế tiếp giáo viên chưa nhận thức đúng và đầy đủ về việc tổ chức cho trẻ “kể chuyện giả bộ theo truyện tranh đã biết”. Khi trả lời câu hỏi “Các hoạt động hiệu quả nhất để giáo viên hướng dẫn và trẻ thực hành kỹ năng kể chuyện giả bộ theo truyện tranh đã biết?” kết quả cho thấy giáo viên trả lời đúng (13.2%) là: Hoạt động đón trả trẻ, hoạt động góc, hoạt động làm quen với sách là những hoạt động hiệu quả nhất để giáo viên tổ chức hướng dẫn và cho trẻ thực hành kỹ năng kể chuyện giả bộ theo truyện tranh đã biết. Như vậy, nguyên nhân là do giáo viên chưa nhận thức đúng các hoạt động cần thiết tổ chức cho trẻ và thời lượng tổ chức các hoạt động cho trẻ còn hạn chế nên trẻ chưa có cơ hội kể chuyện giả bộ. Qua phỏng vấn thì 3 trong số 38 giáo viên cho biết vì tập trung nhiều thời gian cho tiêu chí nhận biết, phân biệt 29 chữ cái nên ít dành thời gian cho các kỹ năng “kể chuyện theo tranh”, ““đọc” lại theo truyện tranh đã biết”.

Như vậy, các kỹ năng tiền đọc đều đạt ở mức khá cao, tuy nhiên, trong đó có hai tiêu chí chỉ đạt mức trung bình và đầu khá. Nguyên nhân cụ thể là do nhận thức của giáo viên về sự cần thiết hướng dẫn trẻ các hoạt động của kỹ năng tiền đọc chưa cao hoặc phương pháp tổ chức chưa đúng. Bên cạnh đó giáo viên chỉ tập trung vào một số kỹ năng nên mức độ đạt của các kỹ năng không đồng đều.

Nguyên nhân kế tiếp là một số giáo viên vẫn chưa hoặc ít lồng ghép các kiến thức, kỹ năng đã hình thành ở trẻ vào các hoạt động khác nhau, các chủ đề khác nhau để trẻ có cơ hội thực hành, ôn luyện.

2.2.2.1. So sánh mức độ kỹ năng tiền học đường theo giới tính

Bảng 2.3. So sánh mức độ kỹ năng tiền đọc theo giới tính

Mức độ kỹ năng tiền đọc Nam Nữ Sig SL % SL %

Tri giác đúng hướng của

việc đọc Không đạt Đạt 163 27 14.2% 85.8% 179 19 90.4% 9.6% 0.20

Nói được ý nghĩa một số kí hiệu, biểu tượng trong

cuộc sống Không đạt Đạt 167 23 12.1% 87.9% 189 9 95.5% 4.5% 0.009

Thao tác như người đọc sách

Không đạt 14 7.4% 6 3.0%

0.06

Đạt 176 92.6% 192 97.0%

đã biết Đạt 125 65.8% 164 82.8%

Kể chuyện theo tranh Không đạt 85 44.7% 60 30.3% 0.005 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đạt 105 55.3% 138 69.7%

Phát âm được tên âm 29

chữ cái Không đạt Đạt 174 16 91.6% 8.4% 174 24 12.1% 87.9% 0.24

Bảng 2.3 cho thấy, mức độ kỹ năng tiền đọc theo giới tính, trong đó có hai kỹ năng không có sự khác biệt ý nghĩa (sig ≥ 0.05) là “tri giác đúng hướng của việc đọc” (sig = 0.20), “phát âm được tên âm 29 chữ cái” (sig = 0.24) và “thao tác như người đọc sách” (sig = 0.06), ba kỹ năng còn lại có sự khác biệt có ý nghĩa (sig ≤ 0.05) giữa nam và nữ là “nói được ý nghĩa một số kí hiệu, biểu tượng trong cuộc sống” (sig = 0.009), , “"Đọc" theo truyện tranh đã biết” (sig = 0.00), “Kể chuyện theo tranh” (sig = 0.005).

Trong ba kỹ năng có sự khác biệt có ý nghĩa, thì mức độ đạt của trẻ nữ đều cao hơn trẻ nam. Như vậy, kỹ năng tiền đọc có sự khác biệt nhiều giữa nam và nữ, trong đó kỹ năng tiền đọc của nữ cao hơn nam.

2.2.2.2. So sánh mức độ kỹ năng tiền học đường khu vực nội thành và ngoại thành

Bảng 2.4. So sánh mức độ kỹ năng tiền đọc theo khu vực nội thành và ngoại thành

Mức độ kỹ năng tiền đọc Nội thành Ngoại thành Sig SL % SL %

Tri giác đúng hướng của

việc đọc Không đạt 67 34.7%

15 7.80%

0.01 Đạt 126 65.3% 178 92.2%

Nói được ý nghĩa một số kí hiệu, biểu tượng trong cuộc sống

Không đạt 24 12.3% 18 9.2%

0.003 Đạt 171 87.7% 177 90.8%

Thao tác như người đọc sách

Không đạt 8 4.10% 2 1%

0.00 Đạt 195 95.9% 191 99%

"Đọc" theo truyện tranh đã

biết Không đạt 41 21.0% Đạt 154 79.0% 128 67 34.4% 65.6% 0.027 Kể chuyện theo tranh Không đạt 58 30.10% 78 40.4% 0.13

Đạt 135 69.9% 115 59.6% Phát âm được tên âm 29

Theo bảng 2.4, kết quả khảo sát kỹ năng tiền đọc tại sáu trường thuộc ngoại thành và nội thành tại thành phố Hồ Chí Minh có mức độ đạt khá cao. Trong đó, có năm kỹ năng có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nội thành và ngoại thành, cụ thể là “tri giác đúng hướng của việc đọc” (sig = 0.01), “nói được ý nghĩa một số kí hiệu, biểu tượng trong cuộc sống” (sig = 0.003), “thao tác như người đọc sách” (sig = 0.00), “"Đọc" theo truyện tranh đã biết” (sig = 0.027), “phát âm được tên âm 29 chữ cái” (sig = 0.01).

Trong năm kỹ năng trên thì có 4 kỹ năng có mức độ đạt của nội thành thấp hơn ngoại thành. Cụ thể, kỹ năng “tri giác đúng hướng của việc đọc” nội thành (65.3%) ngoại thành (92.2%), “nói được ý nghĩa một số kí hiệu, biểu tượng trong cuộc sống” nội thành đạt (87.7%) ngoại thành (90.8%), “thao tác như người đọc sách” nội thành (95.9%) ngoại thành (99%), “phát âm được tên âm 29 chữ cái” nội thành (86.2%) ngoại thành (93.3%).

Ngoài ra, kỹ năng “biết kể chuyện theo tranh” không có sự khác biệt có ý nghĩa. Đồng thời, đây là kỹ năng có mức đạt ở nội thành và ngoại thành đều ở mức trung bình, cụ thể là nội thành đạt (69.9%) và ngoại thành (59.6%). Điều này cho

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển kỹ năng tiền học đường cho trẻ 5 – 6 tuổi (Trang 40)