Nội dung các biện pháp

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển kỹ năng tiền học đường cho trẻ 5 – 6 tuổi (Trang 66 - 71)

2.4.1.1. Kỹ năng tiền đọc

a) Kỹ năng biết kể chuyện theo tranh

Biện pháp 1: Xây dựng và tổ chức hoạt động góc “Kể chuyện theo tranh”.

Góc “Kể chuyện theo tranh” là phương tiện rất hữu ích cho công tác hướng dẫn và thực hành kỹ năng kể chuyện theo tranh của trẻ. Vì nếu trẻ được thực hành thường xuyên trong tâm lý hứng thú thì kỹ năng kể chuyện theo tranh của trẻ sẽ phát triển.

Chuẩn bị:

- Tranh rời có nội dung liên kết với nhau hoặc tranh về một câu truyện phù hợp lứa tuổi của trẻ.

- Số lượng tranh: Từ 4 đến 6 tranh cho một câu truyện.

- Khung đặt tranh: Do giáo viên tự thiết kế trên tường, đặt cạnh nhau, từ 4 – 6 khung để trẻ gắn tranh lên trên trường để kể.

Cách thức thực hiện: Giáo viên chuẩn bị các bức tranh rời có nội dung liên

kết với nhau hoặc của một câu chuyện. Sau đó gắn các bức tranh có nội dung liên kết với nhau hoặc bức tranh của một câu truyện lên các ô. Sau đó giáo viên gợi ý cho trẻ đàm thoại về nội dung từng tranh sau đó kể thành một câu truyện. Khi các trẻ đã biết cách chơi giáo viên cho trẻ tự chơi trong giờ hoạt động góc, giờ đón trả trẻ.Để trẻ hứng thú hơn, giáo viên cho trẻ tự sưu tầm tranh ảnh tại gia đình mang

đến lớp để các bạn cùng kể. Như vậy, góc kể truyện sẽ được thay đổi thường xuyên về tranh ảnh, tạo sự mới mẻ, phong phú từ đó thu hút trẻ chơi.

Yêu cầu:Trẻ có thể kể sáng tạo theo ý tưởng của bản thân, giáo viên không áp đặt trẻ kể theo truyện có sẵn. Tuy nhiên, kết cấu truyện cần có: mở đầu, thân truyện, kết truyện.

Biện pháp 2:Tổ chức hội thi “Kể truyện sáng tạo theo tranh”.

Tổ chức hội thi tại trường hoặc tại lớp theo chủ đề sẽ giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động kể truyện theo tranh. Việc lên kế hoạch tổ chức hội thi sẽ giúp giáo viên phát huy kỹ năng sư phạm đồng thời kích thích trẻ sáng tạo hơn.

Chuẩn bị:

- Tranh rời có nội dung liên kết với nhau hoặc tranh về một câu truyện phù hợp lứa tuổi của trẻ.

- Quà phát thưởng cho trẻ

- Nhạc nền cho câu truyện, âm thanh. - Trang trí sân khấu.

Cách thức thực hiện: Giáo viên tổ chức thường xuyên hằng tháng để tổng kết

lại quá trình rèn luyện, thực hành kể chuyện của trẻ. Để tổ chức tốt khâu cho trẻ chuẩn bị câu truyện, giáo viên cần quan sát thường xuyên khi trẻ tham gia giờ hoạt động làm quen tác phẩm văn học, giờ hoạt động tại góc “Kể truyện theo tranh” giúp trẻ lựa chọn được câu truyện, củng cố sự tự tin của trẻ trong hoạt động kể chuyện và kích thức sự sang tạo ở trẻ.

Yêu cầu: Giáo viên để trẻ tự do lựa chọn câu truyện của minh, động viên trẻ thể hiện theo khả năng hiện có, từng bước phát triển kỹ năng đã có ở trẻ.

b)Kỹ năng giả bộ đọc truyện theo truyện tranh đã biết Biện pháp 1:Thường xuyên đọc truyện tranh cho trẻ nghe.

Hoạt động đọc truyện thường xuyên cho trẻ nghe tạo cho trẻ một tình yêu với tác phẩm văn học, trẻ nghe và nhớ các nội dung câu truyện sau đó sẽ thích được đọc truyện cho các bạn nghe.

Truyện tranh quen thuộc đã được cô đọc cho trẻ nghe.

Cách thức thực hiện:

Giáo viên thường xuyên đọc truyện cho trẻ nghe trong giờ trả trẻ, đầu giờ ngủ, hoạt động góc, giờ sinh hoạt chiều. Khi kể giọng diễn cảm, giới thiệu tên truyện, giải thích ý nghĩa câu truyện.

Yêu cầu: Giáo viên thường xuyên thay đổi truyện mới khi các trẻ đã làm quen

nội dung, các tình tiết của câu truyện giúp trẻ có sự thay đổi thường xuyên tránh nhàm chán.

Biện pháp 2: Chia nhóm để trẻ thực hành giả vờ đọc truyện tranh đã biết qua các hoạt động đa dạng.

Trẻ còn nhỏ chưa biết chữ nên chưa biết đọc, trẻ chỉ giả vờ đọc truyện những truyện tranh đã biết. Vì thế biện pháp đọc truyện cho trẻ nghe thường xuyên của cô ở trên sẽ cung cấp cho trẻ các cốt truyện, một số tình tiết truyện giúp trẻ khi muốn đọc truyện sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn.

Chuẩn bị: Tranh truyện quen thuộc, phù hợp lứa tuổi.

Cách thức thực hiện: Cô hướng dẫn trẻ cách đọc lại các truyện tranh đã biết dựa trên kinh nghiệm, trí nhớ của bạn thân hoặc đoán các chữ cái trong truyện. Khi trẻ đã biết cách kể truyện theo truyện tranh đã biết thì cô gợi ý cho trẻ dùng tay chỉ theo hướng chữ đang đọc và đoán các chữ cái đã học. Giáo viên có thể gợi ý trẻ cùng đọc truyện cho cô và các bạn cùng nghe hoặc giúp cô đọc truyện trong các giờ ngủ, giờ trả trẻ hoặc có thể cho trẻ bóc thăm câu truyện sẽ đọc giúp trẻ hào hứng tham gia hoạt động.

Yêu cầu: Giáo viên thường xuyêncung cấp cho trẻ các câu truyện mới phù hợp lứa tuổi, nội dung truyện phong phú hấp dẫn trẻ.

2.4.1.2. Kỹ năng tiền viết

a) Kỹ năng nhận ra chữ viết có thể đọc thay cho lời nói

Biện pháp 1: Tạo tình huống cho trẻ thực hành: Viết thư, làm thiệp…từ đó nhận ra mối quan hệ giữa chữ viết và lời nói.

Chuẩn bị:giấy, vật liệu trang trí, bút màu, viết chì, tình huống.

Cách thức tiến hành: Cô tạo tình huống khi hỏi trẻ: “Nếu điện thoại của nhà

mình bị hư, máy tính cũng bị hư mà các con muốn mời ông bà đến nhà mình chơi, con sẽ làm sao?”.

“Các chú bộ đội ở ngoài đảo xa lắm, muốn nói chúc các chú mạnh khỏe thì chúng ta phải làm sao?”.

“Chúng ta tặng tranh cho các chú bộ đội nhưng làm cách nào để giới thiệu đến các chú bộ đội biết đây là tranh con tặng các chú?”

Sau đó giáo viên cho trẻ giấy và viết để viết những chữ cái, kí hiệu, viết tên dưới thư sau đó cho trẻ đọc lại những chữ, kí hiệu đã viết và giáo viên giải thích mối quan hệ giữa chữ viết và lới nói.

Biện pháp 2: Tổ chức trò chơi: “Viết và vẽ theo lời nói” Chuẩn bị:

- Giấy đã viết các kí hiệu, chữ cái trẻ đã được làm quen - Giấy A5 mỗi trẻ một tờ, viết chì

Cách thức thực hiện: Cho mỗi trẻ một tờ giấy A5, một trẻ sẽ đọc lần lượt các

kí hiệu, chữ cái trong tờ giấy do cô chuẩn bị. Các trẻ khác sẽ viết/ vẽ lại các chữ cái, kí hiệu mà bạn đọc. Sau một thời gian, cô kết thúc nêu kết luận về mối liên quan giữa chữ viết và lời nói: Các con đã ghi lại các chữ cái từ lời nói của bạn/ bạn đã nói lại đọc lại các chữ viết bằng lời nói. Như vậy trẻ vừa chơi hứng thú vừa nhận ra mối quan hệ của chữ viết và lời nói.

b)Kỹ năng sử dụng kí hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ, kinh nghiệm của bản thân.

Biện pháp 1: Động viên khuyến khích trẻ tự tạo các kí hiệu của riêng mình để diễn đạt những suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu, kinh nghiệm của bản thân.

Chuẩn bị:Giấy trắng, viết chì, viết màu.

Cách thức thực hiện: Trong các hoạt động học, hoạt động góc, giáo viên luôn

khuyến khích trẻ vẽ lại, viết lại những suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu của bản thân bằng những hình vẽ, kí hiệu do trẻ tự nghĩ ra hoặc trẻ đã nhìn thấy. Giáo viên luôn động viên khuyến khích trẻ, tạo không khí tự do, thoải mái cho trẻ sang tạo, tuy nhiên để trẻ hoạt động hiệu quả, giáo viên cần đưa ra đề tài: vẽ món quà con thích được ông già Noel tặng.

Biện pháp 2: Thường xuyên cho trẻ viết lại, vẽ lại các quá trình hoạt động: thí nghiệm/ dã ngoại…

Chuẩn bị: giấy, viết, bút màu.

phá: hoa đổi màu, nước bốc hơi, đậu nảy mầm giáo viên cho trẻ vẽ lại bằng hình ảnh quá trình đó. Sau khi trẻ đã biết cách thức vẽ lại quá trình đó, giáo viên nâng dần độ khó là vẽ lại bằng kí hiệu hoặc viết lại bằng chữ cái.Tương tự với hoạt động tham quan, dã ngoại, lễ hội giáo viên cũng cho thực hiện.

2.4.1.3. Kỹ năng tiền viết

a) Kỹ năng giải thích được mối quan hệ nguyên nhân – kết quả hằng ngày Biện pháp 1: Thực hiện nhóm đồ chơi “Nguyên nhân – kết quả” đa dạng cho trẻ chơi.

Chuẩn bị:

- Hình ảnh thể hiện mối quan hệ nguyên nhân – kết quả. - Khung nhựa, khung giấy, bìa giấy

Cách thức thực hiện: Giáo viên thiết kế các đồ chơi phong phú có hình ảnh mối quan hệ nguyên nhân – kết quả. Đồ chơi có thể là dạng bảng quay hai mặt để trẻ tìm mặt tương ứng còn lại, hoặc đồ chơi lật hình đến khi hai bạn lật được hết các cặp hình nguyên nhân – kết quả… Khi tham gia vào trò chơi, trẻ học một cách tự nhiên và hứng thú, đồ chơi cũng có thể sử dụng lâu bền và thay đổi các cặp hình ảnh mới khi trẻ đã chơi tốt và giải thích tốt các cặp hình cũ.

Biện pháp 2: Tận dụng các cơ hội từ các hiện tượng tự nhiên, sự kiện xã hội, sự việc hằng ngày để trẻ tìm hiểu mối quan hệ nguyên nhân – kết quả.

Chuẩn bị: câu hỏi mở về chủ đề thảo luận, quà khuyến khích cho nhóm/ cá nhân tích cực tham gia.

Cách thức tiến hành: Giáo viên tận dụng sự thay đổi của khí hậu, các hiện

tượng thiên nhiên, các sự kiện xã hội và các sự việc hằng ngày quanh trẻ để trẻ được thảo luận, giải thích mối quan hệ nguyên nhân – kết quả. Ví dụ: Vì trời mưa to quá nên có nhiều cây bị gãy đổ trên đường, vì có nhiều cây gãy đổ nên đường bị kẹt…

Yêu cầu: giáo viên có thể cho trẻ tự đưa ra chủ đề thảo luận từ cuộc sống của trẻ: em bị con mèo cào xước tay, bà em bị ho…để chủ đề thảo luận phong phú và thực tế hơn đồng thời giúp trẻ rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân.

b)Kỹ năng nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo quy tắc

góc chơi.

Chuẩn bị: Bút màu, giấy, các loại hột hạt, hình ảnh….

Cách thức thực hiện: Trang trí đường viền của khung tranh bằng các hình ảnh/ kí hiệu theo quy tắc đơn giản ở góc tạo hình; xâu vòng đeo tay, vòng đeo cổ theo quy tắc do trẻ tự quy ước ở góc gia đình, sắp xếp hàng rào theo quy tắc xen kẽ các màu gạch/ loại gạch/ gạch và cây với nhau… là những hoạt động giáo viên dễ dàng tổ chức cho trẻ một cách thường xuyên giúp kĩ năng của trẻ phát triển.

Biện pháp 2: Tổ chức cho trẻ thực hành sắp xếp các dụng cụ, đồ dùng, kết nhóm ở lớp theo quy tắc.

Chuẩn bị: Sử dụng các giáo cụ, đồ dùng, đồ chơi sẵn có trong lớp.

Cách thức thực hiện: Giáo viên cho trẻ thực hành sắp xếp các đồ dùng trong lớp: Sắp ghế xen kẽ màu sắc; xếp hàng xen kẽ bạn trai bạn gái, xếp giường/ gối theo màu sắc xen kẽ….các hoạt động này dành cho các trẻ kỹ năng còn yếu thực hành. Khi trẻ được thao tác trực tiếp trên đồ vật, trẻ sẽ dễ nhận ra quy tắc và học được cách tiếp tục thực hiện theo quy tắc đã có.

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển kỹ năng tiền học đường cho trẻ 5 – 6 tuổi (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)