Nguyên nhân của thực trạng mức độ kĩ năng tiền học đường

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển kỹ năng tiền học đường cho trẻ 5 – 6 tuổi (Trang 62 - 66)

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy mức độ của kỹ năng tiền học đường đạt ở mức khá cao. Tuy nhiên, một số kỹ năng chỉ đạt ở mức trung bình/ đầu khá. Nguyên nhân cụ thể như sau:

Nguyên nhân ảnh hưởng đến kỹ năng tiền đọc

-Trong quá trình giáo dục trẻ giáo viên ít khi ôn luyện cho trẻ những kiến thức, kỹ năng đã học, vì thế trẻ bị mất đi những kiến thức, kỹ năng đã được hình thành.

-Khi phát hiện ra những trẻ kỹ năng còn yếu, chưa chính xác giáo viên chưa xây dựng các hoạt động thực hành bổ trở cho công tác sửa sai: tạo các trò chơi góc, tạo môi trường để các trẻ tự ôn luyện, giao nhiệm vụ chơi để trẻ sửa sai cho nhau, tổ chức các trò chơi để trẻ thi đua…giúp kỹ năng của trẻ tiến bộ hơn.

-Nhận thức về sự cần thiết hướng dẫn, tổ chức giáo dục các kỹ năng của giáo viên chưa đúng, biểu hiện qua việc giáo viên chỉ tập trung tổ chức, ôn luyện một số kỹ năng dẫn đến việc ít tổ chức hoặc không tổ chức các hoạt động cung cấp các kiến thức, kỹ năng còn lại

Nguyên nhân ảnh hưởng đến kỹ năng tiền viết

- Giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giúp trẻ nhận biết ý nghĩa của chữ viết đó chính là vai trò thực tiễn của hoạt động viết đối với chính bản thân trẻ, tương lai của trẻ từ đó trẻ nhận ra đó là nhu cầu của bản thân, thúc đẩy sự ham thích học tập, kích thích sự ghi nhớ ở trẻ mà trái lại chỉ tập trung vào các hoạt động nhận biết các chữ cái từ đó dẫn đến hậu quả thiếu chú ý trong các hoạt động làm quen chữ viết, không nhớ được các chữ cái, cách sử dụng bút không đúng, tư thế ngồi chưa đúng…

- Trẻ chưa có phương tiện phong phú và tự do thể hiện những kiến thức, kỹ năng, những kinh nghiệm đã có.

- Bao quát trong công tác sửa sai cho những trẻ kỹ năng còn yếu còn hạn chế: tư thế ngồi viết, sử dụng bút sai. Một phần của nguyên nhân trên là do sỉ số lớp hiện nay vẫn đông tại các trường nội thành và ngoại thành tại Thành phố Hồ Chí Minh.

 Nguyên nhân ảnh hưởng đến kỹ năng tiền tính toán

-Giáo viên chưa sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học, môi trường lớp, môi trường xung quanh trẻ, các hiện tượng thiên nhiên, sự kiện xã hội một cách hiệu quả để trẻ thực hành, rèn luyện các kiến thức, kỹ năng của mình.

-Chưa tạo cơ hội để trẻ áp dụng kiến thức, kỹ năng vào các hoạt động sinh hoạt hằng ngày ở trường, các hoạt động thực tế ở gia đình.

Ngoài những nguyên nhân cụ thể đối với từng kỹ năng trên trên thì chúng tôi nhận thấy có những nguyên nhân thực tế chung như sau:

-Nhà trường và giáo viên chưa xây dựng kế hoạch đánh giá sự phát triển ở trẻ 5 tuổi hoặc có xây dựng nhưng thực hiện chưa hiệu quả.

-Một số trường môi trường chơi chưa phong phú.

-Trong quá trình giáo dục, Giáo viên chưa sử dụng phương pháp tạo tình huống có vấn đề để trẻ tham gia quá trình học một cách tích cực, chủ động giúp kích thích nhận thức, hứng thú trong học tập.

-Hiệu quả phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh chưa cao

-Trẻ tham gia nhiều môn học ngoại khóa: Aerobic, Tiếng Anh nên giáo viên còn ít thời gian để giúp trẻ luyện tập các kỹ năng còn yếu.

-Thiếu nhiệt tình, tâm huyết với công việc.

Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ kỹ năng tiền học đường của trẻ 5 – 6 tuổi đạt ở mức khá cao, khác với giả thuyết nghiên cứu đặt ra là ở mức trung bình. Đây là một tín hiệu tốt trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một ở trường tiểu học.

Tuy nhiên, kết quả cho thấy kỹ năng tiền học đường của trẻ nữ cao hơn trẻ nam ở ba kỹ năng tiền đọc, kỹ năng tiền viết, kỹ năng tiền tính toán. Kỹ năng tiền học đường của trẻ ở các quận nội thành thấp hơn các trẻ ngoại thành.

Một số kỹ năng tiền học đường chỉ đạt mức trung bình hoặc khá do những nguyên nhân sau:

-Nhà trường và giáo viên chưa xây dựng kế hoạch đánh giá sự phát triển ở trẻ 5 tuổi hoặc có xây dựng nhưng thực hiện chưa hiệu quả.

-Trong quá trình giáo dục trẻ giáo viên ít khi ôn luyện cho trẻ những kiến thức, kỹ năng đã học, vì thế trẻ bị mất đi những kiến thức, kỹ năng đã được hình thành.

-Giáo viên chưa xây dựng các hoạt động thực hành bổ trở cho công tác sửa sai: tạo các trò chơi góc, tạo môi trường để các trẻ tự ôn luyện, giao nhiệm vụ chơi để trẻ sửa sai cho nhau, tổ chức các trò chơi để trẻ thi đua…giúp kỹ năng của trẻ tiến bộ hơn.

-Giáo viên chỉ tập trung tổ chức, ôn luyện một số kỹ năng dẫn đến việc ít tổ chức hoặc không tổ chức các hoạt động cung cấp các kiến thức, kỹ năng còn lại.

-Giáo viên chưa sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học, môi trường lớp, môi trường xung quanh trẻ, các hiện tượng thiên nhiên, sự kiện xã hội một cách hiệu quả trong công tác giáo dục, phát triển kỹ năng của trẻ.

-Một số trường môi trường chơi chưa phong phú.

-Trong quá trình giáo dục, Giáo viên chưa sử dụng phương pháp tạo tình huống có vấn đề để trẻ tham gia quá trình học một cách tích cực, chủ động giúp kích thích nhận thức, hứng thú trong học tập.

-Hiệu quả phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh chưa cao.

-Giáo viên thiếu nhiệt tình, tâm huyết với công việc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Trẻ tham gia nhiều môn học ngoại khóa trong giờ sinh hoạt chiều: Aerobic, Tiếng Anh nên giáo viên còn ít thời gian để giúp trẻ luyện tập các kỹ năng còn yếu.

Chương 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN HỌC ĐƯỜNG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI

Dựa vào chuẩn đánh giá trẻ 5 tuổi và kết quả nghiên cứu thực trạng chúng tôi xác định mức độ kỹ năng tiền học đường của các trẻ 5 – 6 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đạt mức khá cao. Tuy nhiên, vẫn có một số ít tiêu chí trong kỹ năng tiền học đường đạt ở mức trung bình và đầu mức khá. Với mong muốn chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp một, chúng tôi xây dựng các biện pháp để góp phần phát triển kỹ năng tiền học đường của trẻ.

Bảng 2.11. Các biện pháp giúp nâng cao kỹ năng tiền học đường NỘI DUNG KỸ NĂNG BIỆN PHÁP KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC Kể truyện theo tranh

Biện pháp 1: Xây dựng và tổ chức hoạt động góc “Kể truyện theo tranh”

Biện pháp 2:Tổ chức hội thi “Kể truyện sáng tạo theo tranh”

Giả bộ đọc theo truyện tranh đã biết

Biện pháp 1:Thường xuyên đọc truyện tranh cho trẻ nghe.

Biện pháp 2: Chia nhóm để trẻ thực hành “đọc” truyện qua các hoạt động đa dạng.

KỸ NĂNG TIỀN VIẾT Nhận ra chữ

viết có thể đọc thay cho lời nói

Biện pháp 1: Tạo tình huống cho trẻ thực hành: Viết thư, làm

thiệp…từ đó nhận ra mối quan hệ giữa chữ viết và lời nói.

Biện pháp 2:Tổ chức trò chơi: “Viết và vẽ theo lời nói”

Sử dụng kí hiệu/hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ

Biện pháp 1: Khuyến khích trẻ tự tạo kí hiệu của riêng mình

để diễn đạt những suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu

Biện pháp 2:Cho trẻ viết lại, vẽ lại các quá trình hoạt động: thí nghiệm/ dã ngoại…

KỸ NĂNG TIỀN TÍNH TOÁN

được mối quan hệ nguyên nhân – kết quả

và tổ chức cho trẻ chơi.

Biện pháp 2: Tận dụng các cơ hội từ các hiện tượng tự nhiên,

sự kiện xã hội, sự việc hằng ngày để trẻ tìm hiểu mối quan hệ nguyên nhân – kết quả.

Nhận ra và thực hiện theo quy tắc sắp xếp đơn giản

Biện pháp 1: Gợi ý các bài tập thực hiện theo quy tắc ở các

góc chơi.

Biện pháp 2: Tổ chức cho trẻ thực hành sắp xếp các dụng cụ,

đồ dùng, đồ chơi ở lớp theo quy tắc.

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển kỹ năng tiền học đường cho trẻ 5 – 6 tuổi (Trang 62 - 66)