Bảng 2.8. Mức độ kỹ năng tiền tính toán
Mức độ
kỹ năng tiền tính toán
Đạt Không đạt Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Giải thích được mối quan hệ
nguyên nhân - kết quả đơn giản hàng ngày
271 69.8% 117 30.2% 1.70 0.46 Nhận ra và thực hiện quy tắc
Nói ngày trên lốc lịch, giờ
chẵn trên đồng hồ 291 75.0% 97 25.0% 1.75 0.43 Xác định được vị trí (trong,
ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của một vật so với vật khác
337 86.9% 51 13.1% 1.87 0.34
Gọi tên các ngày trong tuần
theo thứ tự 353 91.0% 35 9.0% 1.91 0.29 Phân biệt hôm qua, hôm nay,
ngày mai qua các sự kiện hằng ngày 358 92.3% 30 7.7% 1.92 0.27 Nhận ra con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10 377 97.2% 11 2.8% 1.97 0.17 Tách 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất hai cách và so sánh số lượng của các nhóm 303 78.1% 85 21.9% 1.78 0.41
Đo độ dài và nói kết quả đo 318 82.0% 70 18.0% 1.82 0.39 Chỉ ra được khối cầu, khối
vuông, khối chữ nhật và khối trụ theo yêu cầu
325 83.8% 63 16.2% 1.84 0.37 Loại một đối tượng không
cùng nhóm với các đối tượng còn lại
327 84.3% 61 15.7% 1.84 0.36
Khảo sát mức độ kỹ năng tiền tính toán cho thấy kỹ năng “nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10” có tỉ lệ đạt cao nhất (97.2%), kỹ năng
“phân biệt hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hằng ngày” có tỉ lệ đạt (92.3%) xếp vị trí thứ hai và “gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự” có tỉ lệ đạt (91.0%) xếp vị trí thứ ba. Ngoài ra kỹ năng “giải thích được mối quan hệ nguyên nhân - kết quả đơn giản hàng ngày” có mức đạt chỉ (69.8%), kỹ năng có mức đạt thấp tương đương là “nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo quy tắc” (70.1%).
Ở kỹ năng “nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10”trẻ chưa đạt là do trẻ còn nhầm lẫn trong cách viết số hoặc hành động đếm của trẻ chưa chính xác do trẻ thiếu chú ý, một số trẻ còn lại chỉ thực hiện đúng 2/4 yêu cầu. Kỹ năng “phân biệt hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hằng ngày” các trẻ thực hiện đạt tỉ lệ khá cao, ngược lại một số trẻ chưa phân biệt được hôm qua mà trẻ nói bằng “hôm trước”, “hôm bữa”, ngày mai thì trẻ dùng từ “mai mốt” khi chúng tôi tham quan môi trường lớp học, trong lớp không có các loại đồ chơi để trẻ nhận biết thời gian như: Lịch của Bé, giáo viên cũng cho biết chưa thiết kế các bài tập thực hành để trẻ phân biệt thời gian hằng ngày tại các góc chơi, đó là nguyên nhân vì sao kỹ năng này ở một số trẻ vẫn còn yếu.
Bên cạnh các kỹ năng có tỉ lệ đạt cao, kỹ năng “giải thích được mối quan hệ nguyên nhân - kết quả đơn giản hàng ngày” có tỉ lệ đạt chỉ ở mức trung bình. Khi phỏng vấn giáo viên có thường xuyên cho trẻ tham gia các hoạt động khám phá môi trường xung quanh và để trẻ tự giải thích nguyên nhân, kết quả của các hiện tượng thiên nhiên, các sự kiện xảy ra quanh trẻ thì giáo viên cho biết các trẻ được tham quan vườn trường 1 lần/ tuần, giáo viên cũng tổ chức cho trẻ được thảo luận để trả lời câu hỏi. Tuy nhiên những trẻ trả lời thường là những em nhanh nhẹn, thích trao đổi nên thường đưa ra câu trả lời, một số trẻ chậm còn lại ít có cơ hội suy nghĩ và sử dụng ngôn ngữ nói để trao đổi, giải thích những suy nghĩ bản thân. Ngoài ra, trong lớp trẻ cũng có những bộ giáo cụ dạy học với hình ảnh có nội dung: nguyên nhân – kết quả nhưng giáo viên chưa sử dụng để hướng dẫn trẻ chơi trong các hoạt động vui chơi.
Kỹ năng có mức đạt thấp tiếp theo là “nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo quy tắc” (70.1%). Số trẻ chưa đạt thường vẽ lại hình ảnh giống như hình mẫu nhưng chưa nhận ra quy tắc vì thế chưa thực hiện được yêu cầu bài tập. Giáo viên giải thích lí do trẻ chưa thực hiện được là do giáo viên ít quan tâm vì nghĩ đây là tiêu chí đơn giản, không quan trọng nên một số trẻ chưa thực hiện được khi được khảo sát. Cùng nguyên nhân do nhận thức giáo viên về sự cần thiết cho trẻ nhận biết về thời gian, một số giáo viên chỉ dừng lại mức độ nhận biết: buổi sáng, buổi trưa, buổi tối nhưng chưa quan tâm hoặc ít quan tâm đến việc giúp
trẻ hình thành kiến thức và kỹ năng nhận ra ngày trên lốc lịch, giờ chẵn trên đồng hồ. Cụ thể, khi trả lời bảng hỏi về sự cần thiết của việc thực hiện “Lịch của bé”, “Đồng hồ của bé” để trẻ thao tác trên lịch, đồng hồ hằng ngày thì kết quả: “Không cần thiết” là (5.3%), “cần thiết” là (65.8%), “rất cần thiết” là (28.9%). Nhưng khi được hỏi “Ở lớp cô, có Lịch của bé, Đồng hồ của bé không?” thì giáo viên trả lời là “chưa thực hiện”.
Về kỹ năng tiền tính toán, các kỹ năng có tỉ lệ đạt tương đối đều nhau và nằm ở mức khá cao, trong đó kỹ năng “tách 10 đối tượng thành hai nhóm bằng ít nhất hai cách và so sánh số lượng” xếp vị trí thứ 4/4 (78.1%). Những trẻ chưa đạt gặp khó khăn trong phần so sánh giữa hai nhóm với nhau.
Biểu đồ 2.4. So sánh điểm trung bình mức độ kỹ năng tiền tính toán
So sánh điểm trung bình cho thấy, điểm trung bình kỹ năng tiền tính toán có sự chênh lệch nhau điều này phản ánh các kỹ năng tiền tính toán của trẻ không đồng đều. Như phân tích ở trên, một phần nguyên nhân là do giáo viên chỉ tập trung tổ chức hình thành một số kỹ năng nên một số kỹ năng còn lạị của trẻ còn yếu.
2.2.4.1. So sánh mức độ tiền tính toán theo giới tính
Bảng 2.9. So sánh mức độ tiền tính toán theo giới tính
Mức độ kỹ năng tiền tính toán Nam Nữ Sig SL % SL %
Giải thích được mối quan hệ nguyên nhân - kết quả đơn giản hàng ngày
Không đạt 79 41.6% 38 19.2%
0.00 Đạt 111 58.4% 160 80.8%
Nhận ra và thực hiện quy tắc
sắp xếp đơn giản Không đạt 68 35.8% 48 24.2% Đạt 122 64.2% 150 75.8% 0.01 Nói ngày trên lốc lịch, giờ
chẵn trên đồng hồ Không đạt 39 20.5% 58 29.3% 0.04 Đạt 151 79.5% 140 70.7%
Xác định được vị trí (trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của một vật so với vật khác
Không đạt 33 17.4% 18 9.1%
0.01 Đạt 157 82.6% 180 90.9%
Gọi tên các ngày trong tuần
theo thứ tự Không đạt 19 10.0% 16 8.1% 0.59 Đạt 171 90.0% 182 91.9%
Phân biệt hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hằng ngày
Không đạt 16 8.4% 14 7.1%
0.70 Đạt 174 91.6% 184 92.9%
Nhận ra con số phù hợp với số
lượng trong phạm vi 10 Không đạt 4 2.1% 7 3.5% 0.54 Đạt 186 97.9% 191 96.5% Tách 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất hai cách và so sánh số lượng của các nhóm Không đạt 52 27.4% 33 16.7% 0.01 Đạt 138 72.6% 165 83.3%
Đo độ dài và nói kết quả đo Không đạt 41 21.6% 29 14.6%
0.08 Đạt 149 78.4% 169 85.4%
Chỉ ra khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ theo yêu cầu
Không đạt 37 19.5% 26 13.1%
0.10 Đạt 153 80.5% 172 86.9%
Loại một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại
Không đạt 45 23.7% 16 8.1%
0.00 Đạt 145 76.3% 182 91.9%
Các giá trị ở bảng 2.7 cho thấy, ở mức độ biểu hiện của kỹ năng tiền tính toán theo giới tính có năm kỹ năng không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nam và nữ là
“gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự” (sig = 0.59), “phân biệt hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hằng ngày” (sig = 0.70), “nhận ra con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10” (sig = 0.54), “đo độ dài và nói kết quả đo” (sig = 0.08), “Chỉ ra được khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật và khối trụ theo yêu cầu”
(sig = 0.10). Sáu kỹ năng có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nam và nữ là “giải thích được mối quan hệ nguyên nhân - kết quả đơn giản hàng ngày” (sig = 0.00), “nhận
ra và thực hiện quy tắc sắp xếp đơn giản” (sig = 0.01), “nói ngày trên lốc lịch, giờ chẵn trên đồng hồ” (sig = 0.04), “Xác định được vị trí (trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của một vật so với một vật khác” (sig = 0.01). Trong sáu kỹ năng có sự khác biệt có ý nghĩa, có năm kỹ năng mức độ đạt của nữ cao hơn của nam. Điều này chứng tỏ, kỹ năng tiền tính toán của nữ cao hơn của nam.
Tóm lại, ở ba kỹ năng: kỹ năng tiền đọc, kỹ năng tiền viết, kỹ năng tiền tính toán mức độ kỹ năng của trẻ nữ đều cao hơn trẻ nam, tạo nên một sự thống nhất về kết quả. Khi phỏng vấn giáo viên thì nguyên nhân là do trẻ nữ có sự chú ý, tập trung hơn trẻ nam trong giờ học và tích cực trao đổi hơn trong các hoạt động thảo luận, vui chơi. Điều này phần nào cho thấy, kỹ năng tiền học đường của trẻ 5 – 6 tuổi có phụ thuộc vào đặc điểm vào đặc điểm giới tính.
2.2.4.2. So sánh mức độ kỹ năng tiền tính toán theo khu vực nội thành và ngoại thành
Bảng 2.10. So sánh mức độ kỹ năng tiền tính toán theo khu vực nội thành và ngoại thành
Kỹ năng tiền tính toán Nội thành Ngoại thành Sig SL % SL %
Giải thích được mối quan hệ nguyên nhân - kết quả đơn giản hàng ngày
Không đạt 49 25.1% 68 35.2%
0.03 Đạt 146 74.9% 125 64.8%
Nhận ra và thực hiện quy tắc
sắp xếp đơn giản Không đạt 55 28.2% 61 31.6% Đạt 140 71.8% 132 68.4% 0.50 Nói ngày trên lốc lịch, giờ
chẵn trên đồng hồ Không đạt 61 31.3% 36 18.7% Đạt 134 68.7% 157 81.3% 0.005 Xác định được vị trí (trong,
ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của một vật so với vật khác
Không đạt 38 19.5% 13 6.7%
0.00 Đạt 157 80.5% 180 93.3%
Gọi tên các ngày trong tuần
theo thứ tự Không đạt 18 9.2% 17 8.8% Đạt 177 90.8% 176 91.2% 1.00 Phân biệt hôm qua, hôm nay,
ngày mai qua các sự kiện hằng ngày
Không đạt 16 8.2% 14 7.3%
0.85 Đạt 179 91.8% 179 92.7%
lượng trong phạm vi 10 Đạt 188 96.4% 189 97.9% Tách 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất hai cách và so sánh số lượng của các nhóm Không đạt 39 20.0% 46 23.8% 0.39 Đạt 156 80.0% 147 76.2%
Đo độ dài và nói kết quả đo Không đạt 55 28.2% 15 7.8%
0.00 Đạt 140 71.8% 178 92.2%
Chỉ ra được khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật và khối trụ theo yêu cầu
Không đạt 25 12.8% 38 19.7%
0.07 Đạt 170 87.2% 155 80.3%
Loại một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại
Không đạt 37 19.0% 24 12.4%
0.09 Đạt 158 81.0% 169 87.6%
Bảng 2.10 cho thấy, kết quả khảo sát kỹ năng tiền tính toán có bảy kỹ năng không có sự khác biệt có ý nghĩa. Ngoài ra, bốn kỹ năng có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nam và nữ là: “giải thích được mối quan hệ nguyên nhân - kết quả đơn giản hàng ngày” (sig = 0.03), “nói ngày trên lốc lịch, giờ chẵn trên đồng hồ” (sig = 0.005), “xác định được vị trí (trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của một vật so với một vật khác” (sig = 0.00), “đo độ dài và nói kết quả đo” (sig = 0.00). Trong bốn kỹ năng, có 3 kỹ năng có mức đạt của ngoại thành cao hơn nội thành, cụ thể, kỹ năng “nói được ngày trên lốc lịch, giờ chẵn trên đồng hồ” nội thành đạt (68.7%) ngoại thành đạt (81.3%), “xác định được vị trí (trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của một vật so với một vật khác” nội thành đạt (80.5%) ngoại thành đạt (93.3%), “đo độ dài và nói kết quả đo” nội thành đạt (71.8%) ngoại thành đạt (92.2%). Chỉ có kỹ năng “giải thích được mối quan hệ nguyên nhân - kết quả đơn giản hàng ngày” nội thành đạt cao hơn (74.9%) ngoại thành đạt (64.8%). Điều này cho thấy kỹ năng tiền tính toán của các trẻ ngoại thành cao hơn nội thành.
Như vậy, kỹ năng tiền học đường của trẻ 5 – 6 tuổi tại các quận nội thành thấp hơn ngoại thành. Nguyên nhân qua phỏng vấn cho thấy:
- Các trẻ ngoại thành được tham gia vào nhiều hoạt động khám phá môi trường xung quanh, môi trường tự nhiên hơn. Mà môi trường tự nhiên chính là phương tiện, điều kiện để giáo viên sử dụng một cách phong phú, đa dạng, hiệu quả trong tổ chức các hoạt động nhận thức, hình thành kỹ năng cho trẻ.
-Các trẻ nội thành tham gia quá nhiều giờ học năng khiếu: Aerobic, Tiếng Anh trong các giờ sinh hoạt chung của lớp từ đó ảnh hưởng đến thời lượng rèn luyện các kỹ năng còn yếu của một số trẻ.
-Nhiều hoạt động thi đua ở các trường nội thành làm giáo viên mất nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị hoặc chỉ tập trung giáo dục, rèn kỹ năng của nhóm dự giờ dẫn đến mức độ kỹ năng của các trẻ không đồng đều hoặc một số kỹ năng giáo viên không tổ chức, hướng dẫn trẻ.