Bảng 2.5. Mức độ kỹ năng tiền viết
Mức độ kỹ năng tiền viết
Mức độ biểu hiện Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Đạt hông đạt Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Nhận ra chữ viết có thể đọc thay
cho lời nói 309 79.6% 79 20.4% 1.79 0.41
Sử dụng ký hiệu, hình vẽ thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ,
kinh nghiệm của bản thân 312 80.4% 76 19.6% 1.80 0.40
Viết tên bản thân theo cách của
mình 342 88.1% 46 11.9% 1.88 0.32
Tô, đồ được chữ cái và chữ số
trong bảng chữ, số tiếng Việt 379 97.7% 9 2.3% 1.98 0.15
phải, từ trên xuống dưới 4 Bắt chước hành vi viết và sao
chép từ, chữ cái 355 91.5% 33 8.5% 1.91 0.28
Ngồi viết đúng 363 93.6% 25 6.4% 1.94 0.25
Cầm bút và sử dụng bút đúng
372 95.9% 16 4.1% 1.96 0.20
Kết quả thu được trong quá trình khảo sát kỹ năng tiền viết cho thấy, kỹ năng
“viết chữ từ trái qua phải, từ trên xuống dưới” đạt mức cao nhất với tỉ lệ (99.0%), kỹ năng“tô, đồ được chữ cái, chữ số trong bảng chữ cái, số tiếng Việt” xếp thứ hai (97.7%), kỹ năng “cầm bút và sử dụng bút đúng” xếp vị trí thứ ba (95.9%). Theo quan sát, kỹ năng “tô, đồ được chữ cái, chữ số trong bảng chữ cái, số tiếng Việt”
có một số trẻ chưa đạt được là do trẻ tô, đồ ngược hướng hoặc trẻ tô, đồ chưa đúng cách. Kỹ năng “cầm bút và sử dụng bút đúng” có tỉ lệ đạt khá cao (95.1%), theo giáo viên nguyên nhân một số trẻ sử dụng bút chưa đúng cách hoặc thiếu tập trung, một số nguyên nhân khác do trẻ thường xuyên nghỉ học nên việc sửa sai, thực hành của trẻ còn ít. Tuy nhiên, khi quan sát trong lớp và phỏng vấn về số lượng các góc trẻ có thể thực hành sử dụng bút trong giờ chơi thì còn rất hạn chế hoặc một số lớp không thực hiện. Thời gian trẻ tô, đồ chữ chỉ giới hạn trong các hoạt động chung, hoạt động chiều với phương tiện là tập tô, đồ do Sở giáo dục đưa xuống. Như vậy, nếu trẻ có kỹ năng còn yếu không được sửa sai, thực hành nhiều hơn trong các hoạt động phong phú gắn với thực tế thì hiệu quả việc sửa sai các kỹ năng của trẻ sẽ ít hiệu quả.
Ngoài ra, có hai kỹ năng có tỉ lệ đạt thấp nhất là “biết chữ viết có thể đọc thay cho lời nói” (79.6%) và “biết dùng các ký hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, ý nghĩ, kinh nghiệm của bản thân” (80%).
Trẻ chưa đạt ở kỹ năng “biết chữ viết có thể đọc thay cho lời nói”là những trẻ chưa nhận biết mối liên quan của chữ viết và lời nói. Đây là một kỹ năng quan trọng trong kỹ năng tiền viết vì khi trẻ nhận biết ý nghĩa của chữ viết trẻ sẽ nhận ra vai trò thực tiễn của hoạt động viết từ đó thúc đẩy sự ham thích học tập, kích thích sự ghi nhớ ở trẻ, nếu chỉ gò ép một cách rập khuôn vào các hoạt động nhận biết các chữ cái, làm quen chữ viết thì dễ dẫn đến tình trạng trẻ không hứng thú, thiếu tập trung chú ý trong hoạt động học tập sau này. Hơn nữa, vẫn có nhiều giáo viên chưa nhận
thức được tầm quan trọng của việc giúp trẻ nhận biết ý nghĩa, mối quan hệ giữa lời nói và chữ viết hoặc có nhận thức đúng nhưng chưa tổ chức hiệu quả.
Cụ thể qua khảo sát, khi trả lời câu hỏi “Để trẻ biết được chữ viết có thể đọc thay cho lời nói, cô sử dụng các biện pháp nào?”, Giáo viên đã trả lời cao nhất ở biện pháp “Tạo tình huống có vấn đề để trẻ giải quyết bằng cách sử dụng chữ viết thay lời nói từ đó nhận biết được chữ viết có thể đọc thay cho lời nói”(42.1%). Đây là biện pháp hiệu quả nhất giúp trẻ dễ dàng nhận ra chữ viết có thể đọc thay chữ viết, tuy nhiên, khi được hỏi về những hoạt động cụ thể nào, cách tạo tình huống như thế nào thì một số giáo viên tỏ ra lúng túng, chưa nêu được hoạt động, tình huống cụ thể để trẻ nhận ra chữ viết có thể đọc thay cho lời nói. Điều này chứng tỏ, một số giáo viên chưa thực sự tổ chức hiệu quả cho trẻ nhận biết kỹ năng này trong thực tế từ đó dẫn đến một số trẻ chưa đạt ở tiêu chí này.
Tiêu chí “sử dụng ký hiệu, hình vẽ thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ, kinh nghiệm của bản thân”cũng đạt ở thấp thứ hai trong kỹ năng tiền viết (80.4%), một số trẻ sau khi được nghe yêu cầu của bài tập: “vẽ những gì con muốn” thì trẻ loay hoay không biết vẽ như thế nào điều trẻ muốn. Nguyên nhân là trong các hoạt động giáo viên ít cung cấp những biểu tượng phong phú qua hình ảnh, kí hiệu hoặc ít cho trẻ vẽ những gì trẻ thích mà tập trung vẽ những chủ đề do giáo viên đưa ra. Đồng thời phương tiện trong góc tạo hình chủ yếu là bút chì màu và giấy, giáo viên hiếm khi cung cấp cho trẻ những tranh, ảnh, những hình vẽ, kí hiệu mới lạ để trẻ có cơ hội tự khám phá, tự sáng tạo, mở rộng biểu tượng, kinh nghiệm bản thân.
Biểu đồ 2.2. Thực trạng Giáo viên sử dụng các biện pháp tổ chức hoạt động giúp trẻ nhận biết chữ viết có thể đọc thay cho lời nói
Nhìn chung, tỉ lệ đạt của các biểu hiện nhận biết và biểu hiện hành động của kỹ năng tiền viết đạt ở mức cao. Tuy nhiên, dựa vào điểm trung bình chúng tôi nhận thấy mức độ đạt của nhóm biểu hiện nhận thức và nhóm biểu hiện hành động không đồng đều. Một số tiêu chí thuộc nhóm biểu hiện nhận biết chỉ đạt ở mức khá do một số nguyên nhân: trẻ chưa có môi trường đa dạng, cần thiết để thực hành, ôn luyện những kiến thức, kỹ năng những kinh nghiệm đã có từ đó các kỹ năng đã được hình thành bị mất đi. Đối với những trẻ kỹ năng còn yếu cần sửa sai thì giáo viên chưa bao quát đầy đủ để sửa sai cho trẻ, đồng thời, giáo viên chưa tận dụng việc tổ chức các trò chơi tại các góc để trẻ có cơ hội tự rèn luyện và tự sửa sai cho nhau một cách thường xuyên. Một số giáo viên chưa nhận thức đúng việc tổ chức các hoạt động mà chỉ tập trung trẻ đến kết quả cần đạt, dẫn đến trẻ không biết được ý nghĩa thực tế của việc học, trẻ không cảm thấy cần thiết, không nhận ra nhu cầu của bản thân trong các hoạt động, từ đó kém chú ý vào các hoạt động do cô tổ chức.
Biểu đồ 2.3. So sánh điểm trung bình mức độ kỹ năng tiền viết
Bảng 2.6 cho thấy, mức độ kỹ năng tiền viết theo giới tính có hai kỹ năng có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nam và nữ là “viết tên bản thân theo cách của mình”
(sig = 0.00), “Bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái” (sig = 0.04). Trong đó, mức đạt của nữ cao hơn của nam. Cụ thể, “viết tên bản thân theo cách của mình” nam đạt (82.1%) - nữ (93.9%), “Bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái” nam đạt (88.4%) - nữ đạt (94.4%). Sáu kỹ năng còn lại có sự khác biệt không ý nghĩa. Như vậy, ở kỹ năng tiền viết mức độ kỹ năng của nữ cao hơn của nam
Bảng 2.6. So sánh mức độ kỹ năng tiền viết theo giới tính
Mức độ kỹ năng tiền viết Nam Nữ Sig SL % SL %
Nhận ra chữ viết có thể đọc thay cho lời nói
Không đạt 46 24.2% 33 16.7%
0.76 Đạt 144 75.8% 165 83.3%
Sử dụng ký hiệu, hình vẽ thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ, kinh nghiệm của bản thân
Không đạt 44 23.2% 32 16.2%
0.09 Đạt 146 76.8% 166 83.8%
Viết tên bản thân theo cách của mình
Không đạt 34 17.9% 12 6.1%
0.00 Đạt 156 82.1% 186 93.9%
Tô, đồ được chữ cái và chữ số trong bảng chữ, số tiếng Việt Ngồi viết đúng
Không đạt 7 3.7% 2 1.0%
0.09 Đạt 183 96.3% 196 99.0%
"Viết" chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới
Không đạt 3 1.6% 1 .5%
0.36 Đạt 187 98.4% 197 99.5%
Bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái
Không đạt 22 11.6% 11 5.6%
0.04 Đạt 168 88.4% 187 94.4%
Ngồi viết đúng Không đạt 13 6.8% 12 6.1%
0.83 Đạt 177 93.2% 186 93.9% Cầm bút và sử dụng bút đúng cách Không đạt 7 3.7% 9 4.5% 0.80 Đạt 183 96.3% 189 95.5%
2.2.2.3. So sánh mức độ kỹ năng tiền viết theo khu vực nội thành và ngoại thành
Bảng 2.7. So sánh mức độ kỹ năng tiền viết theo khu vực nội thành và ngoại thành
Mức độ kỹ năng tiền viết Nội thành Ngoại thành Sig SL % SL %
Nhận ra chữ viết có thể đọc thay cho lời nói
Không đạt 34 17.4% 45 23.3%
0.16 Đạt 161 82.6% 148 76.7%
Sử dụng ký hiệu, hình vẽ thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ, kinh nghiệm của bản thân
Không đạt 55 28.2% 21 10.9%
0.00 Đạt 140 71.8% 172 89.1%
Viết tên bản thân theo cách của mình
Không đạt 19 9.7% 27 14.0%
0.21 Đạt 176 90.3% 166 86.0%
Tô, đồ được chữ cái và chữ số trong bảng chữ, số tiếng Việt Không đạt 9 4.6% 0 0.0% 0.004 Đạt 186 95.4% 193 100.0% "Viết" chữ theo thứ tự từ
trái qua phải, từ trên xuống dưới Không đạt 3 1.5% 1 .5% 0.62 Đạt 192 98.5% 192 99.5% Bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái Không đạt 13 6.7% 20 10.4% 0.20 Đạt 182 93.3% 173 89.6%
Ngồi viết đúng Không đạt 24 12.3% 1 .5%
0.00 Đạt 171 87.7% 192 99.5%
đúng cách Đạt 182 93.3% 190 98.4%
Bảng 2.7 cho thấy, kỹ năng tiền viết tại các trường nội thành và ngoại thành có bốn kỹ năng không có sự khác biệt không ý nghĩa và bốn kỹ năng có sự khác biệt có ý nghĩa giữa ngoại thành và nội thành. Các kỹ năng không có khác biệt ý nghĩa là:
“nhận ra chữ viết có thể đọc thay cho lời nói” (sig = 0.16), “viết tên bản thân theo cách của mình” (sig = 0.21), “"viết" chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới” (sig = 0.62), “bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái” (sig = 0.20). Bốn kỹ năng có khác biệt có ý nghĩa là “sử dụng ký hiệu, hình vẽ thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ, kinh nghiệm của bản thân” (sig = 0.00), “tô, đồ được chữ cái và chữ số trong bảng chữ, số tiếng Việt” (sig = 0.004), “ngồi viết đúng” (sig = 0.00),
“cầm bút và sử dụng bút đúng cách” (sig = 0.01).
Trong bốn kỹ năng có sự khác biệt có ý nghĩa, mức đạt ở nội thành đều thấp hơn ngoại thành, cụ thể, kỹ năng “sử dụng ký hiệu, hình vẽ thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ, kinh nghiệm của bản thân” nội thành có mức đạt (71.8%) ngoại thành đạt (89.1%), kỹ năng “tô, đồ được chữ cái và chữ số trong bảng chữ, số tiếng Việt”
nội thành đạt (95.4%) ngoại thành đạt mức tối đa (100%), “ ngồi viết đúng” nội thành đạt (87.7%) ngoại thành đạt (95.5%), kỹ năng “cầm bút và sử dụng bút đúng cách”nội thành đạt (93.3%) ngoại thành (98.4%). Điều này cho thấy, kỹ năng tiền viết của các trẻ nội thành yếu hơn ngoại thành.