Ngân hàng Nhà nƣớc cần chỉ đạo kiểm tra về việc thực hiện lãi suất đối với các tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn, yêu cầu thực hiện đúng theo quy định của Nhà nƣớc; Cần nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện các cơ chế
58
chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng trên cơ sở đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất cũng nhƣ tính pháp lý để tạo điều kiện cho công tác tín dụng tại các Ngân hàng Thƣơng mại đƣợc an toàn và hiệu quả.
Việc xử lý tài sản đảm bảo hoặc khởi kiện ra cơ quan pháp luật hiện nay tốn nhiều thời gian gây ứ đọng vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đề nghị có chế độ ƣu tiên cho việc xử lý vốn vay Ngân hàng trƣớc để chủ động trong việc xử lý tài sản đảm bảo đƣợc nhanh chóng, thu hồi vốn kịp thời nhằm đáp ứng vốn kịp thời cho sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lƣợng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Bên cạnh đó, các văn bản có liên quan đến cơ chế tín dụng còn quá nhiều, ngoài cơ chế cho vay của Ngân hàng Nhà nƣớc còn nhiều công văn, quyết định, thông tƣ, chỉ thị của các Cấp, các Ngành có liên quan chỉ đạo cho từng ngành nghề nhƣ: nông nghiệp, thủy - hải sản, lâm nghiệp,…. Mỗi ngành đƣợc thêm, bớt một số điều kiện nên khi thực hiện cho vay phải tham chiếu nhiều loại văn bản. Đề nghị Ngân hàng Nhà nƣớc có biện pháp cơ cấu lại hệ thống văn bản pháp luật nhằm đáp ứng hoạt động tín dụng thực hiện một cách khoa học, nhanh chóng, an toàn.
Chính phủ và các cơ quan ban ngành cần chấn chỉnh việc chấp hành chế độ kế toán và quản lý tài chính ở các doanh nghiệp. Tổ chức kiểm tra các doanh nghiệp tiến hành hạch toán đúng theo pháp lệnh hạch toán kế toán và thống kê đảm bảo số liệu chính xác, trung thực và hợp lý nhằm giúp cho các Ngân hàng có đƣợc thông tin tài chính để phân tích tín dụng đƣợc chính xác nhất.