Phân tích tình hình thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ba hòn tỉnh kiên giang (Trang 40 - 45)

Hoạt động cho vay là hoạt động có nhiều rủi ro, đồng vốn mà Ngân hàng cho vay có thể thu hồi đúng hạn, trể hạn hoặc có thể không thu hồi đƣợc. Vì vậy công tác thu hồi nợ đúng hạn và đầy đủ đƣợc Ngân hàng đặt lên hàng đầu. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng thể hiện khả năng đánh giá khách hàng của Ngân hàng là đúng, là chính xác vì đã cho vay đúng đối tƣợng, ngƣời vay đã sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, trả nợ và lãi đúng hạn và đầy đủ tạo đƣợc lợi nhuận cho Ngân hàng. Trong hoạt động Ngân hàng để có thể duy trì, bảo toàn và mở rộng nguồn vốn cho vay thì bên cạnh công tác cho vay thì công việc hết sức quan trọng mà Ngân hàng quan tâm là công tác thu hồi nợ.

32

Trong thời gian qua, tình hình thu nợ của Ngân hàng rất khả quan, luôn tăng qua các năm đƣợc thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.8: Tổng doanh số thu nợ hộ sản xuất qua 3 năm

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 2010 2011 2012 Tăng, giảm Tỷ lệ (%) Tăng, giảm Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 73.952 117.137 146.536 43.185 58,40 29.399 25,10 Trung, dài hạn 52.063 61.104 94.718 9.041 17,37 33.614 55,01 Tổng cộng 126.015 178.241 241.254 52.226 41,44 63.013 35,35

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Ba Hòn)

Qua bảng trên, cho thấy tổng doanh số thu nợ qua 3 năm đều tăng, cụ thể năm 2011 doanh số thu nợ đạt 178.241 triệu đồng, tăng 41,44% so với năm 2010, năm 2012 đạt 241.254 triệu đồng, tăng 35,35% so với năm 2011. Trong đó, doanh số thu nợ ngắn hạn qua 3 năm đều tăng là do cơ cấu doanh số cho vay của chi nhánh chủ yếu tập trung ở ngắn hạn, chứng tỏ nhu cầu vay ngắn hạn của ngƣời dân là cao, khách hàng có nhu cầu vay vốn cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh hay nhu cầu thiếu hụt tạm thời nên khi hết chu kỳ hoặc hết nhu cầu thiếu vốn thì họ sẽ tất toán khoản vay để vay món mới. Và do cán bộ ngân hàng thƣờng xuyên nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Bên cạnh đó, doanh số thu nợ trung và dài hạn cũng tăng qua 3 năm, việc tăng này là do ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay vào những khách hàng truyền thống, làm ăn lớn có hiệu quả nên việc thu nợ đƣợc đảm bảo.

Bảng 4.9: Tổng doanh số thu nợ hộ sản xuất 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 6T.13/6T.12 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 Tăng, giảm Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 64.460 88.154 23.694 36,76 Trung, dài hạn 48.802 86.054 37.252 76,33 Tổng cộng 113.262 174.208 60.946 53,81

33

Qua bảng trên, ta thấy doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2013 tăng 60.946 triệu đồng, với tốc độ tăng là 53,81% so với 6 tháng đầu năm 2012. Doanh số thu nợ cao cho biết tỷ lệ nợ xấu sẽ không nhiều.

4.2.2.1 Doanh số thu nợ ngắn hạn HSX

Qua bảng 4.10 và bảng 4.11 cho thấy doanh số thu nợ của Ngân hàng luôn tăng. Trong tổng doanh số thu nợ thì doanh số thu nợ của ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2010 doanh số thu nợ ngắn hạn là 73.952 triệu đồng, năm 2011 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 117.137 triệu đồng và đến năm 2012 doanh số thu nợ ngắn hạn là 146.536 triệu đồng. Cụ thể doanh số thu nợ ngắn hạn hộ sản xuất nhƣ sau:

Bảng 4.10: Doanh số thu nợ ngắn hạn hộ sản xuất qua 3 năm ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 2010 2011 2012 Tăng, giảm Tỷ lệ (%) Tăng, giảm Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 32.695 69.817 69.699 37.122 113,54 -118 -0,17 Thuỷ, hải sản 4.210 3.742 4.357 -468 -11,12 615 16,44 Tiểu thủ CN-XD 10.214 11.965 22.546 1.751 17,14 10.581 88,43 Th. nghiệp-DV 21.693 25.492 41.469 3.799 17,51 15.977 62,67 Cho vay khác 5.140 6.121 8.465 981 19,09 2.344 38,29 Tổng cộng 73.952 117.137 146.536 43.185 58,40 29.399 25,10

(Nguồn: Phòng tín dụng tại NHNo & PTNT Ba Hòn)

* Ngành nông nghiệp: Nông nghiệp là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng nên chủ yếu tập trung thu hồi nợ ở ngành này. Một dấu hiệu rất tốt là doanh số thu hồi nợ trong lĩnh vực nông nghiệp là khá cao, doanh số thu nợ của ngành nông nghiệp năm 2011 là 69.817 triệu đồng, tăng 37.122 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ là 113,54% so năm 2010, do các hộ đã sử dụng vốn đúng mục đích đồng thời áp dụng phƣơng pháp đúng kỹ thuật và hiện đại nên năng suất tăng, lúa trúng, lúa bán đƣợc giá nên ngƣời dân đảm bảo đƣợc khả năng trả lãi và gốc đúng hạn cho Ngân hàng. Tuy năm 2012 doanh số thu nợ trong nông nghiệp có giảm nhẹ do thời tiết và sâu bệnh làm hƣ hại một số diện tích gieo trồng lúa của bà con nông dân và hao hụt lúa khi thu hoạch nhƣng cũng không ảnh hƣởng nhiều đến cơ cấu doanh số thu nợ của Ngân hàng.

34

* Các ngành khác: Doanh số thu nợ của các ngành thƣơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,… cũng tăng qua các năm. Vì nhƣ đã nói ở trên những ngành này chứa đựng nhiều rủi ro nên công tác thu nợ luôn đƣợc chú trọng, khách hàng chủ yếu là những khách hàng truyền thống làm ăn có hiệu quả. Riêng ngành thuỷ, hải sản trong ngắn hạn năm 2011 giảm 11,12% so với năm 2010, nguyên nhân là do giá xăng dầu tăng mà việc khai thác cá biển của ngƣời dân không hiệu quả nhƣng tình hình đƣợc cải thiện hơn trong năm 2012.

Nhìn chung, tình hình thu nợ đối với các ngành kinh tế có sự chuyển biến mạnh mẽ, công tác thu nợ của Ngân hàng luôn tăng qua các năm điều đó chứng tỏ công tác thu nợ của Ngân hàng tốt, chất lƣợng tín dụng luôn đƣợc đảm bảo, có thể đánh giá phần nào qua công tác lựa chọn khách hàng của các nhân viên tín dụng, cũng nhƣ việc theo dõi tình hình sử dụng vốn vay và động viên khách hàng để khách hàng trả nợ đúng hạn.

Bảng 4.11: Doanh số thu nợ ngắn hạn hộ sản xuất 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 6T.13/6T.12 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 Tăng, giảm Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 30.128 35.559 5.431 18,03 Thuỷ, hải sản 1.824 2.769 945 51,81 Tiểu thủ CN-XD 10.963 16.167 5.204 47,47 Th. nghiệp-DV 18.025 27.106 9.081 50,38 Cho vay khác 3.520 6.553 3.033 86,16 Tổng cộng 64.460 88.154 23.694 36,76

(Nguồn: Phòng tín dụng tại NHNo & PTNT Ba Hòn)

* Ngành nông nghiệp: Doanh số thu nợ của 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với 6 tháng đầu năm 2012. Trong đó việc thu nợ ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn các ngành khác là do doanh số cho vay của Ngân hàng chủ yếu tập trung vào cho vay nông nghiệp và nguyên nhân chủ yếu là do giá cả các mặt hàng trong ngành trong 6 tháng đầu năm 2013 có xu hƣớng tăng và ổn định nên ngƣời nông dân làm ăn có hiệu quả, đồng thời đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của Chính quyền địa phƣơng cảnh báo sâu bệnh, dịch bệnh. Vì vậy lợi nhuận đem lại cho ngƣời dân là rất khả quan, nên khách hàng trả nợ đúng hạn cho nên công tác thu nợ của Ngân hàng đƣợc nhiều thuận lợi.

35

* Các ngành khác như: Thƣơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thủy - hải

sản,… doanh số thu nợ trong 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng lên so với 6 tháng đầu năm 2012, cho thấy ngƣời dân đã mạnh dạn đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh và thu đƣợc hiệu quả nên thu hồi vốn cũng dễ dàng.

4.2.2.2 Doanh số thu nợ trung, dài hạn hộ sản xuất

Bảng 4.12: Doanh số thu nợ trung, dài hạn hộ sản xuất qua 3 năm ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 2010 2011 2012 Tăng, giảm Tỷ lệ (%) Tăng, giảm Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 19.599 24.711 43.154 5.112 26,08 18.443 74,63 Thuỷ, hải sản 7.514 6.246 7.492 -1.268 -16,88 1.246 19,95 Tiểu thủ CN-XD 6.025 6.502 9.710 477 7,92 3.208 49,34 Th. nghiệp-DV 3.504 3.751 7.652 247 7,05 3.901 104,00 Tiêu dùng 15.421 19.894 26.710 4.473 29,01 6.816 34,26 Tổng cộng 52.063 61.104 94.718 9.041 17,37 33.614 55,01

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Ba Hòn)

Nhìn chung, doanh số thu nợ tăng qua các năm, cụ thể năm 2011 doanh số thu nợ là 61.104 triệu đồng, tăng 9.041 triệu đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 17,37% so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh số thu nợ đạt 94.718 triệu đồng, tăng 33.614 triệu đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 55,01% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng là Ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay vào những khách hàng truyền thống, làm ăn lớn có hiệu quả nên việc thu nợ đƣợc đảm bảo.

Thu nợ ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ vì doanh số cho vay của nó luôn ở mức cao hơn so với các ngành khác. Ngành nông nghiệp trong những năm vừa qua gặp không ít khó khăn: bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá đã ảnh hƣởng không ít đến sản xuất của ngƣời dân nhƣng do ngƣời dân sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả, ý thức trả nợ của ngƣời dân ngày càng nâng cao cộng với việc ngƣời dân đã chọn đƣợc các phƣơng án sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế tạo nguồn thu ổn định cho gia đình, đồng thời ngân hàng đã thực hiện tốt việc đôn đốc trả nợ của ngƣời dân khi đến hạn. Mặc khác, ngân hàng còn nhận đƣợc sự hỗ trợ của các chính quyền địa phƣơng nên việc thẩm định các món vay đƣợc chính xác hơn, hạn chế cho vay

36

sai đối tƣợng và kiểm tra sử dụng vốn đƣợc kịp thời hơn. Điều này cho thấy ngƣời dân đã làm ăn hiệu quả hơn nên chất lƣợng cho vay cũng đƣợc nâng cao.

Bảng 4.13: Doanh số thu nợ trung, dài hạn HSX 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 6T.13/6T.12 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 Tăng, giảm Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 20.858 30.442 9.584 45,95 Thuỷ, hải sản 4.127 7.977 3.850 93,29 Tiểu thủ CN-XD 4.071 7.082 3.011 73,96 Th. nghiệp-DV 4.210 5.455 1.245 29,57 Tiêu dùng 15.536 35.098 19.562 125,91 Tổng cộng 48.802 86.054 37.252 76,33

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Ba Hòn)

* Ngành nông nghiệp: Doanh số thu nợ của 6 tháng đầu năm 2013 tăng

so với 6 tháng đầu năm 2012. Trong đó việc thu nợ ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn các ngành khác là do doanh số cho vay của Ngân hàng chủ yếu tập trung vào cho vay nông nghiệp.

* Các ngành khác như: Thƣơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thủy - hải

sản,… doanh số thu nợ trong 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng lên so với 6 tháng đầu năm 2012, tăng mạnh là tiêu dùng, tăng 125,91%; Và thuỷ- hải sản tăng 93,29% là do sự ổn định trong tiêu thụ về các loại nông sản: cá tra,… ngƣời nông dân có thu hoạch tốt nên các công ty, nhà máy chế biến thủy sản, lƣơng thực kinh doanh có hiệu quả đã tạo môi trƣờng thuận lợi cho công tác thu nợ của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ba hòn tỉnh kiên giang (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)