Phân tích tình hình dƣ nợ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ba hòn tỉnh kiên giang (Trang 45 - 51)

Dƣ nợ tín dụng là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó Ngân hàng còn cho vay bao nhiêu, đồng thời cũng chính là khoản mà Ngân hàng cần phải thu về. Tuy nhiên tổng dƣ nợ còn có một khoản nữa đó là nợ quá hạn (nợ xấu và nợ nhóm 2), đây là dạng dƣ nợ mà Ngân hàng cần phải hạn chế ở mức thấp nhất. Hoạt động tín dụng có hiệu quả hay không phụ thuộc vào tình hình dƣ nợ, nợ quá hạn. Mức dƣ nợ ngắn hạn hay trung, dài hạn đều phụ thuộc vào mức huy động vốn của ngân hàng, nếu nguồn vốn huy động tăng thì

37

mức dƣ nợ tăng và ngƣợc lại. Ngân hàng nào cũng vậy, để hoạt động tốt thì ngoài việc nâng cao doanh số cho vay còn phải nâng mức dƣ nợ. Muốn vậy Ngân hàng cần phải lựa chọn những khách hàng có uy tín và phải đảm bảo về mặt tài chính để trả nợ cho ngân hàng.

Bảng 4.14: Tổng dƣ nợ cho vay hộ sản xuất qua 3 năm

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 2010 2011 2012 Tăng, giảm Tỷ lệ (%) Tăng, giảm Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 130.288 160.253 186.422 29.965 23,00 26.169 16,33 Trung, dài hạn 85.124 108.012 136.496 22.888 26,89 28.484 26,37 Tổng cộng 215.412 268.265 322.918 52.853 24,54 54.653 20,37

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Ba Hòn)

Trong cơ cấu tổng dƣ nợ cho vay hộ sản xuất qua các năm của chi nhánh bao gồm hai hình thức ngắn hạn và trung - dài hạn. Trong đó, tổng dƣ nợ ngắn hạn hộ sản xuất có xu hƣớng tăng cho thấy NH cho vay ngày một mở rộng và đa dạng hơn trên mọi lĩnh vực, dƣ nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng dƣ nợ. Năm 2011 dƣ nợ ngắn hạn đạt 23% so với năm 2010, năm 2012 tăng 16,33% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong cơ cấu dƣ nợ ngắn hạn còn một số tồn tại lớn đó là: NHNo Ba Hòn cho vay những món nhỏ là chính với những đối tƣợng truyền thống nhƣ trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề; còn cho vay món lớn nhƣ doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở sản xuất mang tính chất sản xuất hàng hoá và thƣơng mại, dịch vụ lớn còn chiếm tỷ trọng thấp. Chính điều này đã gây ra tình trạng quá tải cho đội ngũ cán bộ tín dụng, chi phí cho các món vay tăng lên đáng kể. Vì vậy, Ngân hàng cần có những chính sách tăng cƣờng đầu tƣ vào những khách hàng lớn vừa phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế, vừa có thể nâng cao khả năng mở rộng tín dụng của Ngân hàng.

Đối với dƣ nợ trung, dài hạn: Trong năm 2011 dƣ nợ trung và dài hạn đạt kết quả tốt hơn nhiều so với năm 2010, và năm 2012 cũng tăng lên. Tuy nhiên, vẫn không chiếm tỷ trọng lớn nhƣ dƣ nợ ngắn hạn là vì Ngân hàng tập trung cho vay những khách hàng truyền thống, có uy tín ít rủi ro.

38

Bảng 4.15: Tổng dƣ nợ cho vay hộ sản xuất 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 6T.13/6T.12 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 Tăng, giảm Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 172.066 212.383 40.317 23,43 Trung, dài hạn 122.644 142.726 20.082 16,37 Tổng cộng 294.710 355.109 60.399 20,49

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Ba Hòn)

Dƣ nợ của 6 tháng đầu năm 2013 tăng 20,49% so với 6 tháng đầu năm 2012. Trong đó cơ cấu dƣ nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao là do dân cƣ của huyện chủ yếu là hộ nông dân, họ vay vốn và trả theo mùa vụ. Mà đối tƣợng phục vụ chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp Ba Hòn là ngƣời nông dân nên dƣ nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn.

Dƣ nợ trung và dài hạn của 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng 16,37% so với 6 tháng đầu năm 2012 là do các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong huyện có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh nên gia tăng nhu cầu về vốn.

4.2.3.1 Dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất

Bảng 4.16: Dƣ nợ ngắn hạn hộ sản xuất qua 3 năm

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 2010 2011 2012 Tăng, giảm Tỷ lệ (%) Tăng, giảm Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 72.733 89.257 102.481 16.524 22,72 13.224 14,82 Thuỷ, hải sản 8.547 9.020 10.084 473 5,53 1.064 11,80 Tiểu thủ CN-XD 18.542 24.151 30.145 5.609 30,25 5.994 24,82 Th. nghiệp-DV 28.451 35.410 39.511 6.959 24,46 4.101 11,58 Cho vay khác 2.015 2.415 4.201 400 19,85 1.786 73,95 Tổng cộng 130.288 160.253 186.422 29.965 23,00 26.169 16,33

39

Qua bảng số liệu trên, ta thấy dƣ nợ tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2010 dƣ nợ là 130.288 triệu đồng, năm 2011 dƣ nợ đạt 160.253 triệu đồng, tăng 29.965 triệu đồng, tƣơng ứng tỷ lệ tăng là 23% so với năm 2010, đến năm 2012 dƣ nợ là 186.422 triệu đồng, tăng 26.169 triệu đồng, tƣơng ứng tỷ lệ tăng là 16,33% so với năm 2011. Điều này chứng tỏ Ngân hàng luôn chú trọng đến cho vay ngắn hạn, đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho bà con nông dân trong việc sản xuất, kinh doanh góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế địa phƣơng và khách hàng truyền thống của Ngân hàng chủ yếu vẫn là ngƣời nông dân. Đây là điểm mạnh của Ngân hàng Nông Thôn so với các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành. Cụ thể dƣ nợ nhƣ sau:

* Ngành nông nghiệp: Đây là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dƣ nợ

ngắn hạn, dƣ nợ của ngành nông nghiệp trong ngắn hạn qua 3 năm đều tăng. Nguyên nhân cho sự tăng trƣởng trong 3 năm qua là do giá gạo cũng nhƣ các loại nông sản có xu hƣớng tăng, ngƣời nông dân có lãi nên m ạnh dạn đầu tƣ nhiều hơn. Nhận thấy ngƣời nông dân vay và trả nợ khá tốt nên Ngân hàng đã mạnh dạn đầu tƣ nhiều hơn. Bên cạnh đó, thời gian thu hoạch thƣờng vào những tháng gần cuối năm nên sau khi thu hoạch xong bà con nông dân trả các khoản nợ vay của mùa vụ này và chuẩn bị làm hồ sơ vay vốn để sản xuất cho vụ kế tiếp nên dƣ nợ tăng qua các năm.

* Các ngành khác: Ngân hàng không chỉ mở rộng đầu tƣ vào sản xuất

nông nghiệp ngắn hạn mà còn mở rộng đầu tƣ vào nhiều ngành sản xuất khác, góp phần vào mục tiêu chung cho sự phát triển kinh tế của địa phƣơng, đó là: Tiểu thủ công nghiệp, thƣơng nghiệp, dịch vụ và thủy, hải sản, ta thấy dƣ nợ các ngành này có tăng qua 3 năm nhƣng không cao là do Ngân hàng nhận thấy những ngành này chứa đựng rủi ro cao nên chỉ cho vay hạn chế những khách hàng truyền thống làm ăn lớn có hiệu quả, có uy tín. Còn lại chủ yếu tập trung vào thu nợ những khoản cho vay trƣớc vì ngƣời dân chƣa có kinh nghiệm, giá cả nguyên liệu lại tăng nên làm ăn chƣa đƣợc hiệu quả. Vì vậy, ngân hàng cần phải chú trọng vào những khách hàng có uy tín để đầu tƣ một cách hợp lý, sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. Đồng thời khai thác thêm để đầu tƣ vào các ngành kinh tế khác, kịp thời nắm bắt thời cơ nhất là tình hình kinh tế, xã hội của địa phƣơng, cải thiện và nâng cao đời sống của ngƣời dân trên địa bàn cũng nhƣ mở rộng quy mô hoạt động tín dụng cho ngân hàng.

40

Bảng 4.17: Dƣ nợ ngắn hạn hộ sản xuất 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 6T.13/6T.12 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 Tăng, giảm Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 96.235 120.248 24.013 24,95 Thuỷ, hải sản 9.254 10.847 1.593 17,21 Tiểu thủ CN-XD 26.102 34.520 8.418 32,25 Th. nghiệp-DV 37.330 43.514 6.184 16,57 Cho vay khác 3.145 3.254 109 3,47 Tổng cộng 172.066 212.383 40.317 23,43

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Ba Hòn)

* Ngành nông nghiệp: Nhìn vào bảng trên, ta thấy dƣ nợ của 6 tháng đầu năm 2013 tăng 24,95% so với 6 tháng đầu năm 2012 là do ngƣời nông dân tăng nhu cầu vốn cho chăn nuôi và trồng trọt. Vì vậy, tình hình dƣ nợ có xu hƣớng tăng.

* Các ngành khác nhƣ: Thƣơng nghiệp - dịch vụ và thủy - hải sản… dƣ nợ có tăng và riêng ngành tiểu thủ công nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng khá cao, tỷ lệ tăng 32,25% so với 6 tháng đầu năm 2012 là do sản xuất kinh doanh các ngành nghề truyền thống chƣa đạt hiệu quả cao.

4.2.3.2 Dư nợ trung, dài hạn hộ sản xuất

Bảng 4.18: Dƣ nợ trung, dài hạn hộ sản xuất qua 3 năm

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 2010 2011 2012 Tăng, giảm Tỷ lệ (%) Tăng, giảm Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 38.481 54.760 79.813 16.279 42,30 25.053 45,75 Thuỷ, hải sản 10.245 11.014 11.541 769 7,51 527 4,78 Tiểu thủ CN-XD 8.580 10.503 11.210 1.923 22,41 707 6,73 Th. nghiệp-DV 5.215 6.521 7.418 1.306 25,04 897 13,76 Tiêu dùng 22.603 25.214 26.514 2.611 11,55 1.300 5,16 Tổng cộng 85.124 108.012 136.496 22.888 26,89 28.484 26,37 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

41

* Ngành nông nghiệp: Dƣ nợ của ngành nông nghiệp trong trung, dài hạn đều tăng trong 3 năm qua là do nhu cầu của ngƣời dân trong huyện ngày càng cao nhƣ nhu cầu mua sắm máy móc, thiết bị tiến bộ để phục vụ cho sản xuất tăng nên doanh số cho vay tăng dẫn đến dƣ nợ tăng theo. Ngoài ra, do yếu tố thời hạn của khoản tín dụng này chủ yếu là hỗ trợ cho phƣơng án sản xuất dài hạn nên thời gian thu hồi vốn chậm và làm cho dƣ nợ tăng lên.

* Tiêu dùng: Dƣ nợ của lĩnh vực này trong trung, dài hạn cũng tăng nhƣng không nhiều là do mức sống của cán bộ, công nhân viên trong huyện đƣơc nâng lên làm phát sinh nhu cầu sửa nhà, mua sắm,…

* Các ngành khác như: Tiểu thủ công nghiệp, thƣơng nghiệp - dịch vụ

và thủy - hải sản dƣ nợ có tăng qua 3 năm nhƣng không cao là do Ngân hàng nhận thấy những ngành này chứa đựng rủi ro cao, thời gian thu hồi trên 1 năm nên chỉ cho vay hạn chế.

Bảng 4.19:Dƣ nợ trung, dài hạn hộ sản xuất 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 6T.13/6T.12 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 Tăng, giảm Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 68.478 82.396 13.918 20,32 Thuỷ, hải sản 11.002 10.145 -857 -7,79 Tiểu thủ CN-XD 10.847 12.140 1.293 11,92 Th. nghiệp-DV 6.909 8.504 1.595 23,09 Tiêu dùng 25.408 29.541 4.133 16,27 Tổng cộng 122.644 142.726 20.082 16,37

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Ba Hòn)

* Ngành nông nghiệp: Nhìn vào bảng trên, ta thấy dƣ nợ của 6 tháng đầu năm 2013 tăng 16,37% so với 6 tháng đầu năm 2012. Trong đó ngành nông nghiệp trung và dài hạn đều tăng là do trƣớc kia ngƣời nông dân chỉ đơn thuần làm ruộng hoặc chăn nuôi. Nhƣng hiện nay với sự tƣ vấn giúp đỡ của cán bộ xã, ngƣời dân đã kết hợp chăn nuôi cá dƣới ruộng, đồng thời ngƣời dân còn kết hợp vƣờn ao chuồng, từ đó hiệu quả mang lại khá tốt đời sống ngƣời dân có phần sung túc hơn. Vì vậy, tình hình dƣ nợ trong 6 tháng đầu năm có xu hƣớng tăng.

42

* Ngành thuỷ, hải sản: Dƣ nợ tăng nhẹ ở ngắn hạn nhƣng lại giảm ở trung và dài hạn là do ngành này chứa đựng khá nhiều rủi ro nên Ngân hàng chủ yếu chỉ đáp ứng nhu cầu thiếu vốn tạm thời của những khách hàng quen và uy tín.

* Tiêu dùng: Cho vay trong lĩnh vực này cũng tăng là do Ngân hàng đang mở rộng cho vay đối với những khách hàng là công nhân viên chức trong huyện. Vay thế chấp qua lƣơng, việc cho vay này vừa làm tăng thu nhập cho Ngân hàng qua việc thu lãi từ cho vay đồng thời còn có thể thu phí qua việc mở thẻ ATM (vì những cán bộ công nhân viên chức muốn vay tiền của Ngân hàng đều phải mở thẻ tại Ngân hàng để hàng tháng trừ qua tài khoản), Ngân hàng còn có thể tận dụng nguồn vốn tạm thời này để quay vòng vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

* Các ngành khác nhƣ: Dƣ nợ của tiểu thủ công nghiệp - XD và thƣơng nghiệp - dịch vụ 6 tháng đầu năn 2013 có tăng so với 6 tháng đầu năm 2012 là trong đầu năm 2013 với chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp của Chính phủ đang dần phát huy tác dụng nên Ngân hàng nhận thấy có thể cho vay nhƣng tăng vẫn ít.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ba hòn tỉnh kiên giang (Trang 45 - 51)