Phân tích tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ba hòn tỉnh kiên giang (Trang 51 - 54)

Khi đánh giá chất lƣợng tín dụng thông thƣờng chúng ta nhìn nhận trên khía cạnh nợ xấu, nơi nào có nợ xấu cao thì chất lƣợng tín dụng thấp, nơi nào có nợ xấu thấp thì chất lƣợng tín dụng cao. Theo Quyết định 1627/2001 QĐ- NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc thì nợ xấu chịu lãi suất bằng 150% lãi suất trong hạn kể từ ngày chuyển nợ quá hạn là để đôn đốc khách hàng vay vốn điều hành sản xuất hoặc đẩy mạnh kinh doanh tích cực hơn, chấp hành tốt hợp đồng tín dụng. Nợ đƣợc chia thành 5 nhóm trong đó nợ xấu sẽ thuộc nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5. Nếu có nợ xấu lớn rất có thể rủi ro cho Ngân hàng là đi đến phá sản bởi vì nguồn vốn tự có của Ngân hàng không đủ đáp ứng đầu tƣ tín dụng do đó ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Vì thế mà nợ xấu là một vấn đề hết sức quan trọng có liên quan đến sự tồn tại của Ngân hàng.

Ngân hàng nào cũng vậy, không thể tránh khỏi tình trạng nợ xấu nhƣng tỷ lệ nợ xấu cao hay thấp còn tùy thuộc vào quá trình thu nợ và biện pháp xử lý của Ngân hàng đó đƣa ra. Nhìn vào bảng, ta thấy tình hình nợ xấu qua 3 năm đều tăng, cụ thể năm 2011 tăng 37 triệu đồng, tức 4,2% so với năm 2010, năm 2012 tăng 222 triệu đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 24,21% so với năm 2011. Cụ thể nhƣ sau:

43

Bảng 4.20: Tổng nợ xấu hộ sản xuất qua 3 năm

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 2010 2011 2012 Tăng, giảm Tỷ lệ (%) Tăng, giảm Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 425 317 443 -108 -25,41 126 39,75 Thuỷ, hải sản 197 228 163 31 15,74 -65 -28,51 Tiểu thủ CN-XD 112 132 204 20 17,86 72 54,55 Th. nghiệp-DV 49 95 155 46 93,88 60 63,16 Cho vay khác 97 145 174 48 49,48 29 16,67 Tổng cộng 880 917 1.139 37 4,2 222 24,21

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Ba Hòn)

* Ngành nông nghiệp: Tình trạng nợ xấu trong năm 2011 có giảm so với năm 2010 nhƣng lại tăng ở năm 2012 là do nguồn vốn của Ngân hàng tập trung cho vay chủ yếu là ngƣời nông dân sản xuất lúa, trồng trọt và chăn nuôi,…. Nhƣ chúng ta đã biết thì những ngành này thƣờng phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên nhƣ: thời tiết, bão lụt, thiên tai,…. Trong những năm qua thời tiết không đƣợc tốt thƣờng xảy ra mƣa bão, thiên tai, dịch bệnh trên cây lúa và gia súc nên đã làm ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của ngƣời nông dân. Bên cạnh đó, một phần là do chi phí thức ăn, con giống tăng lên nên làm cho lợi nhuận các hộ giảm xuống, và sau khi thu hoạch ngƣời dân thƣờng dự trữ lúa lại để chờ giá lúa tăng lên bán ra để kiếm lợi nhuận cao nên ngƣời dân thƣờng trả nợ không đúng hạn dẫn đến nợ xấu tăng lên.

* Các ngành khác: Tiểu thủ công nghiệp - XD, thƣơng nghiệp - dịch vụ,… tình trạng nợ xấu cũng tăng do các ngành này trong những năm qua thị trƣờng có nhiều biến động bất thƣờng nên hoạt động không đƣợc hiệu quả dẫn đến tình trạng khách hàng chậm trễ trong việc trả lãi và gốc cho Ngân hàng. Tình trạng nợ xấu trong ngành thuỷ - hải sản trong năm 2011 tăng 15,74% so với năm 2010, đến năm 2012 tình trạng nợ xấu lại giảm 28,51% so với năm 2011 là do Ngân hàng nhận thấy ngành này có nhiều rủi ro nên hạn chế cho vay mới mà tập trung thu và xử lý các khoản nợ cũ.

44

Bảng 4.21: Tổng nợ xấu hộ sản xuất 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 6T.13/6T.12 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 Tăng, giảm Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 340 517 177 52,06 Thuỷ, hải sản 102 124 22 21,57 Tiểu thủ CN-XD 78 56 -22 -28,21 Th. nghiệp-DV 24 22 -2 -8,33 Cho vay khác 110 268 158 143,64 Tổng cộng 654 987 333 50,92

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Ba Hòn)

* Ngành nông nghiệp: Tình hình nợ xấu trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 50,92% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nợ xấu trong nông nghiệp tăng 52,06% là do dịch bệnh ở gia súc, cây trồng làm cho nhiều hộ nông dân lâm vào tình trạng khó khăn không trả đƣợc nợ đúng hạn, do giá cả hàng hóa, giá xăng dầu tăng lên làm cho thu nhập của ngƣời nông dân bị giảm xuống và đó cũng là nguồn thu nhập chính nên việc trả nợ đến hạn cho ngân hàng không thể thực hiện đúng theo hợp đồng, đồng thời một phần do phần nợ xấ u của năm trƣớc đó chƣa thu đƣợc nên kéo dài sang năm sau. Ngoài ra, một số khách hàng không có thiện chí trả nợ vay tuy đã có thu nhập hoặc do một phần họ không hiểu hết những gì ghi trong hợp đồng tín dụng dẫn đến trả nợ không đúng hạn.

* Các ngành khác: Thuỷ - hải sản; cho vay khác cũng tăng lên đòi hỏi Ngân hàng phải có biện pháp khắc phục tình trạng nợ xấu. Cán bộ tín dụng cũng cần theo sát các khoản vay ở các lĩnh vực này để hạn chế tình trạng nợ xấu gây ảnh hƣởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Riêng tình hình nợ xấu của ngành tiểu thủ công nghiệp, thƣơng nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 có giảm so với 6 tháng đầu năm 2012, là do thu nợ trong 2 ngành này tăng đáng kể nên nợ xấu giảm.

45

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ba hòn tỉnh kiên giang (Trang 51 - 54)