Phân tích doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ba hòn tỉnh kiên giang (Trang 33 - 40)

Bảng 4.2: Tổng doanh số cho vay hộ sản xuất qua 3 năm

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 2010 2011 2012 Tăng, giảm Tỷ lệ (%) Tăng, giảm Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 78.412 147.102 172.705 68.690 87,60 25.603 17,40 Trung, dài hạn 56.798 83.992 123.202 27.194 47,88 39.210 46,68 Tổng cộng 135.210 231.094 295.907 95.884 70,91 64.813 28,05

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Ba Hòn)

Qua bảng trên, cho thấy tổng doanh số cho vay năm 2010 đạt 135.210 triệu đồng. Cụ thể, doanh số cho vay ngắn hạn đạt 78.412 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 57,99% tổng doanh số cho vay. Cho vay ngắn hạn có lợi ích nhƣ: thu hồi vốn nhanh chóng thích hợp với các khoản vốn huy động có kỳ hạn ngắn trong khi tín dụng trung và dài hạn không có đƣợc lợi thế này nên theo bảng ta thấy cơ cấu tín dụng ngắn hạn đƣợc chú trọng nhiều hơn, doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao sẽ làm cho vòng quay vốn của Ngân hàng nhanh, thời gian thu hồi vốn nhanh, Ngân hàng hoạt động càng hiệu quả. Doanh số cho vay trung, dài hạn đạt 56.798 triệu đồng, chiếm 42,01% còn lại. Sang năm 2011 tổng doanh số cho vay là 231.094 triệu đồng, trong đó cho vay ngắn hạn là 147.102 triệu đồng, chiếm 63,65% tổng doanh số cho vay hộ sản xuất, so với năm 2010 thì tăng 68.690 triệu đồng, tƣơng ứng tốc độ tăng 87,60% và cho vay trung, dài hạn là 83.992 triệu đồng, chiếm 36,35% còn lại, tăng 27.194 triệu đồng, tƣơng ứng tốc độ tăng 47,88%. Đến năm 2012, doanh số cho vay hộ sản xuất đạt 295.907 triệu đồng, trong đó cho vay ngắn hạn đạt 172.705 triệu đồng, tăng 25.603 triệu đồng, tƣơng ứng với tốc độ tăng 17,40% so với năm 2011. Cho vay trung, dài hạn đạt 123.202 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 46,68%. Trong năm 2011 tình hình lạm phát tăng cao nhƣng doanh số cho vay lại tăng là do giá cả vật tƣ, hàng hoá tăng cao dẫn đến chi phí sản xuất cũng tăng cao và làm cho doanh số cho vay tăng, và năm 2012 cho vay ngắn hạn tăng không nhiều là do thời tiết không đƣợc ổn định, nắng mƣa thất thƣờng nên ngƣời dân thu hẹp diện tích gieo cấy, trồng cây hoa màu, chăn nuôi…. Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tƣ của ngƣời dân nên Ngân hàng cũng đầu tƣ vào cho vay trung và dài hạn một phần là để thu lãi từ việc cho vay, mặc khác là cũng để phân tán rủi ro nguồn vốn cho

25

vay. Kế đến là tình hình kinh tế của huyện nhà đang ngày càng phát triển nhu cầu về vốn cho sản xuất, kinh doanh và cơ giới hoá trong ngành nông nghiệp là rất cao. Các đối tƣợng đƣợc đầu tƣ cũng đa dạng nhƣ: máy xới, máy cày, máy gặt lúa,…. Ngoài ra, với mức sống ngày càng cao của ngƣời dân trong huyện nói chung và cán bộ công nhân viên nói riêng làm cho nhu cầu vay vốn ngày càng nhiều để mua sắm, sửa nhà,…

Bảng 4.3: Tổng doanh số cho vay hộ sản xuất 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 6T.13/6T.12 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 Tăng, giảm Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 91.930 114.115 22.185 24,13 Trung, dài hạn 57.778 92.284 34.506 59,72 Tổng cộng 149.708 206.399 56.591 37,87

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Ba Hòn)

Nhìn chung, ta thấy doanh số cho vay của 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với 6 tháng đầu năm 2012, chiếm tỷ lệ 37,87%. Điều đó chứng tỏ Ngân hàng đầu tƣ vào mở rộng tín dụng, tận dụng nguồn vốn đi cho vay để mang về lợi nhuận cho Ngân hàng đồng thời góp phần vào xây dựng kinh tế của huyện, cải thiện đời sống của ngƣời dân. Trong doanh số cho vay ta vẫn thấy tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tín dụng trung và dài hạn, điều đó càng chứng tỏ lợi thế của nó trong cơ cấu doanh số cho vay của Ngân hàng.

Bên cạnh doanh số cho vay ngắn hạn thì doanh số cho vay trung và dài hạn của 6 tháng đầu năm 2013 tăng 59,72% so với 6 tháng đầu năm 2012 là do: Ngân hàng đã mạnh dạn đầu tƣ vào cơ giới hoá ngành nông nghiệp góp phần tăng năng suất, có lợi cho cả ngƣời nông dân và Ngân hàng. Bên cạnh đó là nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cấp nhà xƣởng,… của các công ty, doanh nghiệp trong địa bàn huyện nên cũng góp phần làm cho doanh số cho vay tăng lên.

4.2.1.1 Doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản xuất

Qua phân tích trên, cho thấy doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Để thấy rõ, chúng ta sẽ cụ thể hóa bằng việc phân tích từng khoản mục trong doanh số cho vay ngắn hạn nhƣ sau:

26

Bảng 4.4: Doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản xuất qua 3 năm

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 2010 2011 2012 Tăng, giảm Tỷ lệ (%) Tăng, giảm Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 43.421 86.341 82.923 42.920 98,85 -3.418 -3,96 Thuỷ, hải sản 6.254 4.215 5.421 -2.039 -32,60 1.206 28,61 Tiểu thủ CN-XD 8.201 17.574 28.540 9.373 114,29 10.966 62,40 Th. nghiệp-DV 18.015 32.451 45.570 14.436 80,13 13.119 40,43 Cho vay khác 2.521 6.521 10.251 4.000 158,67 3.730 57,20 Tổng cộng 78.412 147.102 172.705 68.690 87,60 25.603 17,40

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Ba Hòn)

Qua bảng số liệu, ta thấy tín dụng ngắn hạn thật sự đã đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn lƣu động ngắn hạn bị thiếu hụt của bà con nông dân tại địa bàn. Hoạt động cho vay hộ sản xuất là công việc diễn ra hàng ngày tại NHNo & PTNT. Cụ thể, năm 2011 đạt 147.102 triệu đồng, tăng 68.690 triệu tƣơng ứng với tốc độ tăng 87,60% so với năm 2010. Năm 2012 thì doanh số này lại tiếp tục tăng 25.603 triệu đồng với tốc độ tăng là 17,40% so với năm 2011, tuy nhiên tốc độ tăng của năm 2012 so với năm 2011 thấp hơn tốc độ tăng của năm 2011 so với năm 2010.

Hầu hết nhu cầu vay vốn của ngƣời dân trong huyện là để bổ sung nguồn vốn thiếu hụt tạm thời, mục đích xin vay là chỉ để sản xuất lúa, mua máy xới, phân bón, thuốc trừ sâu, chăn nuôi…. Trong đó, cho vay hộ sản xuất làm kinh tế tổng hợp hay còn gọi là ngành khác luôn chiếm phần không nhỏ trong cho vay ngắn hạn, nhiều nhất vẫn là cho vay ngành nông nghiệp. Để hiểu rõ hơn ta đi sâu vào phân tích từng ngành.

* Cho vay ngành nông nghiệp: Là một ngành bao gồm trồng lúa, trồng

hoa màu, chăn nuôi, chăm sóc vƣờn ngắn hạn. Nhìn vào bảng phân tích, cho thấy doanh số cho vay trong nông nghiệp đều cao là do những năm gần đây nhu cầu về gạo ngày càng tăng về số lƣợng cũng nhƣ về giá cả nên đó là động lực lớn để ngƣời nông dân khai hoang, mở rộng diện tích gieo cấy. Nắm bắt đƣợc tình hình đó Ngân hàng Ba Hòn đã mạnh dạn đầu tƣ vào cho vay nông nghiệp cả về ngắn hạn, trung và dài hạn để ngƣời nông dân sản xuất lúa, trồng trọt, mua phân bón, thuốc trừ sâu,… trong đó cho vay để sản xuất lúa chiếm tỷ

27

trọng lớn. Đến đầu năm 2012, thì tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn trong nông nghiệp có xu hƣớng giảm nhẹ so với năm 2011 là do tình hình thời tiết không đƣợc thuận lợi cho việc gieo trồng lúa dẫn đến tình trạng một số bà con nông dân không canh tác 2vụ/năm mà chỉ làm 1vụ/năm để hạn chế hƣ hại khi gieo cấy cũng nhƣ thất thoát khi thu hoạch lúa nhƣng đa số bà con nông dân vẫn gieo cấy lúa 2vụ/năm nên doanh số cho vay năm 2012 giảm nhẹ so với năm 2011, mặc dù gặp khó khăn nhƣng do sự nỗ lực của Ban lãnh đạo cùng với các nhân viên phòng tín dụng đã nắm bắt kịp thời nhu cầu về vốn của hộ sản xuất nên đã làm cho doanh số cho vay của ngành nông nghiệp giảm không đáng kể. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng nên xem xét kỹ phƣơng án sản xuất xem có hiệu quả hay không để tránh tình trạng không thu hồi đƣợc nợ.

* Cho vay ngành thuỷ, hải sản: Doanh số cho vay ngành thủy, hải sản trong ngắn hạn năm 2011 giảm 32,60% so với năm 2010, nguyên nhân là do tàu thuyền nhỏ không có khả năng đánh bắt xa bờ, giá xăng dầu lại tăng nên không đem lại hiệu quả, ngƣ dân lại không có kinh nghiệm đánh bắt ở biển Đông nên không dám đầu tƣ, ngƣời dân cũng chƣa có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi trồng thủy sản nên hiệu quả kinh tế của ngành này mang lại ít. Năm 2012 doanh số có tăng lên nhƣng vẫn không đáng kể.

* Cho vay ngành tiểu thủ công nghiệp: Doanh số cho vay tiểu thủ công nghiệp trong ngắn hạn qua 3 năm đều tăng. Lĩnh vực đầu tƣ chủ yếu là sản xuất vôi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản. Doanh số luôn tăng chứng tỏ ngƣời dân đã bắt đầu có biến chuyển với việc nuôi trồng thủy, hải sản nhƣng hiệu quả vẫn chƣa đƣợc cao. Cần phải có thêm những khóa đào tạo, giao lƣu và học hỏi kinh nghiệm của các tỉnh khác để mang lại hiệu quả cao trong việc nuôi trồng thủy, hải sản kéo theo nhiều ngành khác phát triển theo nhƣ: sản xuất vôi, thức ăn gia súc, thuốc trừ bệnh cho tôm,… tạo thêm công ăn việc làm cho ngƣời dân trong huyện góp phần phát triển và nâng cao đời sống của ngƣời dân.

Bên cạnh ngành nông nghiệp thì ngành tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cũng là lĩnh vực rất phát triển của huyện. Cùng với việc phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá trong thời kỳ hội nhập thì tại địa bàn huyện ngày càng có nhiều xí nghiệp, doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chợ… đƣợc thành lập.

* Cho vay ngành thương nghiệp dịch vụ: Doanh số cho vay của ngành

này phát triển khá nhanh tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu thiếu hụt vốn tạm thời của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cửa hàng xăng dầu, vật liệu xây dựng… nguyên nhân là do huyện đang ở trong giai đoạn quy hoạch phát triển khá ổn định làm cho nhu cầu về các loại hình dịch vụ đang đƣợc chú ý mở

28

rộng hơn để đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân. Cụ thể năm 2011 nhu cầu vay vốn trong ngành thƣơng nghiệp dịch vụ tăng 14.436 triệu đồng tức tăng 80,13% so với năm 2010, đến năm 2012 thì tăng lên 13.119 triệu đồng tức tăng 40,43% so với năm 2011, cùng với sự gia tăng đó cho thấy Ngân hàng đã góp phần quan trọng trong việc thay đổi bộ mặt nông thôn của huyện theo đúng chính sách phát triển kinh tế của huyện đã đề ra.

* Về cho vay khác: Vốn ngắn hạn đầu tƣ ngành này gồm: Cho vay mua sà lan, mua máy cày, mua xe chở hàng, sửa máy suốt, vay để mua ghe, cho vay đi xuất khẩu lao động ở nƣớc ngoài,… phục vụ cho nông nghiệp và cho vay tổng hợp. Nhìn chung, doanh số cho vay khác cũng tăng trƣởng qua 3 năm. Đối tƣợng áp dụng là những khách hàng có nhu cầu cầm cố những giấy tờ có giá do chính Ngân hàng phát hành hoặc cầm cố sổ tiết kiệm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi có nhu cầu thiếu hụt vốn tạm thời và chỉ áp dụng trong ngắn hạn. Mặt khác, cũng tạo ra nguồn thu nhập cho Ngân hàng mà nguồn vốn thu về lại nhanh, ít tốn chi phí.

Bảng 4.5: Doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản xuất 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 6T.13/6T.12 6tháng đầu năm 2012 6tháng đầu

năm 2013 Tăng, giảm Tỷ lệ (%)

Nông nghiệp 40.303 53.326 13.023 32,31 Thuỷ, hải sản 2.015 3.532 1.517 75,29 Tiểu thủ CN-XD 16.350 20.542 4.192 25,64 Th. nghiệp-DV 27.048 31.109 4.061 15,01 Cho vay khác 6.214 5.606 -608 -9,78 Tổng cộng 91.930 114.115 22.185 24,13

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Ba Hòn)

* Cho vay ngành nông nghiệp: Hầu hết ngƣời dân vay để trồng trọt, chăn

nuôi, mà những đối tƣợng trên đều có chu kỳ sản xuất dƣới 1 năm. Vào đầu năm nên ngƣời dân có nhu cầu vay vốn để mua con giống, cây giống phục vụ cho việc sản xuất trong năm của mình nên dẫn đến doanh số cho vay tăng.

* Về cho vay các ngành khác như: Cho vay thuỷ, hải sản, cho vay thƣơng nghiệp,… vẫn tăng nhƣng cho vay không nhiều. Vì nếu chỉ tập trung vào cho vay nông nghiệp thì rủi ro về nguồn vốn cho vay sẽ lớn nên Ngân hàng vẫn cho vay các lĩnh vực có khả năng sinh lời khác.

29

4.2.1.2 Doanh số cho vay trung, dài hạn hộ sản xuất

Bên cạnh nhu cầu vay vốn ngắn hạn thì ngƣời dân cũng có nhu cầu vay vốn trung, dài hạn nhƣng chiếm tỷ lệ nhỏ so với cho vay ngắn hạn nhƣ vay để cải tạo vƣờn, ruộng, kéo điện, làm nhà… nhằm nâng cao đời sống của ngƣời dân. Đặc điểm của món vay này là thời hạn tƣơng đối lớn, chu kỳ sản xuất - kinh doanh thƣờng nhiều hơn một năm nên đòi hỏi thời gian vay vốn phải tƣơng ứng để ngƣời dân chủ động đƣợc nguồn vốn vay.

Bảng 4.6: Doanh số cho vay trung, dài hạn hộ sản xuất qua 3 năm

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 2010 2011 2012 Tăng, giảm Tỷ lệ (%) Tăng, giảm Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 21.036 40.990 68.207 19.954 94,86 27.217 66,40 Thuỷ, hải sản 7.201 7.015 8.019 -186 -2,58 1.004 14,31 Tiểu thủ CN-XD 6.841 8.425 10.417 1.584 23,15 1.992 23,64 Th. nghiệp-DV 3.250 5.057 8.549 1.807 55,60 3.492 69,05 Tiêu dùng 18.470 22.505 28.010 4.035 21,85 5.505 24,46 Tổng cộng 56.798 83.992 123.202 27.194 47,88 39.210 46,68

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Ba Hòn)

* Cho vay ngành nông nghiệp: Chủ yếu cho nông dân vay vốn để đầu tƣ

mua máy phục vụ sản xuất nông nghiệp, các máy lớn tham gia trực tiếp vào khâu sản xuất thu hoạch nhƣ: máy cày, máy bừa, máy tuốt lúa và nhất là máy gặt đập liên hợp. Hầu hết những hộ này có vốn ít nên thƣờng vay vốn khá lớn để đầu tƣ mua máy và đƣợc vay với thời gian dài để có thể thu hồi đủ vốn. Doanh số cho vay năm 2011 đạt 40.990 triệu đồng, tăng 19.954 triệu cùng với tỷ lệ tăng 94,86% so năm 2010, doanh số cho vay năm 2012 đạt 68.207 triệu đồng, tăng 27.217 triệu đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 66,40%. Nguyên nhân tăng là do ngƣời dân thấy đƣợc những tiện ích mà máy gặt đập liên hợp mang lại nhƣ giảm đƣợc thất thoát trong khâu thu hoạch, tình trạng thiếu công cắt trầm trọng khi thu hoạch là do xuống giống đồng loạt, né rầy và tiết kiệm đƣợc thời gian và chi phí nên nhu cầu sử dụng máy gặt đập liên hợp ngày càng trở nên rộng rãi và phổ biến hơn. Vì thế, có một số hộ dân đã mạnh dạn đầu tƣ mua máy nhƣng do thiếu vốn đã đến ngân hàng xin vay để bổ sung phần vốn

30

bị thiếu và làm cho doanh số cho vay tăng lên, Ngân hàng cho vay mua máy phục vụ sản xuất, từng bƣớc thực hiện cơ giới hoá nông nghiệp nông thôn không những đáp ứng nhu cầu thiết thực cho nông dân mà còn thực hiện mục tiêu mà Nhà nƣớc đề ra. Đƣa cơ giới hoá tham gia vào sản xuất trên đồng ruộng không chỉ làm thay đổi bộ mặt nông thôn mà còn là một ngành dịch vụ mới đang phát triển ở khu vực nông thôn.

* Cho vay ngành thuỷ, hải sản: Cũng nhƣ doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số cho vay ngành thủy, hải sản trong trung, dài hạn năm 2011 giảm 2,58% so với năm 2010. Năm 2012 doanh số tăng 14,31% so với năm 2011.

* Cho vay ngành tiểu thủ công nghiệp: Doanh số cho vay ngành tiểu thủ công nghiệp tăng đều qua ba năm, cụ thể năm 2011 tăng 1.584 triệu đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 23,15% so với năm 2010 và đến năm 2012 tăng 1.992 triệu đồng, với tốc độ tăng là 23,64% so với năm 2011.

* Cho vay ngành thương nghiệp dịch vụ: Doanh số cho vay ngành thƣơng nghiệp trong trung và dài hạn tăng qua các năm nhƣng không đáng kể

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ba hòn tỉnh kiên giang (Trang 33 - 40)