Định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước ngành giáo dục ở nghệ an (Trang 92 - 95)

7. Bố cục luận văn

3.1.Định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước

ngành giáo dục tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020

Một là, tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh, học viên trong toàn ngành giáo dục và đào tạo.

Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, quán triệt và triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước kịp thời, nghiêm túc; thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong toàn ngành; đẩy mạnh thực hiện phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với các cuộc vận động và phong trào thi đua khác trong toàn ngành, cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Triển khai thực hiện Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp, tổ chức các hoạt động thi, giao lưu,… cho cán bộ quản lý giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, giáo viên dạy giỏi ở các cấp học nhằm duy trì và phát triển phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các cơ sở giáo dục. Xây dựng và triển khai các nội dung bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên quan tâm theo dõi tình hình thời sự địa phương, trong nước và thế giới. Đến năm 2020, tỷ lệ cán bộ công chức hành chính Nhà nước ngành giáo dục đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên là 80% và đạt tỷ lệ 100% là cử nhân có trình độ Đại học.

Hai là, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho giáo dục.

Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo không chỉ nhằm đạt hiệu quả cao nhất đối với các nhiệm vụ hiện tại, mà còn chuẩn bị nguồn lực cho các yêu cầu trong tương lai. Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi sự đồng lòng, chung sức góp tay xây dựng của các cấp các ngành và toàn thể xã hội. Tuyên truyền để người dân nhận thấy rằng: con đường nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ thuật

chính là cơ sở giúp người lao động tìm hoặc tạo việc làm phù hợp có năng suất và thu nhập cao. Để làm tốt được vấn đề này, trước hết cần thực hiện tuyên truyền qua nhiều kênh: thông tin đại chúng; nêu gương học tốt gắn với việc làm tốt (gương những nhà khoa học, chủ doanh nghiệp, giám đốc, người lao động có những đóng góp lớn đối với địa phương, đất nước).

Cải tiến và tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các phòng ban, đơn vị trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh: trên cơ sở Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực cho giáo dục và đào tạo của tỉnh, cần tăng cường sự phối hợp liên ngành, xác định rõ vai trò chủ trì và vai trò tham gia của các ngành từ tất cả các khâu: xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, kế hoạch tuyển sinh, tuyển dụng, dự toán chi sự nghiệp... Tăng cường mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý giáo dục, đào tạo, dạy nghề với các cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề. Tất cả các cơ sở thực hiện giáo dục, đào tạo, dạy nghề trên địa quận cần thường xuyên kiểm tra, giám sát và báo cáo tình hình hoạt động, kết nối thông tin với cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn. Các ngành, đơn vị có chương trình cụ thể để đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ của đơn vị mình.

Ba là, tập trung phát triển trường Bồi dưỡng Giáo dục, qua đó đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong các cơ sở giáo dục của tỉnh.

Kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trường Bồi dưỡng Giáo dục của

tỉnh. Đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo nhu cầu của ngành giáo dục tỉnh; tăng cường sự phối hợp giữa trường Bồi dưỡng Giáo dục tỉnh với các cơ sở đào tạo để làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của các cấp học và nhu cầu phát triển năng lực theo chuẩn nghề nghiệp.

Bốn là,xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng, thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy học.

Đối với đội ngũ cán bộ quản lý: tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp để làm cơ sở cho việc sắp xếp, bố trí lại

đáp ứng yêu cầu đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo chuẩn về trình độ. Thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ, đảm bảo mở rộng nguồn giới thiệu và luôn đảm bảo những cán bộ được đưa vào quy hoạch đều được trải qua quá trình tập sự, được đào tạo, bồi dưỡng; tiến hành đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho lực lượng kế cận trước khi bổ nhiệm. Xây dựng tiêu chuẩn quy hoạch và tiêu chuẩn bổ nhiệm rõ ràng, minh bạch. Trong đó có các tiêu chí về tầm nhìn, tư duy và kỹ năng lãnh đạo. Các tiêu chuẩn này cần được xây dựng khoa học, linh hoạt, cụ thể và phù hợp với thực tiễn. Hạn chế tối đa các tiêu chuẩn cảm tính. Đồng thời tránh máy móc trong lựa chọn giới thiệu cán bộ quy hoạch. Có cơ chế đột phá trong bố trí và sử dụng nguồn nhân lực trẻ, được đào tạo cơ bản; tạo điều kiện cho công chức, viên chức trẻ được thăng tiến, đề bạt, bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý. Thực hiện bổ nhiệm cán bộ thông qua cơ chế thi tuyển công khai, áp dụng đối với các chức danh lãnh đạo quản lý ngành giáo dục đào tạo. Thực hiện gắn việc xếp loại, đánh giá với điều động, luân chuyển cán bộ quản lý, giáo viên. Tiếp tục củng cố và tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên hằng năm. Cho thôi giữ chức hoặc điều động, phân công ở vị trí thấp hơn đối với các cán bộ quản lý không hoàn thành nhiệm vụ liên tục trong 2 năm. Gắn công tác quy hoạch với công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ.

Năm là, thực hiện tốt chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài và sử dụng ngân sách cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên.

Triển khai thực hiện Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2011 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ về quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục. Thực hiện tốt các quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước về chế độ, chính sách đối với giáo dục và đào tạo. Trong dự toán ngân sách hằng năm cần ưu tiên tăng định mức chi ngân sách cho công tác đào tạo bồi dưỡng thường xuyên và cho hoạt động của trường Bồi dưỡng Giáo dục. Dành kinh phí hợp lý từ ngân sách và sử dụng các nguồn khác để đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn. Khuyến khích xã hội hóa trong công tác phát triển đội ngũ. Khuyến khích các cơ sở đào tạo

đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên để cải thiện chất lượng đào tạo. Xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể để thu hút nhân tài, nhân lực chất lượng cao về làm việc. Chính sách thu hút không chỉ có ưu đãi bằng vật chất mà cần phải bao gồm cả về điều kiện làm việc, cơ hội phát triển, thăng tiến trong nghề nghiệp, hình thức tôn vinh...

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước ngành giáo dục ở nghệ an (Trang 92 - 95)