7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Trên cơ sở nghiên cứu các mô hình ứng dụng TAM trong lĩnh vực Internet Banking ở một số quốc gia trên thế giới và xem xét những yếu tố đặc thù tại địa bàn thành phố Đà Nẵng, tác giả đã dựa trên mô hình nghiên cứu của Ming – Chi Lee đề xuất mô hình lý thuyết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Internet Banking của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Đà Nẵng. H5 H4 H3 H1 H10 H2 H6 H7 H8 H9
Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Internet banking Thái độ Hữu ích cảm nhận Ý định sử dụng Dễ sử dụng cảm nhận Chuẩn chủ quan Sự tự chủ Tin tưởng
Các thành phần của mô hình nghiên cứu:
Hữu ích cảm nhận: Là mức độ một người tin rằng việc sử dụng hệ thống đặc thù sẽ gia tăng sự hoàn thành công việc (Davis 1989, tt 320). Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng sự hữu ích cảm nhận là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến ý định sử dụng của khách hàng. Mặt khác sự hữu ích mà người sử dụng cảm nhận được sẽ tác động đến thái độ của họ là tốt hay xấu.
Thang đo nhân tố hữu ích cảm nhận tham khảo của Fred D. Dvis (1989); D.K Muduku (2013):
- Internet banking khiến các hoạt động ngân hàng dễ dàng hơn.
- Internet banking giúp các hoạt động ngân hàng thực hiện nhanh hơn - Internet banking giúp cải thiện hiệu suất công việc
- Internet banking giúp kiểm soát tài chính hiệu quả hơn - Internet banking thực sự hữu ích.
Sự dễ sử dụng cảm nhận: Là cấp độ mà một người tin rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ không cần nỗ lực (Davis 1989, tr 320). Người sử dụng đánh giá việc sử dụng khi họ cảm thấy cách học sử dụng IB là dễ dàng hay không quá phức tạp. Người sử dụng cảm thấy hệ thống là hữu ích đối với họ khi họ thực hiện các thao tác một cách nhanh chóng, dễ sử dụng, và nâng cao hiệu quả của hoạt động mà họ thực hiện. Trái lại, khách hàng sẽ không cảm nhận được lợi ích mà IB đem lại nếu họ không thấy hệ thống là dễ sử dụng. Mặt khác, khách hàng thường tỏ thái độ tốt đối với một hệ thống khi họ cảm thấy được sự thuận tiện khi sử dụng hệ thống đó hơn các hệ thống khác.
Thang đo nhân tố dễ sử dụng cảm nhận tham khảo của Surapong Prompattanapakdee (2009); Min Gong & Xu Yan (2004); Trương Thị Vân Anh (2008):
- Các thao tác trên Internet banking là rõ rang, dễ hiểu. - Dễ dàng sử dụng thành thạo Internet banking
- Dễ dàng thực hiện các yêu cầu của người sử dụng - Dịch vụ Internet banking nhìn chung dễ sử dụng.
Tin tưởng: Là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến ý định sử dụng IB (Surapong Prompattanapakdee, 2009). Vấn đề an toàn và bảo mật của hệ thống là một trong những nguyên nhân khiến cho người sử dụng không sẵn lòng sử dụng kênh IB và nó ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng. Nếu khách hàng tin rằng kênh thanh toán trực tuyến không đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin cá nhân của họ thì có thể họ không sử dụng chúng.
Thang đo nhân tố tin tưởng tham khảo của Surapong Prompattanapakdee (2009); D.K Muduku (2013):
- Tin tưởng vào Internet banking của ngân hàng bảo mật tốt thông tin cá nhân.
- Tin tưởng vào dịch vụ Internet banking của ngân hàng bảo mật tốt thông tin cá nhân.
- Tin tưởng vào công nghệ Internet banking của ngân hàng
- Tin tưởng Internet banking của ngân hàng đủ an toàn khiến tôi cảm thấy thoải mái khi sử dụng.
Sự tự chủ: Là khả năng sử dụng máy tính của cá nhân và Internet và có quan hệ với sự dễ sử dụng cảm nhận (Venkatesh và Davis, 1996; Venkatesh, 2000). Chan & Lu (2004) cho rằng khả năng sử dụng máy tính và Internet có tác động gián tiếp đến ý định sử dụng hệ thống Ngân hàng trực tuyến. Khi người sử dụng có kiến thức về máy tính và kinh nghiệm làm việc với Internet, họ sẽ cảm thấy việc sử dụng IB là không quá khó khăn. Theo Venkatesh và Davis (1996) khi người sử dụng có đủ kinh nghiệm về công
nghệ thì họ sẽ có niềm tin vào khả năng sử dụng hệ thống. Trong nghiên cứu này, sự tự chủ được xem như là một yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức dễ sử dụng của khách hàng.
Thang đo nhân tố sự tự chủ tham khảo của Braja Podder (2005); Ming-Chi Lee (2008):
- Có thể sử dụng dịch vụ Internet banking dù không có ai hướng dẫn cách sử dụng.
- Có thể sử dụng dịch vụ Internet banking dù trước kia chưa từng sử dụng hệ thống như vậy.
- Có thể sử dụng Internet banking ngay cả khi hệ thống giao dịch có thay đổi. - Có thể sử dụng Internet banking dù chỉ có hướng dẫn trực tuyến
Chuẩn chủ quan: Là nhận thức của một cá nhân về việc những người quan trọng đối với họ nghĩ rằng họ nên thực hiện hành vi hay không (Davis, Bagozzi and Warshaw, 1989). Hay nói cách khác là sự ảnh hưởng của những người xung quanh, môi trường xã hội (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…) đối với ý định hành vi của người đó, những người này thích hay không thích họ thực hiện hành vi.
Thang đo nhân tố chuẩn chủ quan tham khảo của D.K Maduku (2013); Min Gong & Xu Yan (2004).
- Gia đình ủng hộ tôi sử dụng dịch vụ Internet banking - Bạn bè, đồng nghiệp ủng hộ tôi sử dụng Internet banking - Đơn vị nơi tôi làm việc ủng hộ tôi sử dụng Internet banking
- Nhìn chung, mọi người xung quanh đều ủng hộ tôi sử dụng dịch vụ Internet banking
Thái độ: Cá nhân sẽ có ý định sử dụng hệ thống khi họ có thái độ tích cực và ngược lại không chấp nhận hệ thống khi có thái độ tiêu cực đối với việc sử dụng (Davis và cộng sự, 1989).
Thang đo nhân tố thái độ tham khảo của D.K Muduku (2013):
- Thích thú khi sử dụng Internet banking - Thoải mái khi sử dụng Internet banking - Yên tâm khi sử dụng Internet banking
Ý định sử dụng : Ý định sử dụng đề cập đến dự định của người tiêu dùng sẽ sử dụng hàng hóa (dịch vụ), có mối quan hệ chặt chẽ đến việc sử dụng (Davis, 1989). Cá nhân có ý định sử dụng khi họ có thái độ tích cực rằng sẽ nâng cao hiệu quả công việc của họ.
Thang đo nhân tố ý định sử dụng tham khảo của Ming-Chi Lee (2008):
- Sẽ sử dụng Internet banking nhiều hơn trong tương lai - Sẽ sử dụng Internet banking trong thời gian tới
- Sẽ giới thiệu Internet banking cho người khác sử dụng