Chính sách phát triển vùng nguyên liệu cho ngành Dệt may nói chung và ngành sợi nói riêng

Một phần của tài liệu đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần đồng phát (Trang 74 - 77)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢNPHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG PHÁT

3.4.3.Chính sách phát triển vùng nguyên liệu cho ngành Dệt may nói chung và ngành sợi nói riêng

ngành sợi nói riêng

Nhập khẩu bông năm 2014 nước ta đạt 589 nghìn tấn, trị giá 1.171 triệu USD; tăng 39% về lượng và 33,6% về giá trị so với năm 2013.

Giá bông nhập khẩu trung bình năm 2013 giảm 3,9% so với cùng kỳ năm trước, xuống 2.018 USD/tấn. Dự báo giá nhập khẩu bông thế giới sẽ tăng nhẹ trong năm 2015 do nhu cầu từ các nhà sản xuất sợi tăng lên.

Nhập khẩu bông chủ yếu từ Hoa Kỳ; chiếm 39,3% tổng lượng bông nhập khẩu, sau đó là Ấn Độ và Úc. Đáng chú ý, nhập khẩu bông từ Brazil và Pakistan năm 2014 giảm nhiều, từ 43,4 - 63,6% về lượng so với cùng kỳ.

Hiện cả nước có khoảng 10 nghìn hecta trồng bông. Nguyên nhân chính dẫn tới sự kém phát triển của ngành bông, xơ ở Việt Nam là do nước ta không có lợi thế cạnh tranh tự nhiên và không chú trọng đầu tư trong việc trồng bông và sản xuất xơ. Trồng bông là ngành rất thâm dụng đất đai, việc trồng bông chịu tác động nhiều bởi thời tiết, khí hậu, dẫn tới diện tích trồng bông ở Việt Nam vẫn chưa cao và còn manh mún. Bên cạnh đó, trình độ thâm canh của nông dân chưa tốt, không có hệ thống thủy lợi hỗ trợ, điều kiện trồng trọt chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên, sản xuất thu hoạch bằng tay nên chất lượng bông của nước ta thấp dẫn tới giá bán không cạnh tranh so với các nước khác ở Bắc Mỹ và Châu Phi. Năng suất bông bình quân của nước ta hiện đạt khoảng 1,28 tấn/ha.

Cả nước hiện sử dụng khoảng 600 nghìn tấn bông tự nhiên, 400 nghìn tấn xơ các loại mỗi năm. Tuy nhiên, Việt Nam phải nhập khẩu 589 nghìn tấn bông, chiếm 99% tổng nhu cầu bông; bông sản xuất trong nước chỉ đáp ứng 2%, tương đương 12 nghìn tấn. Về xơ các loại thì nhập khẩu 220 nghìn tấn, chiếm 54% tổng nhu cầu về xơ.

Bảng 3.1. Chương trình phát triển cây bông Việt Nam 2015-2020

Chỉ tiêu Đơn vị 2015 2020

Diện tích cây trồng Ha 30.000 76.000

Diện tích có tưới Ha 9.000 40.000

Năng suất bình quân Tấn/ha 1,5 2

Năng suất bông có tưới bình quân

Tấn/ha 2 2,5

Sản lượng bông xơ Tấn 20.000 60.000

Số lượng 1.000 kiện 91,86 275,57

(Nguồn: Cục xúc tiến thương mại)

 Thiếu nguyên liệu trong nước đáp ứng được đòi hỏi cả về số lượng và chất lượng. Chi phí là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành Dệt may nói chung và ngành kéo sợi nói riêng thấp kém. Về mặt chiến lược dài hạn, xây dựng và phát triển cơ sở nguyên liệu trong nước được coi là một trong những vấn đề cấp thiết cần giải quyết.

Về ngành sản xuất sợi, Việt Nam có những khả năng nhất định để đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp kéo sợi. Đó là điều kiện tự nhiên ở một số vùng cho phép phát triển trồng bông và trồng dâu nuôi tằm. Hiện nay sản xuất bông trong nước mới chỉ đáp ứng khoảng 2% nhu cầu bông cho kéo sợi. Hơn nữa chất lượng bông còn thấp thường phải pha trộn với bông nhập khẩu từ nhiều nguồn khác nhau. Việc mở rộng và phát triển vùng trồng bông được coi là nhiệm vụ cần thiết và có khả năng giải quyết sớm.

KẾT LUẬN

Để thành công trong lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nhận thức đúng đắn về thị trường, bản thân doanh nghiêp cũng như về đối thủ cạnh tranh. Nhận thức được vấn đề này mới có thể tồn tại và phát triển, đứng vững trên thị trường. Hòa nhập với công cuộc đổi mới đất nước, công ty Cổ phần Đồng Phát đã và đang ngày một đứng vững trên thị trường. Vượt qua được mọi khó khăn, công ty đã nỗ lực phấn đấu và mặc dù còn nhiều hạn chế song kết quả đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh trong những năm qua thực sự to lớn.

Là một doanh nghiệp trẻ, công ty cần nỗ lực hơn nữa trong việc đổi mới hoàn thiện hoạt động tiêu thụ như hệ thống các giải pháp kinh doanh hiệu quả khác. Đó là con đường giúp công ty tiếp tục phát triển mạnh hơn nữa trong điều kiện nền kinh tế hội nhập và cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Đề tài “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ

phần Đồng Phát” là một đề tài rộng lớn với nội dung nghiên cứu rất phong phú song

do thời gian có hạn, kiến thức và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên các ý kiến đề xuất còn mang tính lý thuyết nhiều và không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, em rất mong được sự chỉ bảo, hướng dẫn của các thầy cô giáo, các cán bộ công nhân viên trong công ty Cổ phần Đồng Phát để khóa luận của em có ý nghĩa thực tiễn hơn.

Một lần nữa, em xin trân trọng cảm ơn cô giáo Th.S Lê Thị Bích Ngọc cùng quý thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh, tập thể cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Đồng Phát đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần đồng phát (Trang 74 - 77)