Hoàn thiện chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần đồng phát (Trang 70 - 71)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢNPHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG PHÁT

3.3.3. Hoàn thiện chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu khi người tiêu dùng chọn mua một sản phẩm. Nó quyết định sự tồn tại của sản phẩm trên thị trường cũng như chỗ đứng của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Các thị trường chính của hàng sợi dệt Việt Nam hiện nay là những thị trường đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng chẳng hạn như tại thị trường Mỹ và EU hàng hoá nhập khẩu vào thị trường này bị ràng buộc bởi điều kiện xuất xứ, tỷ lệ nội địa hoá và trách nhiệm đối với xã hội của sản phẩm... Vì vậy vấn đề cấp bách với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần Đồng Phát nói riêng là phải nâng cao chất lượng sản phẩm để theo kịp trình độ về chất lượng sản phẩm ở các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời đây cũng là điều kiện không thể thiếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và giúp công ty có thể thâm nhập được vào những thị trường tiềm năng nhưng lại rất khó tính.

Để thực hiện tốt công tác quản trị chất lượng công ty cần chú ý tới những vấn đề sau:

+ Quản trị chất lượng trong khâu cung ứng: kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên liệu đã nhập từ nước ngoài; bảo quản tốt nguyên phụ liệu đã nhận tránh hư hỏng xuống cấp.

+ Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu đặt hàng của đối tác nước ngoài về số lượng và chất lượng nguyên phụ liệu, quy trình sản xuất, quy cách kỹ thuật, nhãn mác bao bì đóng gói.

+ Quản trị chất lượng trong khâu sản xuất: thực hiện tốt công tác kiểm tra chất lượng từng công đoạn trong quá trình sản xuất, nâng cao trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm của người lao động trong quá trình sản xuất sản phẩm.

+ Nâng cao hiệu quả của các thiết bị, máy móc sẵn có, nâng cao tay nghề cho người lao động.

Khi thực hiện quản trị chất lượng tốt thì chất lượng sản phẩm sẽ được nâng cao, mọi chi tiết trong từng khâu sản xuất sẽ đồng đều và nâng cao tính đồng bộ, tránh được những hao phí do sản phẩm hỏng, tiết kiệm thời gian, tăng năng suất từ đó có thể giảm giá thành sản phẩm và đảm bảo thời hạn giao hàng.

Ngoài ra, việc nâng cao chất lượng sản phẩm còn có ý nghĩa trên nhiều mặt:

- Bảo đảm uy tín với đối tác từ đó tạo khả năng thiết lập quan hệ ổn định lâu dài.

- Việc xây dựng và áp dụng tốt các hệ thống quản trị chất lượng sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty thông qua các tác động cụ thể như tạo được sự tin tưởng và trung thành của khách hàng, tăng khả năng mở rộng mạng lưới kinh doanh trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần đồng phát (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w