Những chuyển biến về kinh tế trên đây đã dẫn đến sự biến đổi sâu sắc trong đời sống xã hội. Nó không chỉ làm thay đổi địa vị của 4 đẳng cấp: sĩ, nông, công, thương mà còn tạo nên sự phân hóa giữa các tầng lớp trong cùng một đẳng cấp. Càng về cuối thời Edo, do tác động của quá trình tư hữu hóa về tài sản, ruộng đất mà sự phân hóa các đẳng cấp càng diễn ra mạnh mẽ. Mặc dù giới công - thương chỉ được coi là lớp người hạ đẳng trong xã hội nhưng nhờ có khả năng kinh tế nên thế lực của họ dã có nhiều ảnh hưởng đối với các đẳng cấp trên. Trong khi đó, hầu hết các đẳng cấp võ sĩ, nông dân vốn là lực lượng cơ bản, chỗ dựa của chính quyền phong kiến, ngày càng lâm vào tình trạng bần cùng hóa. Cùng với những nhân tố xã hội khác, một bộ phận trong các đẳng cấp này ngày càng trở nên bất mãn với chính thể phong kiến. Họ đã tập hợp thành những lực lượng xã hội rộng lớn, nổi dậy đấu tranh rồi đi đến lật đổ chế độ phong kiến Tokugawa.
Thứ nhất lcà tầng lớp võ sĩ (Bushi):đây là tầng lớp quân sự đông đảo bao gồm từ tướng quân đến võ sĩ cấp dưới. Trật tự, địa vị của thành viên này như sau:
Đứng đầu là tướng quân Tokugawa là người lãnh đạo đất nước và chỉ huy quân đội tối cao, tiếp đến là các Daimyno (lãnh chúa), dưới có hai loại chư hầu chịu sự kiểm soát trực tiếp của lãnh chúa và Hatamoto cũng được chia thành àmhiều bậc địa vị khác nhau. Ngoài ra còn có Kioshi (võ sĩ quê) và Ronin (võ sĩ vô chủ). Trong số 6000 Hatamoto có khoảng 60 người được coi là chư hầu cao cấp có danh vị là Kobe và Kotai. Số còn lại cũng được chia làm hai loại: Yushoku (có việc làm) và Mushoku (thất nghiệp). Chư hầu trực tiếp của lãnh chúa Hatamoto gọi là Baishin (Bồi thần). Tại các lãnh địa những
67
người giúp việc cho lãnh chúa có địa vị cao nhất là Ichimon và thấp nhất là Ashigaru.
Trong xã hội tầng lớp võ sĩ được hưởng nhiều đặc quyền, đặc quyền đặc lợi và nó được chia theo các thang bậc, vị trí của tầng lớp này. tướng quân chiếm 1/4 đất đai cả nước nằm ở những vị trí chiến lược và đồng băng màu mỡ, đồng thời là chủ sở hữu nhiều nguồn tài nguyên và trực tiếp điều hành các hoạt động kinh tế ở các thành phố lớn như: Edo, Osaka, Nagasaki... các lãnh chúa nắm giữ 2/3 đất đai cả nước và quy mô của từng lãnh địa được tính theo sản lượng gạo thu hoạch. Các lãnh địa có quyền tự trị riêng.
Tầng lớp thứ hai là nông dân: do ảnh hưởng của văn hóa truyền thống luôn coi trọng nông nghiệp là hàng đầu. Kinh tế Nhật Bản thời kỳ Tokugawa luôn lấy nông nghiệp làm chủ đạo. Do đó giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội chiếm tới 8/10 dân số cả nước. vai trò của người nông dân rất quan trọng vì họ là người sản xuất ra lương thực cung cấp cho toàn xã hội. Nhưng trong thực tế họ là người nghèo khổ và áp bức bóc lột nhiều nhất. Họ phải chịu mức thuế khóa nặng nề do chính quyền quy định là ½ sản phẩm thu hoạch còn nếu trên đất đai của lãnh chúa thì chia theo tỉ lệ: lãnh chúa được sáu phần và người nông dân được bốn phần. Ngoài ra họ còn phải chịu nhiều loại tô thuế khác. Nhìn chung chính quyền không coi trọng người nông dân mà luôn phân biệt đối xử và trói buộc họ bằng những quy định khắc nghiệt độc đoán. Do vậy cuộc sống của người nông dân vô cùng cực khổ.
Thứ ba là tầng lớp thợ thủ công: do sự phát triển của kinh tế công – thương nghiệp và các đô thị hình thành nhanh chóng đã làm phong phú tầng lớp thợ thủ công. Một loạt cac phường hội thợ thủ công ra đời để liên kết sản xuất và bảo vệ quyền lợi lẫn nhau. Nhiều thợ thủ công có tay nghề cao, đặc biệt là thợ sản xuất quân trang được chính quyền trọng dụng và đối xử tốt hơn. Họ có quyền bán hàng hóa mà họ sản xuất.
68
Tầng lớp cuối cùng là thương nhân, tầng lớp này bị xếp vào hàng thân phận thấp nhất trong xã hội, vì theo tư tưởng của văn hóa truyền thống, đặc biệt là chịu ảnh hưởng của Nho giág cho rằng thương nhân là người không trực tiếp sản xuất ra lương thực thực phẩm. Tuy nhiên có một điểm khác biệt giữa văn hóa Nhật Bản và văn hóa Trung Quốc là mặc dù bị xếp vào hàng thấp nhất trong xã hội, nhưng thương nhân Nhật Bản ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong xã hội. Những năm tháng hòa bình, ổn định dưới chế độ Mạc phủ Tokugawa đã tạo mooi trường thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế thương mại, do vậy tầng lớp thương nhân một đông đảo. Không chỉ đông lên về số lượng, đẳng cấp thương nhân có nhiều đặc quyền và ảnh hưởng chính trị trong xã hội, liên kết chặt chẽ với giới cầm quyền phong kiến. Được chính quyền phong kiến giao cho quyền cung cấp nhu phẩm cho quân đội, được phép thu thuế, buôn bán hay đứng đầu các hội buôn. các thương nhân Nhật Bản đã trở thành chỗ dựa tin cậy cho chính quyền, đồng thời là nơi cung cấp nguồn taì chính cũng như các sản vật:tơ lụa, hương liệu, đồ mỹ nghệ. Khi chế độ Bakuhan Taisei thiết lập, trước sức ép của những điều kiện kinh tế mới để có tiền trang trải cho mức sống ngày một tăng và tham gia vào chế độ Sankin Kotai. Một số quan chức và võ sĩ đã phải tạm gác nguồn gốc đẳng cấp của mình để tham gia vào hoạt động buôn bán.
Vì vậy từ giữa thế kỷ XVIII thương nhân trở nên rất đông đảo, ở nhiều vùng thương nhân trở thành lực lượng điều phối hoạt động sản xuất, thương mại. Các thương nhân không chỉ tiến hành công việc buôn bán mà còn đầu tư vào nhiều ngành sản xuất: nông nghiệp, luyện kim, khai mỏ, vận tải... nhờ hoạt động kinh tế đa dạng của các đẳng cấp này đã đẩy nhanh sự phân hóa xã hội và xáo trộn trong hệ thống đẳng cấp thời kỳ Tokugawa. Đồng thời góp phần đem lại sinh lực cho sự tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ này.
69
Cùng với những chuyển biến xã hội trên đây, Edo cũng được coi là thời kỳ phát triển đa dạng, trội vượt về văn hóa, tư tưởng và giáo dục. Mặc dù Mạc phủ Edo luôn đề cao tư tưởng Nho giáo và coi đó là hệ tư tưởng chính thống nhằm giữ vững thể chế. Nhưng, bên cạnh Nho giáo, bằng nhiều cách khác nhau các khuynh hướng học thuật, tư tưởng mới như: Quốc học (Kokugaku), Khai quốc học (Kaikoku), Hà Lan học (Ranggaku)... vẫn thâm nhập và ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội Nhật Bản. Các luồng tư tưởng và học thuật đó không chỉ làm phong phú thêm kho tàng trí thức của Nhật Bản mà còn tạo nên những điều kiện khách quan cho việc đi sâu tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn ở mỗi học phái. Đây chính là điều kiện tiên quyết để khuynh hướng phát triển tư tưởng dân tộc có thể phá vỡ thế độc tôn của hệ tư tưởngNho giáo, sẵn sàng tiếp nhận những quan điểm và mô thức chính trị mới, tự định thành một con đường phát triển khác biệt so với truyền thống và khuôn mẫu Trung Hoa.
Trong điều kiện đất nước đóng cửa, do có những kênh thông tin chủ động và tích cực, Nhật Bản vẫn nắm được những chuyển biến căn bản của tình hình khu vực và quốc tế. Người Nhật vẫn không ngừng học tập được nhiều thành tựu khoa học, kỹ thuật mới và hết sức coi trọng thực học. Nhờ đó đến thế kỷ XIX, phong trào Tây phương hóa của Nhật Bản đã có những khác biệt căn bản so với khuynh hướng Âu hóa ở Trung Quốc về cả tinh thần tiếp thu các thành tựu tiên tiến của một nền văn minh mới cũng như quan điểm xây dựng một nhà nước tư sản hiện đại. Trong bối cảnh lịch sử đó, người Nhật đã thực hiện phương Tây hóa với một tinh thần cảnh giác hơn, mau lẹ và hiệu quả hơn người Trung Quốc. Trong vòng 15 năm sau khi hạm đội của Đề đốc hải quân M. Perri xuất hiện trong hải phận Nhật Bản năm 1853, người Nhật tiến hành phương Tây hóa không chỉ là nhằm lật đổ chế độ tướng quân Tokugawa, chế độ đã tỏ ra không thể đương đầu được với tình hình cấp bách,
70
mà còn thành công trong một kỳ tích khó khăn hơn nhiều là thiết lập thay vào đó một chế độ mới có khả năng tiến hành một phong trào phương Tây hóa đầy đủ từ cao xuống thấp. Người Trung Quốc đã phải cần tới 118 năm để đạt được cùng một kết quả chính trị tiêu cực trong khi đó người Nhật chỉ mất có 15 năm.
Có thể nói, vào cuối thời kỳ Edo ở Nhật Bản trên phương diện tư tưởng chủ nghĩa duy lý, coi trọng tính hợp lý, giàu khả năng phân tích vốn có trong truyền thống tư tưởng Nhật Bản lại có thêm môi trường thuận lợi để phát triển. Cuộc tranh biện giữa các dòng tư tưởng cũng như truyền thống của một cộng đồng cư dân vốn rất có năng lực trong việc phát triển kinh tế thương mại đã góp phần hết sức quan trọng cho dân tộc Nhật Bản, trước những yêu cầu của lịch sử, có thể chọn lựa một con đường phát triển phù hợp.
Thời kỳ Edo cũng được coi là giai đoạn phát triển sôi động của nhiều lĩnh vực văn hóa. Sự hưng khởi của dòng văn hóa thị dân và xu thế đại chúng hóa giáo dục ở Nhật Bản cũng góp phần nâng cao trình độ dân trí và thúc đẩy quá trình thức tỉnh dân tộc. Đến cuối thời kỳ Edo, theo ước tính có tới 11.302 trường học các loại ở Nhật Bản. Vào đầu thế kỷ XIX, giáo dục không còn là đặc quyền của giới quý tộc triều đình và đẳng cấp võ sĩ nữa. Nhờ có quá trình đại chúng hóa giáo dục mà khoảng 50% nam giới và 15% nữ giới biết đọc biết viết. Lối học thực nghiệm được coi trọng. Việc mở rộng phạm vi giáo dục ra tất cả các đẳng cấp xã hội đã góp phần đào luyện một đội ngũ tri thức đông đảo mang tư tưởng mới. Đến giữa thế kỷ XIX, trước sức ép của các nước phương Tây, ý thức được hiểm họa dân tộc, nhiều đẳng cấp xã hội Nhật Bản đặc biệt là các võ sĩ cấp tiến xuất thân từ miền Tây Nhật Bản như: Choshu, Satsuma, Tosa, Hizen... đã gương ca cao ngọn cờ cải cách, lật đổ chế độ phong kiến. Họ đã nhanh chóng nắm bắt các mô hình phát triển tiên tiến, những thành tựu khoa học, kỹ thuật phương Tây để đưa Nhật Bản sớm hòa nhập với bước tiến chung của lịch sử nhân loại.
71