Sự chuyển biến về xã hội

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến văn hóa nhật bản thời kỳ mạc phủ tokugawa (1600 1868) (Trang 39 - 43)

Từ cuối thế kỷ XVI, trước những chuyển biến của đất nước, Hideyoshi đã có chủ trương chia xã hội ra thành bốn đẳng cấp: sĩ, nông, công, thương.

35

Đến thời Edo, địa vị xã hội của các đẳng cấp đã được chính thức xác định.

Hai tầng lớp cuối được gọi chung là Chonin (thị dân), có địa vị xã hội khác

biệt so với các đẳng cấp trên, đặc biệt là võ sĩ, những người được coi là có nguồn gốc cao quý, nắm giữ vai trò thống trị xã hội.

Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế - xã hội đã có nhiều thay đổi, kinh tế Nhật Bản, bao gồm các ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp vẫn cho thấy những phát triển mạnh mẽ. Những phát triển đó đã từng bước làm rung chuyển trật tự của xã hội truyền thống dựa trên nền tảng của kinh tế nông nghiệp. Do đó địa vị của các đẳng cấp dường như được quy định chặt chẽ cũng không tránh khỏi những xáo trộn nhất định. Sự biến chuyển thang bậc giữa các đẳng cấp là một hiện thực xã hội rất đáng chú ý ở thời kỳ này.

Việc phân chia xã hội ra thành bốn đẳng cấp của chính quyền Tokugawa là nhằm để ổn định chính trị, khẳng định địa vị của từng đẳng cấp. Tuy nhiên, do tác động của điều kiện kinh tế - xã hội mới, sự phân hóa tự nhiên giữa các đẳng cấp và tầng lớp trong cùng một đẳng cấp vẫn diễn ra. Xã hội Nhật Bản thời Edo tuy vẫn vận động trong khuôn khổ một cơ chế phong kiến nhưng đã chứa đựng trong lòng nó những tiền đề phát triển của một xã hội mới, xã hội tư sản.

Trong bối cảnh đó, sự phát triển của kinh tế hàng hóa, tiền tệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó len lỏi vào từng tế bào của thể chế phong kiến quan liêu và thương mại hóa các quan hệ xã hội. Tiền bạc và những nguồn lợi từ buôn bán đã khiến cho tất cả mọi đẳng cấp, bao

gồm cả một phận Samurai phải tham gia vào hoạt động kinh tế. Trước sức

mạnh của kinh tế tiền tệ, lúa gạo không còn là cơ sở để đo sự giàu có nữa.

Mặc dù, nhiều Daimyno vẫn còn có những nguồn thu nhập lớn từ nông nghiệp

nhưng những khoản thu nhập đó đã không còn đủ trang trải cho nhu cầu sống ngày một tăng và việc thực hiện nghĩa vụ với chính quyền trung ương. Không

36

ít lãnh chúa lớn đã phải nhờ cậy đến các thương nhân giàu có để được trợ giúp về tài chính và mặc nhiên họ ngày càng phụ thuộc vào chủ nợ.

Chúng ta biết rằng, Khổng giáo Nhật Bản với tinh thần võ sĩ đạo, coi

lòng trung thành là giá trị cao quý nhất của người võ sĩ. Các Samurai đặt cược

cuộc sống của mình, cả vật chất lẫn tinh thần vào chủ. Sự trung thành trong xã hội truyền thống Nhật Bản tồn tại theo kiểu phả hệ: các võ sĩ cấp dưới trung

thành với võ sĩ cấp trên, võ sĩ cấp trên trung thành với Daimyno, Daimyno trung thành với Shogun, Shogun trung thành với Thiên Hoàng. Kiểu quan hệ

theo thứ bậc này còn được ràng buộc bởi luật pháp, kinh tế cùng hàng loạt các nghi thức, quy định chặt chẽ khác.

Do sống tập trung trong các thành thị, đẳng cấp võ sĩ ngày càng bị quan liêu hóa. Qua các thế hệ, số lượng võ sĩ ngày càng tăng lên. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, vào thời Edo, Nhật Bản là nước có tỉ lệ những người thuộc giai cấp thống trị cao hơn nhiều so với các nước Đông Nam Á khác cùng thời. Theo số liệu điều tra năm 1869, tức là chỉ một năm sau cải cách Minh Trị, tổng số võ sĩ các loại ở Nhật Bản lên đến gần hai triệu người. Nếu

kể cả gia đình của họ thì đẳng cấp Samurai chiếm khoảng 7% dân số. Tỉ lệ đó

lớn hơn nhiều so với giai cấp quý tộc Châu Âu và còn lớn hơn cả đẳng cấp quan lại, nho sĩ ở Trung Quốc.

Mặc dù đều được gọi chung là tầng lớp võ sĩ (bushi), nhưng địa vị giữa các tầng lớp võ sĩ rất khác biệt cả về điều kiện kinh tế, ảnh hưởng chính trị, cơ hội học tập và khả năng thăng tiến. Địa vị xã hội của Samurai là cha truyền con nối, song cũng có một số cơ hội cho người tài năng được thăng thưởng theo lối tiến cử. Chế độ tuyển dụng nhân tài ở Nhật Bản khác xa so với chế độ trọng dụng nhân tài bằng con đường khoa cử như ở Trung Quốc và các nước như ở Việt Nam, Triều Tiên. Xu hướng vươn tới địa vị cao hơn là khát vọng của nhiều Samurai. Bởi vì, việc thăng quan tiến chức không chỉ đem lại danh

37

dự cho bản thân người võ sĩ và gia đình anh ta mà gắn theo đó là các lợi ích kinh tế cùng nhiều quyền lợi khác nữa. Thu nhập của các Daimyno luôn vào

khoảng từ 10.000 koku đến trên 1.000.000 koku thóc, Hatamoto dưới 10.000 koku, Shiseika và Hitomochi từ 1.000 koku còn Ashigaru, những chiến binh

có địa vị thấp nhất, thì chỉ nhận được khoản chu cấp đủ cho khoảng hai người sống mà thôi.

Điều đáng chú ý là vào thời Edo, phần lớn các Samurai đều sống ở thành thị. Cuộc sống phồn hoa của đô thị đã làm thay đổi quan niệm cũng như lối sống tằn tiện vốn có của giới võ sĩ. Nhìn chung, vào thời Edo khoản chu cấp của chính quyền cho từng loại võ sĩ ít có sự thay đổi trong khi đó thì mức sống cũng như nhu cầu tiêu dùng lại không ngừng tăng lên. Đó là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến cho nhiều người trong đẳng cấp Samurai bị bần cùng hóa.

Trong khuôn khổ của thể chế phong kiến, ngay cả các Daimyno cũng lâm vào khủng hoảng tương tự. Thêm vào đó, chế độ Sankin kotai là một gánh nặng lớn cho các Daimyno cho dù đó có thể là lãnh chúa giàu có nhất. Hơn một nửa thu nhập hàng năm của lãnh chúa phải chi phí cho cuộc sống ở Edo và họ phải vay tiền của thương nhân để bù đắp cho những khoản chi dụng.

Để hạn chế tình trạng bần cùng hóa của đẳng cấp võ sĩ, Mạc phủ đã thực hiện một loạt các biện pháp như kêu gọi tiết kiệm, hạn chế tiêu dùng, trợ cấp khi mất mùa, cho võ sĩ vay nợ theo mức độ thu nhập... Mạc phủ còn dùng nhiều quyền lực chính trị của mình để giảm hay xóa nợ cho Samurai đồng thời quy định chặt chẽ tỉ lệ lãi xuất cho vay. Năm 1789, chính quyềnTokugawa đã ban hành một chính sách, theo đó những khoản nợ của Samurai từ trước năm 1784 đều bị hủy bỏ. Chính sách này đã làm cho những chủ cho vay nợ lãi thiệt hại khoảng 1.187.800 ryo vàng. Năm 1843, Mạc phủ

38

lại tuyên bố chỉ thị: tất cả các khoản nợ cũ và mới của Samurai đều không phải trả lãi. Chủ trương đó của Mạc phủ đã khiến cho khoảng 50% các đại lý cho vay nặng lãi phải đóng cửa kinh doanh hoặc bị phá sản. Ở các địa phương, nhiều lãnh chúa cũng đã phải thực thi những biện pháp hành chính tương tự để cứu vãn tình trạng kiệt quệ về tài chính. Cuối thời Edo, không ít

lãnh chúa đã phải thực hiện chế độ Hachinoho, tức là chế độ chi trả một nửa cho các võ sĩ bên dưới. Trên thực tế, ở nhiều Han các võ sĩ chỉ nhận được từ

25 đến 30% số lương mà các Daimyno đã hứa mà thôi.

Thu nhập hàng năm mà người võ sĩ nhận được không chỉ là nguồn sống cho bản thân, gia đình mà còn chứa đựng trong đó lòng biết ơn mà họ phải đền đáp bằng sự phục vụ tận tụy, trung thành tuyệt đối của mình. Do những khó khăn về kinh tế, nhiều Samurai nghèo đến mức không đủ ăn, không đủ khả năng thuê người giúp việc nhà. Tình trạng nghèo khổ đã gây ra một tâm lý bất mãn trong đông đảo đẳng cấp võ sĩ đối với xã hội và thể chế hiện thời.

Đến giữa thế kỷ XIX, xã hội Nhật Bản ngày càng chuyển động với vận tốc lớn. Sự tồn vong của dân tộc trước hiểm họa phương Tây đã thúc đẩy toàn bộ các đẳng cấp xã hội tham gia vào trào lưu cải cách, lật đổ chế độ Mạc phủ, thiết lập nên nhà nước tư sản đầu tiên ở châu Á. Trong khi nông dân, thợ thủ công hãy còn chưa đủ sức và lực lượng vươn lên nắm ngọn cờ lãnh đạo, giới thương nhân, đặc biệt là thương nhân tài chính có quyền lợi gắn liền với chế độ Mạc phủ, còn do dự hoặc bị chôn vùi dưới làn sóng cải cách thì các Samurai với ý thức dân tộc và tinh thần hiệp sĩ Nhật Bản đã đóng vai trò quan trọng nhất.

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến văn hóa nhật bản thời kỳ mạc phủ tokugawa (1600 1868) (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)