Sự chuyển biến về văn học, nghệ thuật

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến văn hóa nhật bản thời kỳ mạc phủ tokugawa (1600 1868) (Trang 43 - 52)

Cuối thế kỷ XVII - XVIII, khi mà thể chế xã hội đi vào ổn định, không khí làm ăn của thị dân bắt đầu sôi nổi, vào đời tướng quân thứ năm Tsunayoshi cầm quyền, trong danh hiệu Genroku, văn hóa của thời kỳ tiền

39

Edo đã đạt đến đỉnh cao. Tạo nên đỉnh cao văn hóa của thời kỳ này là những Chonin giàu có ở miền Kamigata (vùng Osaka và Kyoto), nơi đã kế tục được những tinh hoa của truyền thống văn hóa cổ xưa, đồng thời họ là tầng lớp có cuộc sống sung túc mà lại ít bị chính quyền can thiệp. Với quan niệm cuộc đời như kiếp phù sinh (Ukiyo), nên các Chonin đã tạo ra một nền văn hóa phóng túng, vui tươi, giàu tính thị dân.

Nhưng văn nghệ của tầng lớp Chonin đi tìm tính nhân văn, những niềm hoan lạc đã tạo nên đặc trưng của văn hóa Genroku. Về văn học nghệ thuật kỷ nguyên Genroku nổi lên một bộ ba Basho, Saikaku và Chikamatu, một nhà thơ, một nhà tiểu thuyết và một nhà soạn kịch nổi tiếng của Nhật Bản.

Đến cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, cùng với sự phồn vinh của Edo, trung tâm văn hóa cũng dần chuyển từ vùng Kaminata về Edo. Văn hóa thời kỳ này đạt đến độ hưng thịnh nhất định vào thời gian có niên hiệu là Bunsei (1818 – 1830) đầu thế kỷ XIX nên người ta gọi đỉnh cao văn hóa này là kỷ nguyên văn hóa Bunka - Bunsei (gọi tắt là văn hóa Bunsei).

Dưới nền chính trị văn trị, việc học tập được đề cao, các Phiên nhiều lãnh chúa đã biết khuyến khích học tập, giáo hóa nhân dân bằng tư tưởng Nho giáo.

Nếu dưới kỷ nguyên Genroku, phong trào học tập và nghiên cứu đạo Khổng ở các Phiên nở rộ ra nhiều nhân tài cho đất nước để phục vụ cho chính quyền, thì sang kỷ nguyên Kasei, việc học bắt đầu được mở rộng đến thường dân. Trình độ văn hóa của nông dân cũng được nâng cao, các trường dạy trẻ em học đọc, học viết và làm toán bằng bàn tính mọc lên khắp nơi với tên gọi Terakoya vì lớp học chủ yếu dược tổ chức tại các chùa và giáo viên chủ yếu là các nhà sư, có cả các chức sắc trong thôn và các ông từ trông coi các đền thờ thần (Jinja) ở địa phương... Kết quả là người dân thường (Shomin) cũng làm được thơ Haikai, Waka và đọc được tiểu thuyết. Cụ thể trên các lĩnh vực dưới thời Edo được thể hiện như sau:

40

a. Về thơ ca, tiểu thuyết

Thể thơ truyền thống Waka vẫn được ưa thích, nhưng vào thời Edo, thể thơ Haikai nổi lên như một hiện tượng mới và ghi một dấu ấn đậm nét trong văn đàn. Thể thơ Haikai (còn gọi là Haiku) khởi nguồn từ Renka, vốn là câu mở đầu của Renda gồm 17 âm tiết theo cấu trúc 5 – 7 – 5.

Vào cuối thời Muromachi, có một nhà thơ Renka tên là Yamazaki Sokan đã có công làm Haikai trở thành thể thơ độc lập và được mệnh danh là ông tổ của thơ Haikai. Đây là một thể thơ cực ngắn, ban đầu mang tính trào lộng mà người Nhật rất ưa thích. Giữa thế kỷ XVII, Nishiyama Soin (1605 – 1682), một Haijin có tiếng lúc bấy giờ đã đề cao tính tự do phóng túng của thơ Haikai, làm cho thể thơ này đi vào xu hướng bình dân thời thượng, tạo ra trường phái Danrin, hay còn gọi là Danrinfun đã làm cho Haikai trở thành một trò chơi vui vẻ đầy chất trào phúng ở các phòng trà.

Đến cuối thế kỷ XVII - XVIII, trong thời kỳ đỉnh cao của văn hóa Genroku thì với sự xuất hiện của Matstsuo Basho (1644 – 1694) vốn là một võ sĩ ở Iga (tỉnh Mie ngày nay) nhưng sau ông lên Edo và quyết tâm trở thành nhà thơ Haikai (Haijin). Bút danh Basho (Ba Tiêu) có nghĩa là cây chuối vì ông sống trong một ngôi lều có sân trồng chuối và vì ông yêu loại cây đơn sơ ấy. Mãi gần 40 tuổi, Basho mới viết được những bài Haiku thành công tạo nên phong thái Basho, như các bài thơ sau đây:

Trên cành cây khô Cánh quạ đậu Chiều thu Ao cũ

Con ếch nhảy vào Vang tiếng nước xao

41

Thơ của ông ca ngợi thiên nhiên và cuộc sống con người một cách sâu lắng. Basho đã đưa chất u huyền, u tịch vào thơ Haikai làm cho nó mất đi cái vẻ tầm thường và trở thành những viên ngọc lung linh kỳ ảo, đậm màu sắc Thiền của đạo Phật. Về cuối đời, thơ của Basho mang tính thư thái và siêu thoát. Thơ ông u huyền nhưng cuộc sống ông lại là một chuỗi di chuyển không ngừng. Ở con người Basho dường như có sự hòa trộn giữa cái vi vô của Đạo giáo, cái thẩm mỹ thanh khiết, giản dị của Thiền đạo và cái thần thánh của Thần đạo. Basho hầu như dành cả cuộc đời cùng các môn đệ đi ngao du khắp đất nước Nhật Bản giống như Saigyo (thế kỷ XII) và Sogi (thế kỷ XV) đã làm. Có lẽ vì vậy nên có người nói rằng Basho là nhà thơ vĩ đại sống bên lề cuộc sống.

Sau Basho cũng có một số Haijin xuất sắc nữa như vào thời Temmei có Yosa Buson (1716 – 1783), với kiểu thơ Haikai mang nội dung thoát tục (Rizoku), còn vào kỷ nguyên văn hóa Kasei có Kobayashi Issa (1763 – 1872) với những bài Haikai đầy cá tính mang nội dung về những gì ông trải nghiệm trong cuộc sống đầy bất hạnh.

Nhưng vào thời kỳ này có lẽ cuốn người hâm mộ nhất là thể Kyoka (tấu hài) và Senryu hay Kyoku mà tác giả tiêu biểu là Karai Senryu (1718 – 1790) và Shoku Sanjin (1749 – 1823). Đối với văn nghệ truyền thống của người Nhật thì thơ ca luôn gắn với nhạc và múa cũng như sân khấu (Jorui, No, Kabuki) không thể thiếu thơ và nhạc.

Các nhà viết tiểu thuyết khác thời Edo trung hậu kỳ cũng coi văn nghệ là thứ giải trí nên họ chuyển tải một cách vui nhộn những hình ảnh muôn màu, muôn vẻ của cuộc sống thị thành. Nửa cuối thế kỷ XVIII, các sách giải trí gọi là Sharebon lưu hành rộng rãi, chủ yếu miêu tả cuộc sống ăn chơi đàng điếm ở chốn lầu xanh. Cuộc cải cách Kensei đã tịch thu và cấm nghiêm khắc những loại sách dâm ô tục tĩu và cả những sách nói xấu chính quyền. Thay

42

vào đó là những truyện cười (Kokkeibon) và sách đọc (Yomihon) – một dạng tiểu thuyết – lại phát triển mạnh. Jippen Shaikku (1765 – 1831) có những seri truyện cười như Tokaidochu Hizaku Rige – theo kiểu thể ký sự ghi lại những câu chuyện hài hước trên đường lữ hành của người Edo. Còn Shiki Teissamba (1776 – 1822) thì có những chùm truyện ngắn mô tả cuộc sống của thường dân Edo xảy ra ở các nhà tắm công cộng như Ukiyoburo hay nơi cắt tóc gội đầu như Ukiyo Toko…

Nhìn chung, hình ảnh người bình dân trong văn học thời Edo là hình ảnh của những con người thống khổ sống dưới chế độ phong kiến hà khắc không lối thoát. Mặc dù cũng có khi nó nêu lên được những niềm vui, ý thích của họ trong cuộc sống bế tắc, nhưng chưa nêu lên được sự phản kháng mạnh, vạch trần những bất công trong xã hội hay sự hủ bại của chế độ phong kiến đương thời.

b. Việc xuất bản

Thời Edo công việc xuất bản sách phát triển mạnh như một nghề kinh doanh, đầu tiên là ở Kyoto. Đến giữa thế kỷ XVII thì số xuất bản phẩm tăng mạnh. Năm 1862, việc lưu hành rộng rãi tác phẩm Ukiyo Zoshi của Saikaku,

bắt đầu từ Háo sắc đại nhất nam đã tạo đà cho ngành xuất bản phát triển

mạnh. Cuối thời Genroku đã đạt đến đỉnh cao hưng thịnh của sách do Hachimonji Ya Hachizaemon xuất bản. Theo mục lục sách xuất bản năm 1692 thì đã có tới 7.200 đầu sách xuất bản trong toàn quốc, nếu kể cả các tác phẩm đã in lại khác thì thời Genroku có tới trên 10 triệu bản sách dã được

phát hành. Nhưng giá sách khá đắt, cuốn Háo sắc đại nhất nam giá tới 5 chỉ

bạc (tương đương 5000 yên Nhật bây giờ). Vì vậy, thời đó các hiệu cho thuê sách (Kashihon Ya) rất phát triển, riêng ở Kyoto có tới 200 hiệu. Sau này đến cuối đời Edo (1808), ở Osaka có tới 300 hiệu và ở Edo có tới 800 cửa hiệu

43

cho thuê sách (1830). Điều này cũng thể hiện tính ham đọc sách và phản ánh trình độ văn hóa của người Nhật Bản lúc bấy giờ.

Về kỹ thuật in thời đó tất cả đều in bằng gỗ. Cùng với sự thịnh đạt của ngành xuất bản, Mạc phủ cũng tăng cường khâu quản lý chính quyền. Việc quản lý khống chế xuất bản đã được bắt đầu từ năm 1661. Trong cải cách Kyoho, Osaka, Edo. Năm 1722, Mạc phủ ra quy định về xuất bản, cấm những sách mang nội dung phê phán chính quyền, làm rối loạn phong tục và ra lệnh phải ghi rõ tên tác giả và tên nhà xuất bản trên bìa sách. Sau đó mỗi đợt cải cách chính trị lại kiểm duyệt chặt chẽ hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Về nghệ thuật

Sân khấu thời Edo phản ánh khá trung thực xã hội Nhật Bản đương thời, vì vậy nếu không nhắc đến sân khấu thời này thì sẽ không mô tả đầy đủ về xã hội thời kỳ này. Một đặc điểm nổi bật là sân khấu thời kỳ Edo đã đạt đến tính quần chúng đáng kinh ngạc. Những kịch bản hay nhất lại dành cho những vở rối, đây cũng là nét đặc biệt đáng lưu ý của nền sân khấu thời kỳ này.

Nhà viết kịch Chikamatsu Modaemon (1653 – 1724) là một kịch giả nổi tiếng trong kỷ nguyên văn hóa Genroku. Vào thời đó chốn Kamigata phổ biến là kịch Ghiayu (1651- 1714), Joruri vốn dĩ là một thể loại hát kể chuyện bằng thơ dân gian kèm theo gảy đàn tỳ bà và gõ phách, trong đó có bài hát kể về cuộc đời cô gái tên là Joruri huyền thoại nào đó được quần chúng rất tán thành. Từ đó Joruri trở thành tên gọi của thể loại biểu diễn theo kiểu hát kể chuyện này.

Thời Muromachi các vở Joruri về những sử thi cổ với những đề tài nhà binh cổ được biểu diễn phổ biến. Sau đó đàn Samisen huyền diệu từ quần đảo Okinawa được du nhập vào bản địa và nó lập tức được bổ sung vào làm nhạc đệm cho các vở Joruri khiến cho Joruri càng trở nên hấp dẫn. Chẳng mấy

44

chốc biểu diễn Joruri kèm đàn Samisen đã trở nên phổ biến rộng rãi như một thứ thời thượng.

Sau đó những nghệ sĩ Nhật lại sáng tạo thêm bước nữa, đưa những con rối vào vở diễn Joruri làm cho nó càng có sức cuốn hút đại chúng. Những người điều khiển trùm kín người bằng bộ mũ áo màu đen điều khiển những con rối bằng một kỹ xảo điêu luyện tạo ra một ảnh đầy kịch tính, hấp dẫn người xem. Các rạp hát lúc này cũng chật ních người xem. Ta có thể hình dung kèm theo những con rối đi lại, cười khóc dưới sự điều khiển đầy bí ẩn của những người trùm kín là dàn nhạc véo von cùng lời hát đệm sôi nổi.

Tuy nhiên, đối tượng phục vụ của Joruri thời đó thì không phải chỉ là những người nông dân thuần phác mà chủ yếu là những thị dân đang phất lên ở chốn thị thành và các võ sĩ. Trong thời Genroku, cả rối và Joruri đều đạt tới tính đại chúng cao ở cả Edo lẫn Osaka. Kỹ thuật rối ngày càng hoàn hảo, các con rối ngày càng sinh động, chúng chớp mắt, đảo mắt, dướn mày, vung tay chân múa may… các ban nhạc đệm và lời ca cũng được cải tiến và bổ sung không ngừng, các nhà viết kịch bản luôn cho đời nhiều tác phẩm mới. Chikamatsu Monzaemon đã viết kịch bản cho sân khấu nổi tiếng thời bấy giờ là Dotobori ở Osaka tới hơn 30 năm. Ông đặc biệt dành sự ưu ái sáng tác cho một ca sĩ Joruri nổi tiếng thời bấy giờ tên là Takemmoto Gidayu (1651 – 1714), ca sĩ này đã sáng tạo nên một phong cách hát mới cho Joruri hòa với nhịp điệu Samisen. Kịch bản của Monzaemon cùng với phong cách biểu diễn tài hoa đầy sáng tạo của Gidayu đã đưa kịch rối Joruri (Ningyo Joruri – ngày nay gọi là Bunraku) lên tới đỉnh cao. Phong cách Gidayu vẫn được các nghệ sĩ Nhật Bản ngày nay tiếp thu áp dụng.

Nguồn gốc của Kabuki được biết như sau: Ở Nhật Bản các điệu múa mang tính chất tôn giáo của đạo Phật phổ biến rộng rãi từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV phát triển thành trào lưu múa gọi là “Furyu Odori”, còn gọi là “Bon

45

Odori”. Các điệu múa này được chia làm hai loại: một loại có tính quấn chúng ai cũng có thể tham gia và một loại do các nghệ sĩ có kỹ thuật biểu diễn trên sân khấu cho mọi người xem. Vào đầu thế kỷ XVII, các điệu múa Furyu Odori đã nhanh chóng phát triển thành “Kabuki Odori”. Nguyên do có một cô gái tên là Okuni vốn là đồng cốt (Miko) của đền Izumo Taisha xuất hiện ở Kyoto lập sân khấu đóng giả trai, đeo kiếm và múa với mục đích để lấy tiền sửa sang đền. Người ta gọi điệu múa của cô là Kabuki Odori hay Okuni Odori, càng ngày càng thu hút đông người xem. Khi đó người ta gọi là “Onna Kabuki” vì chủ yếu là phụ nữ múa (Onno nghĩa là phụ nữ). Động tác của Kabuki có điệu bộ hấp dẫn kèm theo lời hát và nhạc đưa lại cho người xem cảm giác ngạc nhiên, hưng phấn, nhiều người bắt chước và nó trở nên rất thịnh hành. Nhưng từ giữa thế kỷ XVII trở đi chỉ có đàn ông mới được biểu diễn Kabuki và quy định này áp dụng cho đến ngày nay. Những vở kịch Kabuki chỉ có nam giới đóng đóng này có tê gọi là “YaroKabuki” và những vai nam đóng giả nữ được gọi là “Onnagata”.

“Kabuki” đồng âm với các từ “ca, vũ, kỹ” nên người ta viết chữ Hán theo nghĩa này. Vào thời Genroku, Kabuki đạt tới đỉnh cao với sự xuất hiện của những diễn viên nổi tiếng như Sakata Tojiuro ở vùng Kamigata và Ichikawa Danjuro ở Edo. Nhờ có Chikamatsu Monzaemon mà Kabuki thời kỳ này bắt đầu phát triển như thứ kịch của quần chúng. Ông được đánh giá là một tác giả tiêu biểu của Kabuki đồng thời là một đại diện của nền văn hóa Genroku. Các kịch bản của Chikamatsu có giá trị lớn. Mỗi tình huống của kịch bản của ông đều làm cho khán giả thích thú và yêu mến, biểu hiện tầm hiểu biết rộng lớn của tác giả. Ông là nhà soạn kịch viết nhiều nhất và uyên bác nhất, các vở kịch của ông cũng có tính giáo dục cao, đức hạnh bao giờ cũng chiến thắng, các giáo lý đạo Khổng và triết lý đạo Phật được xuyên suốt trong các tác phẩm. Kịch tính thường nổi lên khi các xung đột giữa tình cảm

46

và giáo lý đạo Khổng và kết thúc có hậu theo thuyết nhân của đạo Phật. Tuy vậy cái hấp dẫn khán giả không phải lúc nào cũng ở ý nghĩa bài học đạo đức mà chính là ở những tình tiết và ngôn ngữ của vở diễn cũng như cả cách ăn mặc của các diễn viên.

Ảnh hưởng của sân khấu đối với đời sống ở Nhật Bản thời Edo thể hiện rất đa dạng. các kiểu tóc, kiểu quần áo, kiểu mũ, kiểu guốc dép…của các diễn viên được hâm mộ có ảnh hưởng rất lớn đến mốt thời thượng khi đó. Đôi khi sân khấu tác động mạnh mẽ lên tình cảm của công chúng đến mức số lượng người tự vẫn vì tình, lượng con gái bỏ học theo trai tăng vọt khiến các nhà cầm quyền lo lắng có lúc phải ra những lệnh cấm những phong cách diễn xuất quá kích động.

Kịch No là nghệ thuật của võ sĩ, ra đời trong thời nội chiến của nước Nhật kéo dài liên miên trong thời trung cổ, từ khi bước sang thế kỷ XVII thì không ai soạn kịch No nữa, có lẽ vì hai cha con Kanami và Zeami (1363 – 1443) đã làm hết những gì cần làm để hoàn thiện thứ kịch có nghệ thuật tổng hợp kỳ diệu này. Tuy không ai sáng tác nữa nhưng No vẫn được trình diễn với tất cả sự công phu của các trường phái sân khấu và thể loại này.

Dưới thời Edo, các khu vui chơi đàn điếm mọc lên như nấm, nổi tiếng là khu Yoshiwara ở ngoại ô Edo. Ở đây có lúc lên đến chừng 2.000 gái điếm thượng lưu, nó thu hút về đây rất nhiều loại người có tiền, kể cả các quan tham nhũng và các văn nghệ sĩ có tài. Nói cho đúng thì các cô gái bán sắc đẹp ở đây đã là nguồn cảm hứng và đã là người mẫu cho nhiều văn nghệ sĩ để họ

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến văn hóa nhật bản thời kỳ mạc phủ tokugawa (1600 1868) (Trang 43 - 52)