Tác động trên lĩnh vực kinh tế chính trị

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến văn hóa nhật bản thời kỳ mạc phủ tokugawa (1600 1868) (Trang 60 - 71)

Sau khi Toyotomy Hedeyoshi qua đời (1536 - 1592), Tokugawa Ieyasu (1542 - 1616) với tư cách là lãnh chúa lớn nhất bắt đầu bước lên vũ đài chính trị Nhật Bản. Tokugawa xây dựng chế độ phong kiến với cơ chế vận hành song song: chính quyền Mạc phủ đứng đầu là Shogun (tướng quân) và chính quyền Thiên hoàng. Chế độ phong kiến Nhật Bản dưới thời Ieyasu cầm quyền đã đạt tới sự phồn thịnh, sau hàng trăm năm chiến tranh triền miên nhằm phá

56

vỡ cơ chế cũ. Hòa bình là điều mà người dân Nhật, các đại nguyên soái, các nhà quý tộc và chính quyền trung ương đang mong muốn. Họ muốn có sự ổn định để phát triển, không muốn phí công sức và tiền của cho chiến tranh nữa. Muốn vậy xây dựng một nhà nước vững mạnh, thể chế chính quyền phải được sự ủng hộ và bảo đảm bởi một nền tảng văn hóa vững chắc, phong phú đa dạng mà phù hợp với hoàn cảnh đất nước đương thời. Do vậy, dưới thời Mạc phủ Tokugawa thì văn hóa luôn có một ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc nhất, nó chi phối đến mọi sinh hoạt và đời sống của người dân Nhật Bản.

Thời kỳ Mạc phủ Tokugawa là thời kỳ phát triển đỉnh cao của chế độ phong kiến Nhật Bản, đây là giai đoạn hòa bình ổn định vì vậy tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế phát triển.

Do ảnh tác động ảnh hưởng của văn hóa, Mạc phủ đã thực hiện chính sách “dĩ nông vi bản” với quan niệm chính thống của Mạc phủ là “trọng nông ức thương”. Nhờ việc thực hiện chính sách này của chính quyền Mạc phủ mà kinh tế nông nghiệp thời kỳ Tokugawa rất phát triển.

Chính quyền Edo đã ban hành nhiều chính sách và thực thi những chính sách thiết thực nhằm khuyến khích nông nghiệp phát triển. Thời kỳ này nhờ đẩy mạnh khai hoang mà diện tích đất nông nghiệp không ngừng được mở rộng. Nhiều vùng đất hoang, khô cằn, đầm lầy... trước đây đã biến thành đất sản xuất, bên cạnh đó hệ thống tưới tiêu không ngừng được hoàn thiện. Việc sử dụng các nông cụ cải tiến được đẩy mạnh, bắt đầu hình thành tập quán sử dụng phân bón trong canh tác. Nhờ vậy đã đem lại một sản lượng lương thực cao hơn nhiều so với các thời kỳ trước. Bên cạnh trồng lúa nhân dân còn trồng nhiều loại hoa màu như: đậu tương, khoai, rau, chàm, bông... Từ thế kỷ XVII, kinh tế nông nghiệp có sự phát triển mới, chế độ lĩnh canh thay đổi và quan hệ nông thôn phức tạp hơn. Cũng chính vì thế mà một bộ phận nông dân ngày càng bị phụ thuộc chặt chẽ hơn vào các ngành kinh tế phi

57

nông nghiệp. Những gia đình nông dân giàu, có khuynh hướng tách ra khỏi cộng đồng tương trợ sản xuất vốn có trước đây để trở thành đơn vị sản xuất độc lập. Sự tách biệt khỏi các cộng đồng sản xuất đó cũng tạo điều kiện cho các hộ này tập trung đầu tư thâm canh tăng năng xuất, hoặc kết hợp hay chuyển sang sản xuất thủ công nghiệp.

Mặc dù chính quyền Mạc phủ thực hiện chính sách “dĩ nông vi bản” coi trọng nông nghiệp nhưng nền kinh tế hàng hóa, thương mại vẫn phát triển. Đây chính là điểm khác biệt lớn về ảnh hưởng của văn hóa đối với kinh tế Nhật Bản và kinh tế Trung Hoa.

Với khoảng hơn 2 thế kỷ, từ trong lòng xã hội phong kiến, những nhân tố của một nền sản xuất theo kiểu tư bản chủ nghĩa được hình thành. Mặc dù trong thời kỳ này, kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm vị trí quan trọng nhưng các ngành kinh tế khác như: thủ công nghiệp, thương nghiệp... đã ngày càng đóng trò chủ đạo trong đời sống kinh tế để rồi từ đó trở thành động lực dẫn đến những chuyển biến kinh tế - xã hội lớn lao. Dựa trên nền tảng truyền thống, sự phát triển của xã hội Nhật Bản vẫn mang nhiều nét đặc thù của một quốc gia châu Á.

Chúng ta biết rằng, sau hơn một thế kỷ liên tục diễn ra các cuộc chiến tranh giành đoạt quyền lực giữa các lãnh chúa, từ năm 1600 với thắng lợi trong trận Sekigahara, tập đoàn Tokugawa đã bước lên vũ đài chính trị ở Nhật Bản. Do thâu tóm được quyền lực chính trị và xây dựng được chính quyền trung ương mạnh, tập đoàn võ sĩ phong kiến Tokugawa không những khẳng định được vị thế kinh tế, chính trị của mình mà còn đưa lịch sử Nhật Bản bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ hòa bình, ổn định. Đó chính là điều kiện căn bản đảm bảo cho sự phát triển kinh tế và chuyển biến xã hội của Nhật Bản trong suốt 267 năm. Kế thừa kinh nghiệm, chính sách của những người đi trước, Tokugawa Ieyasu (1542 – 1616), đã có nhiều chủ trương tích cực để

58

phát triển kinh tế công – thương nghiệp và luôn coi sự phát triển kinh tế là nền tảng căn bản để khôi phục đất nước, đồng thời nhằm đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia cường thịnh trong khu vực.

Sau khi nắm thực quyền chính trị ở Nhật Bản, Tokugawa Ieyasu đã chủ trương giải thể các tổ chức buôn bán độc quyền trước đây nhằm đảm bảo hoạt động cho các thương nhân tự do và tránh khuynh hướng thao túng nền kinh tế Nhật Bản của các tổ chức này. Do đó, ông đã kêu gọi thương nhân vào sống và kinh doanh trong các thành thị, tiếp tục khuyến khích một số tập đoàn thương nhân đầu tư vào lĩnh vực kinh tế đối ngoại đặc biệt là việc thiết lập quan hệ với Trung Quốc, các nước Đông Nam Á và Hà Lan. Bên cạnh đó Mạc phủ còn loại bỏ một số ngăn cách về địa giới hành chính... nhằm tạo nên những điều kiện thuận lợi cho sự lưu thông và phát triển kinh tế. Với những nỗ lực đó, Mạc phủ đã bãi bỏ hàng rào thuế quan nội địa, tạo ra cơ sở cho sự phát triển của thị trường quốc gia. Họ đã cố gắng thay thế một loạt các đơn vị đo lường ở các địa phương và xác lập những đơn vị chuẩn mực chung trên toàn quốc; đã tạo ra một đơn vị tiền tệ chung; khuyến khích xây dựng các tuyến đường giao thông nối liền các vùng xa xôi nhất từ các hải đảo tới hành dinh tướng quân ở Edo... Những biến đổi tình hình đó tạo ra đã tạo ra sợi dây liên kết kinh tế trên toàn quốc đồng thời tạo nên tác nhân kích thích cho sự phát triển kinh tế.

Cùng với những chính sách nên trên, sau năm 1600 chính quyền Tokugawa đã có những chủ trương lớn nhằm hướng tới xây dựng một chính quyền phong kiến tập trung trên cơ sở khẳng định uy lực chính trị tuyệt đối của Mạc phủ với các lãnh chúa địa phương. Tuy nhiên, trong phạm vi các lãnh địa, lãnh chúa vẫn có quyền lực cao về quản lý hành chính và có thể chủ động trong việc định đoạt các chính sách kinh tế, xã hội. Cơ chế chính trị đặc biệt đó được lịch sử gọi là chế độ Bakuhan – taisei (Chế độ Mạc phủ - công

59

quốc). Bakuhan – taisei đã đặt ra những nguyên tắc căn bản cho sự vận hành của thiết chế chính trị trực tiếp từ chính quyền trung ương tới các địa phương nhưng đồng thời nó cũng bảo đảm những điều kiện cân thiết cho sự phát triển độc lập của các lãnh địa. Với tư cách những người đứng đầu lãnh địa, trên cơ

sở điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh xã hội của han, lãnh chúa có thể tự đề ra

các chính sách tương đối độc lập nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội cụ thể đặt ra trong lãnh địa của mình. Những chủ trương và chính sách đó đều ít nhiều chứa đựng nhân tố tích cực bởi lẽ các Daimyno luôn mong muốn củng cố và tăng cường quyền lực chính trị, phát triển nguồn lực tài chính để có thể sẵn sàng gánh vác nghĩa vụ với chính quyền trung ương.

Mối quan hệ về sự phát triển của Nhật Bản giữa thời kỳ trước và sau cải cách Minh Trị vốn là một chủ đề đã được tranh luận sôi nổi. Trong khi một số học giả cho rằng, sự phát triển của Nhật Bản vào thời kỳ Minh Trị là một hiện tượng đột khởi thì một số nhà nghiên cứu khác lại khẳng định: sự phát triển đó trên thực tế là mang tính liên tục dựa trên cơ sở của những tiền đề kinh tế - xã hội đã được hình thành trong các giai đoạn lịch sử trước đó. Không ít các nhà nghiên cứu phương Tây khi viết về vấn đề này lại chủ trương rằng: sự phát triển mau lẹ mà Nhật Bản đã đạt được sau cải cách Minh Trị chẳng qua là nhờ có những ảnh hưởng và tác động của văn hóa, kỹ thuật phương Tây. Ngay cả một số học giả Nhật Bản đương thời cũng ủng hộ quan điểm này mà tiêu biểu là Fukuzawa Yukichi cùng các thành viên khác thuộc nhóm Meirokusha.

Chúng ta đều biết, chủ nghĩa tư bản Nhật Bản được xác lập không phải là hệ quả của một cuộc cách mạng công nghiệp như Cách mạng tư sản Anh hay nhiều cuộc cách mạng khác ở châu Âu. Cơ sở kinh tế chủ yếu của cải cách Minh Trị, suy cho cùng là dựa vào những chuyển biến trong nông nghiệp và thương nghiệp. Xã hội Nhật Bản thời Edo vẫn là một xã hội nông nghiệp.

60

Nhưng do những điều kiện riêng biệt nên sự phát triển của nông nghiệp Nhật Bản có nhiều đặc tính không hoàn toàn tương tự như các nền kinh tế nông nghiệp của những quốc gia châu Á khác. Cũng cần phải lưu ý là, những chuyển biến kinh tế - xã hội thời Edo luôn gắn liền với điều kiện lịch sử thời kỳ này. Sau khi nắm được thực quyền ở Nhật Bản năm 1600, trước những tác động trong nước và quốc tế, Mạc phủ Edo đã từng bước thực thi chính sách đóng cửa, hạn chế liên hệ bên ngoài.

Tuy nhiên, do đã trải qua một thời kỳ giao thương rộng mở trước đó nên kinh tế Nhật Bản vẫn có được những cơ sở và động lực cần thiết để tiếp tục phát triển. Sự trưởng thành nhanh chóng của nhiều ngành kinh tế như: dệt lụa, gốm sứ, khai mỏ, chế tạo vũ khí, đóng tàu... cho ta thấy khả năng tiếp thu tri thức khoa học và ý chí tự cường của người Nhật. Có thể khẳng định rằng, sở dĩ Nhật Bản thực hiện được chính sách tỏa quốc trong suốt hơn 2 thế kỷ một phần cũng là do đã xây dựng được một nền kinh tế tự chủ. Thêm vào đó, tiềm lực kinh tế trong nước đã tạo nên cơ sở và nguồn vốn thiết yếu cho công cuộc công nghiệp hóa về sau.

Thời Edo, lãnh thổ Nhật Bản được chia thành các han lớn, nhỏ khác

nhau và được đặt trong sự quản lý chung của chính quyền Edo. Điểm mấu chốt trong cơ chế chính trị thời kỳ này là Mạc phủ đã thiết lập được chế độ Bakuhan – taisei. Cơ chế đó vừa chặt chẽ về chính trị vừa, bảo đảm cho chính quyền Edo có thể duy trì được địa vị của mình nhưng nó cũng đồng thời tạo nên những nhân tố khách quan cho sự phát triển tự chủ, năng động của các địa phương, khuyến khích tính cạnh tranh giữa các công quốc.

Do nắm được quyền lực về chính trị, gia tộc Tokugawa, với tư cách là tập đoàn phong kiến lớn nhất, đã chiếm giữ những vùng đất đai rộng lớn với khoảng 25% tổng sản lượng lương thực toàn quốc và chiếm 30% dân số. Ngoài ra, Mạc phủ còn nắm quyền cai quản trực tiếp những thành phố then

61

chốt như: Edo, Kyoto, Nagasaki, các mỏ khoáng sản giàu có và thâu tóm nhiều lĩnh vực quan trọng khác. Những vùng đất còn lại, tùy theo mức độ quan hệ và công lao đối với họ Tokugawa mà Mạc phủ ban cấp cho các Daimyno. Đến lượt mình, Daimyno lại cấp cho các chư hầu bên dưới và từ đó ruộng đất lại được chia cho các quan chức và võ sĩ thấp hơn. Chính nhờ tiềm năng kinh tế vượt trội đó mà Mạc phủ đã có thể duy trì được vị trí tuyệt đối của mình trong suốt hơn 2 thế kỷ.

Sau khi nhận đất “phân phong”, nhìn chung các Daimyo không phải nộp thuế cho chính quyền trung ương. Họ được toàn quyền sử dụng nguồn lợi thu được trong lãnh địa. Tuy nhiên, trên thực tế các lãnh chúa cũng phải thực hiện nghĩa vụ quân sự khi được yêu cầu và phải tham gia gánh vác những công việc công việc chung như: sửa chữa thành quách, làm cầu, mở đường giao thông... Trong phạm vi lãnh địa của mình, mỗi lãnh chúa phải chịu trách nhiệm về quản lý hành chính và giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội. Để có thể tồn tại, cạnh tranh được với các công quốc khác và đủ sức đóng góp nghĩa vụ đối với chính quyền trung ương, Daimyo đều phải chủ động đề ra những chính sách kinh tế - xã hội phù hợp với thực tế của địa phương nhằm thúc đẩy các ngành kinh tế này phát triển. Cuối thời Edo, đứng trước những khó khăn tài chính, trong khi Mạc phủ không còn đủ sức qụản lý và thực hiện tốt các kế

hoạch lớn mang tính quốc gia nữa thì ở nhiều han, lãnh chúa đã thành công

trong các kế hoạch cụ thể của mình. Kinh nghiệm và tri thức phong phú của các nhà quản lý địa phương là một trong những di sản quý báu của thời kỳ Edo để lại cho thế hệ sau.

Một học giả cho rằng, chính sự tự chủ về tài chính của các han với tư

cách là một đơn vị hành chính độc lập “là khâu then chốt cho sự thành công của Nhật Bản trong việc nhanh chóng hiện đại hóa khi phải đương đầu với thế giới phương Tây vào thế kỷ XIX”. Sau khi cải cách Minh Trị diễn ra, nhờ có

62

tiềm lực kinh tế và chính sách quản lý năng động, độc đáo của các địa phương mà Nhật Bản đã có thể “cất cánh” đi lên.

Xuất phát từ quan điểm coi nông nghiệp là cơ sở kinh tế căn bản của đất nước, dưới thời Edo, Mạc phủ và các lãnh chúa địa phương đã có nhiều chính sách nhằm khuyến khích nền kinh tế truyền thống này phát triển. Vào thời Edo, nông nghiệp Nhật Bản đã có sự tăng trưởng vượt bậc trên các phương diện: diện tích canh tác, sản lượng và loại hình sản phẩm. Nếu so sánh, có thể thấy vào đầu thế kỷ X, diện tích đất canh tác ở Nhật Bản mới chỉ đạt khoảng 860.000 ha, giữa thế kỷ XV: 950.000 ha, năm 1600; 1.640.000 ha, thì đến năm 1720 đã có 2.970.00 ha và năm 1874 là 3.050.000 ha. Nhờ đó mà sản lượng lương thực đã tăng từ 19,7 triệu koku năm 1600 lên 46,8 triệu koku vào năm 1870. Như vậy là, trong vòng 270 năm, sản lượng lương thực Nhật Bản đã tăng 137%. Trong suốt thời kỳ Edo, sự tăng trưởng này nhìn chung cao hơn giai đoạn dầu cải cách Minh Trị. Nhưng bên cạnh đó, gánh nặng thuế khóa mà nông dân phải nộp cho các lãnh chúa cũng ngày một nặng nề. Năm 1600, mức thuế thu được là 18.5 triệu koku thì đến năm 1870 là 32,2 triệu koku, tức là tăng 74%. Cụ thể, năm 1645: 23,1 triệu koku; năm 1700: 25,7 triệu koku; năm 1830: 30,4 triệu koku và năm 1870 là 32,2 triệu kùng với koku.

Thuế nông nghiệp là cơ sở kinh tế quan trọng nhất của chế độ phong

kiến Nhật Bản. Cùng với thuế, nhiều han còn có nguồn thu từ các khoản cho

vay, khai thác mỏ, rừng, sông, biển... Thuế nông nghiệp và các khoản thu nhập khác đã đóng vai trò to lớn trong nguồn đầu tư ban đầu của Nhà nước Nhật Bản hiện đại. Khác với các nước phương Tây, khi mới tiến hành cách mạng công nghiệp, người ta thường dựa vào nguồn vốn từ bên ngoài để xây dựng cơ sở hạ tầng ở Nhật Bản, với nguồn vốn trong nước là chính, Nhật Bản đã có thể tự xây dựng cho mình nền tảng thiết yếu ban đầu. Do có chế độ thuế

63

đã được vận hành tương đối hoàn hảo từ thời Edo mà kinh tế nông nghiệp đã có thể góp phần đáng kể cho sự phát triển của các ngành công nghiệp hiện

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến văn hóa nhật bản thời kỳ mạc phủ tokugawa (1600 1868) (Trang 60 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)