Sự chuyển biến về tôn giáo, tín ngưỡng

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến văn hóa nhật bản thời kỳ mạc phủ tokugawa (1600 1868) (Trang 35 - 39)

Nhắc đến đất nước Nhật Bản người ta thường nói người Nhật có đặc trưng là sẵn lòng cùng một lúc theo nhiều tôn giáo. Thông thường, khi một người Nhật ra đời được cha mẹ đưa vào nhà thờ Thần đạo của gia đình để hiến cho các Thần. Lễ cưới cũng được tổ chức theo nghi lễ Thần đạo nhưng ngày cưới được chọn theo ngày hung, cát theo quan niệm Đạo giáo. Trong quan hệ gia đình, người Nhật phải giữ gìn đạo hiếu với cha mẹ và người trên theo quy tắc Nho giáo. Hàng năm người ta tham gia các lễ hội dân gian truyền thống. Khi nhắm mắt xuôi tay thì người Nhật được cử hành tang lễ theo nghi thức Phật giáo, cầu mong Phật phù hộ cho người chết được yên nghỉ trên cõi niết bàn…Vào thời Edo, người Nhật đã có đời sống tâm linh như vậy và đương nhiên với không khí hòa bình, các nghi lễ càng được tiêu chuẩn hóa và hoàn thiện. Đối với từng tôn giáo thì người Nhật luôn có thái độ khác nhau.

Vào thời Edo, đạo Khổng (chủ yếu là Tống Nho) được chính quyền Mạc phủ chọn làm hệ tư tưởng chính thống của đất nước. Tống Nho (học thuyết Chu Hi) vốn được truyền bá vào Nhật Bản từ thế kỷ XIV đã gây nên những cuộc tranh luận sôi nổi một thời, tuy vậy, phải đến thời Ieyasu lên cầm quyền, xác lập vững chắc chính quyền Mạc phủ của dòng họ Tokugawa thì triết học Khổng giáo mới thật sự đi vào cuộc sống thực tiễn ở Nhật Bản. Học thuyết Chu Hi đề cao hai chữ “Trung – Hiếu”, đây chính là điều cần thiết hàng đầu để bảo vệ chế độ phong kiến và Nhật Bản thời kỳ này cũng đang cần củng cố hai đức tính này.

Dưới thời Edo, tầng lớp trẻ tuổi coi trọng các Phiên và Mạc phủ đòi hỏi những con người có giáo dục và trung thành. Điều này đã tạo nên một tầng lớp trí thức có kiến thức uyên bác nghiên cứu sâu về các học thuyết triết học phương Đông.

31

Đền thờ Khổng Tử được xây dựng ở nhiều nơi, không chỉ ở Edo mà ở cả các Phiên. Các thành viên trong dòng họ Tokugawa cũng thờ Khổng Tử, như lãnh chúa vùng Owari tên là Yoshinao, con trai thứ chín của Ieyasu đã cho xây dựng đền thờ Khổng Tử ở Nagoya. Năm 1632, ông này còn xây dựng một nhà thờ Khổng Tử rất lớn ở Ueno, gần trường học của Hayashi Razan và hàng năm các nghi lễ đạo Khổng được trang trọng tiến hành ở đây. Các thành viên khác của gia đình Tokugawa như lãnh chúa Mitsukuni ở Phiên Mito hay Hozuna ở Phiên Aizu… cũng đều thờ Khổng Tử rất trang trọng. Vào những buổi lễ hội theo mùa người ta tế đức Khổng Tử như tế các vị thần của Nhật Bản xa xưa.

Năm 1690, theo lệnh của Tsunayoshi, vị tướng quân thứ năm, một người say mê nghiên cứu đạo Khổng, nên miếu thờ Khổng Tử đã được dời từ Ueno về Yushima ở Tokyo. Dưới thời tướng quân này việc học tập và nghiên cứu đạo Khổng đi vào nền nếp, đích thân tướng quân cũng tham gia nghe và

giảng về Tứ thủ. Người ta nói rằng ông tham gia giảng đạo đến 244 lần tất cả. Sách gối đầu giường của vị tướng quân này là Đại học và Đạo hiếu. Ông cũng

là một tướng quân yêu nghệ thuật, ông chính là người đỡ đầu giới hội họa ở Kyoto thời đó. Sau khi dời thánh đường thờ Khổng Tử về Yushima, ông đã bổ nhiệm Hayashi Nobuatsu (1644 – 1732) làm người đứng đầu. Yushima được xây dựng thành một khu thánh đường lớn vừa có khu trường đào tạo nhân tài cho đất nước theo đạo đức Khổng giáo, vừa có miếu lớn thờ Khổng Tử. Nơi đây trở thành trung tâm lễ hội kỷ niệm Khổng Tử của cả nước.

Vốn là một tín ngưỡng dân tộc cố hữu của Nhật Bản nên mặc dù chính quyền Mạc phủ đề cao đạo đức Khổng giáo như một công cụ để củng cố vị trí bá chủ của các tướng quân Tokugawa, nhưng trong tâm linh người Nhật Bản, Thần đạo vẫn không bao giờ mất đi. Người Nhật luôn ý thức rằng họ là con dòng cháu giống của các vị thánh thần và các vị thần linh vẫn được thờ phụng

32

rộng rãi trong dân gian. Các lễ hội truyền thống vẫn được tổ chức hàng năm ở các địa phương để các Kami của họ luôn bảo trợ trong đời sống như tâm niệm tự bao đời. Hàng năm đền Ise Jingu (Amaterasu) vẫn có từng đoàn người từ khắp nước Nhật tấp nập hành hương về thờ cúng.

Tống Nho khuyến khích các học giả đương thời tìm lại cội nguồn cổ điển của Trung Hoa nhưng rồi một số học giả đã đi sâu tìm hiểu cội nguồn Nhật Bản của mình và trào lưu phục hưng Thần đạo ra đời trên cơ sở đó. Trường phái Quốc học đã hình thành và người ta đi tìm những văn bản gốc của Thần đạo, mong muốn khôi phục một con đường chân xác của Thần đạo, thoát khỏi mọi ảnh hưởng các tôn giáo ngoại lai.

Có thể nói, nhìn chung các học giả nổi tiếng của thời Edo trong khi nghiên cứu sâu sắc về đạo Khổng đều luôn cố gắng tìm những điểm tương đồng giữa đạo Khổng và Thần đạo. Nói cách khác là người Nhật tiếp thu đạo Khổng một cách có chọn lọc, họ chỉ đề cao những gì phù hợp với truyền thống của dân tộc họ.

Đạo Khổng được tôn vinh như vậy không có ý nghĩa là đạo Phật bị lãng quên. Dù rằng ưu thế có phần kém hơn, nhưng đạo Phật vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Đạo Phật vẫn chi phối nhiều tập tục trong dân chúng, trong từng gia đình như trong việc ma chay, thờ cúng người đã chết… Nhiều tu viện, đền chùa lớn vẫn là những trung tâm mở mang việc học giáo lý đạo Phật và tụng niệm kinh Phật (Nembutsu) hàng ngày và môn phái Thiền (Zen) vẫn tiếp tục được du nhập vào Nhật.

Vào thời Edo, đất nước hòa bình nên vai trò của các Samurai không còn được đề cao như thời chiến quốc. Nền chính trị văn trị dần dần được thiết lập, dưới thời bình võ sĩ phải thể hiện như thế nào cho xứng đáng là điều trăn trở của nhiều võ sĩ. Hoàn cảnh xã hội mới làm cho nhiều võ sĩ vô chủ lang thang, thất nghiệp. Họ gây rối trật tự xã hội khiến chính quyền nhiều phen đau

33

đầu với họ. Tuy nhiên, có một số võ sĩ tìm đến con đường trau dồi học vấn, hình thành cái gọi là Quân học. Người ta tranh luận nhau về cái gọi là “Võ sĩ đạo” (cái đạo của người võ sĩ) và chủ trương rằng, dù trong hoàn cảnh nào, người võ sĩ cũng phải giữ vững cốt cách của một chiến binh. Tầng lớp võ sĩ đã tìm thấy ý nghĩa cuộc sống trong kỷ luật, tính tự chủ, đạo lý về danh dự, bao hàm trong hành đạo của Thiền. Trong khi tọa Thiền, người võ sĩ trau dồi đạo đức Khổng giáo với các tính Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Như vậy, sự kết hợp giữa Tống nho với Thiền đã tạo nên nền tảng bổn phận trung thành vô hạn với lãnh chúa của mình và khi cần sẵn sàng chết vì danh dự. Quan niệm mạnh mẽ của Thiền về giác ngộ ngay trong đời sống thường ngày đã đưa lại động lực cho những môn võ nghệ như kiếm thuật (Kyujitsu) và cả các nghệ thuật khác như kịch No, Trà đạo, Thu đạo, Hoa đạo… Dù số môn đồ Thiền đạo thời đại này không lớn lắm nhưng qua các cống hiến của các tầng lớp võ sĩ Samurai và các nghệ sĩ Thiền đạo đã có tác dụng chuyển hóa trong văn hóa xã hội Nhật Bản.

Dưới thời Edo, có thời gian các chùa chiền Phật giáo còn bị biến thành nơi chống lại các tín đồ Thiên chúa giáo khi Mạc phủ ra luật lệ quy định chặt chẽ với việc quản lý các hoạt động cũng như nhân sự của chùa, cấm không cho các chùa che giấu các con chiên. Mạc phủ còn ra lệnh cấm xây cất thêm chùa chiền mới nhưng số chùa vẫn tăng, một phần do có sự lớn mạnh của các môn phái mới, phần do có sự phát triển của các thị trấn và làng mạc mới. Có thể nói rằng dưới thời Tokugawa, Phật giáo được chấn hưng nhiều hơn dưới thời Momoya. Thực tế sự hòa nhập tổng hợp giữa truyền thống đạo Phật và Nho giáo đã trở thành nền tảng thẩm mỹ trong văn hóa truyền thống Nhật Bản.

Đạo giáo cũng hòa quyện với những tín ngưỡng dân gian của người Nhật. Vốn là một đất nước có vô số Thần để người ta thờ phụng, nhưng tín ngưỡng của Thần đạo đề cao sự thanh sạch cả thể xác lẫn tâm hồn, người

34

Nhật vốn ưa sống sạch sẽ và thanh tịnh, gần gũi với thiên nhiên, điều này rất gần gũi với quan niệm của Đạo giáo là người ta nên sống hòa bình với thiên nhiên và không gò ép tự nhiên. Người Nhật cũng coi trọng thờ cúng tổ tiên, trong nhà người Nhật đều có đặt bàn thờ để tưởng nhớ và thờ cúng cha mẹ, ông bà đã mất. Đây cũng chính là ảnh hưởng của Đạo giáo. Người Nhật quan niệm rằng đến với các Kami phải thanh sạch, có lẽ nguồn gốc mang tính tâm linh này đã trở thành truyền thống văn hóa đẹp đẽ của các dân tộc Nhật Bản.

Thực ra, nhìn vào lịch sử thì việc truyền đạo Cơ đốc của các giáo sĩ Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã bắt đầu vào Nhật Bản từ những năm 40 của thế kỷ XVI. Ban đầu nó đã được tiếp nhận một cách nhiệt tình với động cơ khá thực dụng của các lãnh chúa muốn kiếm lời qua ngoại thương. Thậm chí các lãnh chúa còn ra lệnh cho các thần dân của mình phải theo đạo Cơ đốc bởi vì họ thấy các giáo sĩ được các thương nhân rất kính trọng.

Buổi đầu xây dựng Mạc phủ, tướng quân Ieyasu cũng là người rất hăng hái mở rộng buôn bán bằng tàu biển với các nước phương Tây và các nước Đông Nam Á. Nhưng rồi khi nhận thấy mối đe dọa bị xâm lược từ phương Tây tiềm ẩn đằng sau các nhà truyền đạo Cơ đốc thì lập tức các lệnh cấm đạo được đưa ra. Thực ra việc cấm đạo và đàn áp Công giáo thực chất là một chính sách tự vệ chứ không phải nhằm chống lại bản thân Thiên chúa giáo, không phải mang ý nghĩa tôn giáo.

Chính sách đóng cửa được thực hiện từng bước và được duy trì suốt hơn 200 năm. Trên quốc đảo vốn là đất của Thần đạo và Phật giáo, đã diễn ra những cuộc tàn sát đẫm máu giữa các giáo sĩ và hàng ngàn các giáo dân. Có cả những cuộc tử vì đạo của các con chiên Nhật Bản đã diễn ra trên xứ sở Mặt trời Amaterasu.

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến văn hóa nhật bản thời kỳ mạc phủ tokugawa (1600 1868) (Trang 35 - 39)