Sự chuyển biến về kiến trúc – hội họa

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến văn hóa nhật bản thời kỳ mạc phủ tokugawa (1600 1868) (Trang 52 - 55)

Phong cách mỹ thuật hào hoa của thời Momoyana cũng được tiếp nối ở đầu thời kỳ Edo. Kiến trúc linh miếu khá thịnh hành. Mạc phủ bỏ ra nhiều tiền xây dựng linh miếu, tiêu biểu là cung Nikko Toshigu (Nhật quang đông chiếu cung). Đây là một công trình tiêu biểu theo trường phái kiến trúc Gongen Zukuri ở Nhật Bản (Gongen có nghĩa là Phật hóa thân) với nhiều trang trí mỹ thuật đặc sắc, đặc biệt là cổng Yomeimo (Dương Minh môn). Cổng này gồm nhiều bức trạm bằng vàng cực kỳ tinh xảo, cầu kỳ, bởi thế

cổng này còn có tên gọi khác là “Higurashi No Mon” (Cổng ngắm suốt ngày

không chán).

Trong kiến trúc và điêu khắc có một nghệ nhân nổi tiếng tên là Hadari Jingoro (1594 -1651) ở Banshu. Ông đã tham gia nhiều công trình như cung

Nikko, chùa Uenokanei Ji và cải tạo pháo đài Edo Jo, tác phẩm điêu khắc Con

mèo ngủ (Nemuri Neko) ở Nikko rất nổi tiếng của ông cùng với nhiều tác

phẩm khác mang tên Jingoro có mặt ở khắp nơi trong nước Nhật và tên tuổi của ông được nhắc đến trong các tác phẩm Kabuki, Joruri vẫn còn được truyền tụng cho đến ngày nay.

48

Kỷ nguyên Genroku đã mở ra một vùng đất mới cho tranh phù thế Ukiyo-E. Người có công khai thác ra vùng đất mới này là Hishikawa Moronobu (1618 – 1694). Tranh của ông có đề tài thông tục trong cuộc sống và ông đã lấy tên Ukeyo-E (tranh phù thế) để đặt cho loại tranh của mình. Những bức tranh vẽ tay của ông rất đắt, khó đến được tay người dân thường. Vì vậy Moronobu nghĩ ra cách làm tranh khắc gỗ để có thể in đi in lại nhiều lần một bức tranh rồi bán ra từng tờ hoặc đóng thành tập và đã được lớp thị

dân rất hoan nghênh. Bức tranh Người đẹp ngoái nhìn (Mikaeri Bijin Zu) của

ông đã được đánh giá là một kiệt tác. Bức tranh này miêu tả một cách sống động hình ảnh một cô gái thị thành đang rảo bước và chợt ngoảnh lại nhìn phía sau. Ông ghi lại được khoảnh khắc đó một cách tài tình, với màu sắc lộng lẫy của bộ trang phục Kimono, bức tranh gây cho người xem một ấn tượng đặc biệt.

Vào trung và hậu kỳ Edo, người dân vẫn yêu thích nhất tranh phù thế Ukiyo-E. Tranh phù thế khắc gỗ của Moronobu vốn rất thành công từ thời Genroku, đến kỷ nguyên Kansei nó dần được cải tiến để đáp ứng đòi hỏi cầu kỳ của những người yêu thích thơ Haiku muốn có những bức họa tương xứng đi kèm. Những tờ tranh trang trọng nhiều màu sắc lộng lẫy như một bức gấm nên được gọi là “Tranh gấm” (Nishiki-E). Người đầu tiên sáng tác tranh gấm sặc sỡ này là danh họa Suzuki Harunobu (1725 – 1770). Tranh của ông đầy thi vị trữ tình, màu sắc tự do và bí ẩn. Tranh Nishiki-E là tác phẩm nghệ thuật tổng hợp của các nghệ sĩ vẽ tranh, nghệ sĩ điêu khắc và người in sao. Sau này tranh gỗ của Ukiyo-E tiến bộ rất nhanh, tờ tranh mỏng nhẹ, giá rẻ người dân cũng mua được dễ dàng. Đề tài chủ yếu là tranh mỹ nữ, về sau các tranh vẽ danh nhân và tranh phong cảnh cũng rất phát triển.

Cuối thế kỷ XVIII, các tranh nhân vật của Toshu Saisharaku và tranh mỹ nữ của Kitagawa Utamaro (1753 – 1806) được công chúng hết sức hâm

49

mộ. Utamaro sáng tạo ra thể loại tranh khắc gỗ miêu tả các gương mặt mỹ nữ không nhằm lột tả tính cách nhân vật mà cốt tạo ra những bố cục tinh tế với gương mặt thanh tú và các ngón tay mảnh mai, làn tóc mềm mại hoàn mĩ đến từng chi tiết gây cảm hứng trong trẻo nhẹ nhàng. Utamaro có cả bộ tranh miêu tả Yoshiwara, chốn ăn chơi nổi tiếng ở Edo. Xem tranh ta có thể hình dung lối sống buông thả của thị dân Edo thời bấy giờ.

Ngoài những bức tranh nghệ thuật trang trí đền đài miếu mạo, thì cũng xuất hiện những mảng tranh mô tả cảnh sinh hoạt và lao động của người nông

dân như bức bình phong Nông canh xuân thu mô tả cảnh thu hoạch lúa ở nông

thôn, hay những bức tranh cuốn liên hoàn mô tả lò nấu thép bằng cách thổi bễ (Tatara seitetsu), hay miêu tả cảnh sinh hoạt lao động của một xưởng nấu rượu, hay mô tả cảnh đánh bắt cá voi… Những bức tranh này cho ta thấy được phần nào đời sống và sản xuất ở Nhật Bản thời cận thế.

Sau nữa là vào thời kỳ Temmei, tranh phong cảnh của Katsushika Hockusai (1760 – 1849) và Utagawa Hiroshige (1797 – 1858) phát triển mạnh. Hockusai là một họa sĩ bình dân, tranh của ông mô tả hầu như mội cảnh sinh hoạt của người Nhật đương thời như chợ búa, lễ hội, cỏ cây, muông thú… Vì vậy, ông được coi như một nhà bách khoa của Nhật Bản đương thời.

Nhưng có lẽ ông nổi danh chủ yếu là nhờ bộ tranh liên hoàn 36 cảnh núi phú

sĩ (Fugaku Sanjurokukyo). Những bức tranh có tính cách điệu cao lần lượt ra

mắt công chúng từ năm 1825. Thực tế bức tranh này gồm 46 bức, trong đó có

bức tranh Ngọn sóng rất nổi tiếng được nhiều người biết đến.

Hirohige là danh họa ảnh hưởng nhiều của Hokusai. Tranh của ông giản dị, chân thực và đầy lãng mạn với những nét tinh tế dịu dàng. Ông có

bức tranh liên hoàn 53 chặng đường Tokaido rất nổi tiếng miêu tả những

người nông dân khoác áo tơi lá đi hối hả trong mưa trên chặng đường dốc hay trên chiếc cầu gỗ.

50

Ngoài ra còn có tranh của giới văn nhân (Bunjinga) chịu ảnh hưởng của giới hội họa văn nhân nhà Minh và nhà Thanh của Trung Quốc và tranh tả thực (Shaseiga) của Maruyama Okyo (1733 – 1795), tiếp thu phương pháp miêu tả lập thể và luật viễn cận của phương Tây.

Dưới thời Edo, nền mỹ thuật kỹ nghệ phục vụ sinh hoạt cũng phát triển như kỹ nghệ làm gốm, kỹ nghệ nhuộm, dệt… Nửa đầu thế kỷ XVII, tiếp nhận thành công kỹ thuật sản xuất sứ có in tranh màu đỏ của Sakai Dakakiemon ở vùng gốm nổi tiếng Arita, ở Kyoto đã xuất hiện Nonomura Ninsei và sau đó là Ogata Kenzan (anh em họa sĩ Ogata Korin) và là những người sản xuất đồ gốm có in tranh màu sắc đẹp cao nhã. Về hàng nhuộm có Yuzen người Kyoto đã khai sinh ra sản phẩm nhuộm nổi tiếng Yuzen Zome với những hoa văn đẹp đẽ trên nền sa tanh (Rinzun) hoặc vải kếp (Chirimen). Sản phẩm này đã trở thành mặt hàng nổi tiếng được người dân Nhật rất ưa chuộng.

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến văn hóa nhật bản thời kỳ mạc phủ tokugawa (1600 1868) (Trang 52 - 55)