bệnh phân lập từ các mẫu lúa bệnh thu thập đƣợc (thực hiện quy trình Koch) và tuyển chọn dòng Xanthomonas oryzae pv. oryzae độc nhất
Thí nghiệm đánh giá khả năng gây hại của 10 chủng vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae đƣợc bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 lần lặp lại trong điều kiện nhà lƣới. Kết quả thí nghiệm đƣợc ghi nhận và trình bày trong bảng 3.2
Bảng 3.2: Tỷ lệ diện tích lá nhiễm bệnh của 10 nghiệm thức thể hiện khả năng gây hại của 10 chủng vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae đã phân lập.
Ghi chú:
Các giá trị trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hoặc nhiều chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử Ducan.
*: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%
Khi lây bệnh nhân tạo với mật số 109 cfu/ml lên lúa ở giai đoạn 50NSKG, triệu chứng bệnh đầu tiên đƣợc ghi nhận vào 4 ngày sau khi chủng bệnh. Biểu hiện bệnh ban đầu là đầu lá lúa ngay vết cắt xoắn lại và sau đó xuất hiện vệt úng nƣớc dạng giọt dầu màu xanh ở ngay dƣới bề mặt vết cắt rồi chạy dọc theo gân lá xuống phía dƣới. Sau đó vết bệnh ngày càng lan rộng xuống phía dƣới, vết bệnh chuyển dần từ màu xanh vàng, nâu bạc rồi khô xác giống nhƣ mô tả của Vũ Triệu Mân và ctv., (2007).
Kết quả ghi nhận tỷ lệ diện tích lá nhiễm bệnh của các nghiệm thức vào các ngày sau khi chủng bệnh đƣợc trình bày ở bảng 3.2 cho thấy tất cả các chủng vi khuẩn gây bệnh đều thể hiện khả năng gây hại rõ rệt trên lúa Jasmine với nhiều mức độ khác nhau.
Ở thời điểm 5NSKCB ngoại trừ chủng Xoo_PD.CT thì 9 chủng còn lại đều biểu hiện bệnh ở nhiều mức độ khác nhau. Chủng Xoo_TS.AG có tỷ lệ diện tích lá nhiễm bệnh cao nhất là 4,43% khác biệt ý nghĩa với các chủng còn lại. Chủng
Xoo_CT.AG có tỷ lệ diện tích lá nhiễm bệnh thấp nhất là 2,6%. Trong các chủng còn lại, chủng Xoo_BM.VL và Xoo_TN.CT có tỷ lệ diện tích lá nhiễm bệnh cao
Nghiệm thức Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) 5 NSKCB 7 NSKCB 9 NSKCB 12 NSKCB Xoo_BM.VL 3,98 b 17,77 b 33,71 b 51,94 bc Xoo_TN.CT 3,74 bc 17,89 b 35,63 b 52,58 bc Xoo_TS.AG 4,43 a 20,46 a 41,11 a 56,79 a Xoo_CR.CT 3,36 cd 16,66 bc 35,62 b 53,28 b Xoo_CT.AG 2,60 e 8,06 e 11,72 e 14,20 g Xoo_MT.VL 3,10 d 13,28 d 24,86 d 35,67 f Xoo_PD.CT 0,00 f 1,01 f 3,66 f 5,34 h Xoo_TO.CT 3,38 cd 15,83 c 34,03 b 48,09 d Xoo_OM.CT 3,41 cd 16,07 c 34,92 b 50,50 cd Xoo_BT.CT 3,56 c 16,54 bc 31,10 c 45,43 e Mức ý nghĩa * * * * CV (%) 9,93 7,93 6,10 4,97
hơn cả với 3,98% và 3,74%. Chủng Xoo_MB.VL khác biệt có ý nghĩa với các chủng Xoo_CT.AG, Xoo_MT.VL, Xoo_TO.VL, Xoo_OM.CT, Xoo_BT.CT nhƣng không khác biệt với chủng Xoo_TN.CT. Trong nhóm này thì chủng Xoo_MT.VL có tỷ lệ diện tích lá nhiễm bệnh thấp nhất là 3,1% và khác biệt với các chủng
Xoo_BM.VL, Xoo_TN.CT và Xoo_BT.CT.
Ở thời điểm 7 NSKCB, tất cả các chủng đều thể hiện sự gây hại ở nhiều mức độ khác nhau. Chủng Xoo_TS.AG tiếp tục có tỷ lệ gây hại cao nhất là 20,46%. Chủng Xoo_PD.CT tuy đã biểu hiện bệnh nhƣng tỷ lệ diện tích lá nhiễm bệnh là thấp nhất với 1,01%. Chủng Xoo_CT.AG và Xoo_MT.VL là hai chủng có tỷ lệ diện tích lá nhiễm bệnh thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa với các chủng còn lại, tỷ lệ lần lƣợt là 8,06% và 13,28%. Trong các chủng còn lại thì chủng Xoo_BM.VL và
Xoo_TN.CT vẫn có tỷ lệ gây hại cao là 17,77% và 17,89% và khác biệt có ý nghĩa với hai chủng Xoo_TO.VL (15,83%) và Xoo_OM.CT (16,07%).
Tƣơng tự ở thời điểm 9 NSKCB thì chủng Xoo_TS.AG có khả năng gây hại cao nhất với tỷ lệ diện tích lá nhiễm bệnh cao nhất là 41,11%. Ba chủng
Xoo_CT.AG, Xoo_MT.VL và Xoo_PD.CT vẫn tiếp tục có tỷ lệ gây hại thấp, trong đó chủng Xoo_PD.CT là thấp nhất (3,66%). Đến thời điểm này thì chủng
Xoo_BT.CT đã giảm khả năng gây hại với 31,1% và khác biệt có ý nghĩa với các chủng còn lại, trong khi các chủng còn lại không có khác biệt với nhau.
Đến thời điểm 12 NSKCB thì chủng Xoo_TS.AG vẫn là chủng có khả năng gây hại cao nhất (56,79%) (Hình 3.4B). Các chủng có khả năng gây hại thấp vẫn là
Xoo_CT.AG (Hình 3.4C), Xoo_MT.VL (Hình 3.4D), Xoo_PD.CT (Hình 3.4E) và
Xoo_BT.CT trong đó chủng Xoo_PD.CT vẫn là chủng có tỷ lệ diện tích là nhiễm bệnh thấp nhất với 5,34%. Trong các chủng còn lại thì chủng Xoo_CR.CT là các khả năng gây hại cao nhất với 53,28% và khác biệt với chủng Xoo_TO.VL,
Xoo_OM.CT. Trong khi chủng Xoo_TO_VL có khả năng gây hại thấp hơn các chủng còn lại (48,09%) và khác biệt với các chủng Xoo_BM.VL (Hình 3.4A),
Xoo_TN.CT và Xoo_CR.CT.
Khi lây bệnh nhân tạo bởi các chủng vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv.
oryzae phân lập đƣợc trên các giống lúa khác nhau tại các địa điểm khác nhau và ở điều kiện thí nghiệm đồng nhất, tỷ lệ gây hại mà các chủng vi khuẩn thể hiện đƣợc trình bày ở bảng 3.2 cho thấy giữa chúng có mức độ gây hại khác nhau. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này có thể là do: các chủng vi khuẩn gây bệnh đƣợc phân lập từ nhiều giống lúa khác nhau nên tính gây bệnh của các chủng vi khuẩn có thể giảm hoặc tăng khi nhiễm qua giống khác. Điều này cũng giống nhƣ phát biểu của Wakimoto và Yoshii (1954, trích dẫn bởi Ou, 1985) rằng “các nòi trở nên độc hơn khi truyền lặp đi lặp lại qua các giống kháng bệnh, nhƣng tính gây bệnh không thay đổi hoặc giảm đi khi cấy qua các giống nhiễm bệnh. Tác động đó chứng tỏ rằng đó là kết quả của hoạt động chọn lọc môi trƣờng ký chủ”. Nhƣng nguyên nhân quan
trọng có lẽ là do các chủng vi khuẩn gây bệnh đƣợc phân lập từ những nơi khác nhau, tại các vùng sinh thái khác nhau, phải chịu các tác động của quy luật tiến hóa và đột biến chọn lọc tạo nên những biến dị di truyền từ đó tạo nên các chủng có độc tính khác nhau. Liên quan đến vần đề này, Ou (1985) đã nghiên cứu và cho rằng “độc tính gây bệnh trên cây lúa của vi khuẩn cũng khác nhau giữa các chủng phân lập ở những nơi khác nhau, trong cùng một quốc gia hay giữa các quốc gia. Do đó tính kháng hay nhiễm bệnh của một số giống cũng còn tùy theo dòng gây bệnh của vi khuẩn”.
Kết quả tƣơng tự cũng đƣợc ghi nhận nhƣ của Mai Nhƣ Phƣơng (2011), Nguyễn Vũ Cƣơng (2011) khi lần lƣợt đánh giá khả năng gây hại của vi khuẩn
Erwinia carotovora và Xanthomonas campestris pv. vesicatoria trên bắp cải và ớt đƣợc phân lập từ những cây bắp cải và ớt bị bệnh ở những nơi khác nhau thì cũng thể hiện khả năng gây hại khác nhau.
Nhƣ vậy, kết quả sau 12 ngày quan sát thì nghiệm thức Xoo_TS.AG với chủng vi khuẩn X. oryzae pv. oryzae phân lập tại xã Vọng Đông, huyện thoại Sơn, tỉnh An Giang là chủng có khả gây hại cao nhất, tức là chủng có độc tính cao nhất và đƣợc chọn để đánh giá khả năng đối kháng tiếp theo với xạ khuẩn.
Xoo_BM.VL Xoo_TS.AG
Xoo_MT.VL
Xoo_PD.CT
Hình 3.4. Khả năng gây hại của các chủng vi khuẩn gây bệnh thể hiện qua chiều dài vết bệnh ở mỗi nghiệm thức ở thời điểm 12NSKCB.
Xoo_CT.AG
A B
C D