Thí nghiệm 1 Đánh giá khả năng gây bệnh cháy bìa lá lúa của các chủng

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng gây hại của các chủng vi khuẩn xanthomonas oryzae pv. oryzae gây bệnh cháy bìa lá lúa và bước đầu nghiên cứu biện pháp phòng trừ sinh học bằng xạ khuẩn trong điều kiện in vitro (Trang 32 - 34)

vi khuẩn gây bệnh phân lập từ các mẫu lúa bệnh thu thập đƣợc (thực hiện quy trình Koch) và tuyển chọn dòng Xanthomonas oryzae pv. oryze độc nhất

* Mục tiêu thí nghiệm

Đánh giá khả năng gây bệnh cháy bìa lá lúa của vi khuẩn (Xanthomonas oryzae pv. oryzae) phân lập đƣợc và chọn các chủng vi khuẩn Xanthomonas oryzae

pv. oryzae gây bệnh nặng nhất.

* Chuẩn bị

− Chuẩn bị vi khuẩn gây bệnh nhân tạo: vi khuẩn đƣợc phân lập và nuôi cấy trong môi trƣờng Wakimoto cải tiến. Xác định mật số và chuyển về huyền phù vi khuẩn có mật số 109 cfu/ml để chủng bệnh nhân tạo.

− Chuẩn bị chậu và đất

+ Chậu nhựa dùng trong thí nghiệm có đƣờng kính 30 cm (diện tích bề mặt đất/chậu S = 0,07 m2)

+ Đất chọn đất thịt, nhặt sạch rác, rơm rạ và đƣợc bằm nhỏ trƣớc khi cho vào chậu.

− Chuẩn bị giống lúa và chăm sóc

+ Giống lúa thí nghiệm: giống lúa jasmin 85 đƣợc ngâm trong nƣớc ấm (3 sôi 2 lạnh) trong 15 phút. Sau đó ngâm trong 24 giờ rồi đem ủ 48 giờ trong tủ úm. Hạt nảy mầm đƣợc gieo trong chậu, mỗi chậu gieo 20 hạt. Khi mạ lên đều tỉa bỏ cây phát triển kém chừa lại 10 cây/chậu.

+ Chăm sóc: lƣợng phân bón đƣợc quy ra để bón cho diện tích chậu từ công thức phân với tỷ lệ N − P2O5 − K2O là 100 − 60 − 45 cho 1 ha, cụ thể là 0,7 – 0,42 – 0,315 g/chậu (0,07 m2). Phân hòa vào nƣớc tƣới đều cho tất cả các chậu, quy trình bón phân nhƣ sau:

 Bón thúc đợt 1 (10NSS): Toàn bộ lƣợng lân và 30% lƣợng đạm và 50% lƣợng kali

 Bón thúc đợt 2 (20NSS): Bón 30% lƣợng đạm

 Bón nuôi đòng (35NSS): 40% lƣợng đạm và 50% lƣợng kali

Chú ý: giữ mực nƣớc thƣờng xuyên trong chậu là 2,5 cm, hạn chế thấp nhất sự phá hoại của sâu rầy và tránh sự lây nhiễm với các mầm bệnh khác.

* Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm đƣợc bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân tố, 5 lần lặp lại, mỗi dòng vi khuẩn là một nghiệm thức.

* Lây bệnh nhân tạo

Cây lúa đƣợc 50NSS thì tiến hành lây bệnh nhân tạo bằng phƣơng pháp cắt chóp lá của 3 lá trƣởng thành từ trên xuống, với kéo đã thanh trùng nhúng vào huyền phù vi khuẩn gây bệnh (Xanthomonas oryzae pv. oryzae) có mật số 109 cfu/ml, nhúng kéo ngay trƣớc mỗi lần cắt (Kauffmann và ctv.,1973). Sau khi lây nhiễm mỗi dòng vi khuẩn, kéo đƣợc khử trùng bằng cồn etyl 700 trƣớc khi chủng các dòng tiếp theo.

Sau khi lây bệnh các chậu lúa đƣợc đƣa vào phòng ẩm và mát để ủ bệnh trong 24 – 36 giờ. Sau đó lúa đƣợc chuyển ra nhà lƣới để bệnh phát triển.

Đo chiều dài lá và chiều dài vết bệnh từ đó tính đƣợc tỷ lệ (%) diện tích lá nhiễm bệnh theo công thức của Gnanamanickam và ctv.,1999 nhƣ sau:

TLB (%) = DVB/DL x 100

Trong đó:

+ TLB: tỷ lệ nhiễm bệnh

+ DVB: chiều dài vết bệnh

+ DL: dài lá

Các số liệu đƣợc phân tích thống kê bằng phần mềm MSTATC qua phép thử DUCAN để chọn dòng Xanthomonas oryzae pv. oryzae độc nhất.

Nội dung 2. Phân lập và đánh giá hiệu lực đối kháng của xạ khuẩn đối với vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae trong điều kiện phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng gây hại của các chủng vi khuẩn xanthomonas oryzae pv. oryzae gây bệnh cháy bìa lá lúa và bước đầu nghiên cứu biện pháp phòng trừ sinh học bằng xạ khuẩn trong điều kiện in vitro (Trang 32 - 34)