oryzae pv. oryzae trong điều kiện phòng thí nghiệm
Bằng phƣơng pháp đánh giá nhanh khả năng đối kháng của 142 chủng xạ khuẩn đối với vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv oryzae thì có 12 chủng xạ khuẩn thể hiện khả năng đối kháng. Kết quả đánh giá khả năng đối kháng của 12 chủng xạ khuẩn này đối với vi khuẩn X.oryzae pv. oryzae đƣợc trình bày trong bảng 3.4.
Bảng 3.4: Khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae của các chủng xạ khuẩn vào thời điểm 2, 4, 6 NSKC trong điều kiện in_vitro.
Ghi chú:
Các giá trị trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hoặc nhiều chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử Ducan.
*: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%
Dựa vào kết quả bảng 3.4 cho thấy tất cả các chủng xạ khuẩn đều thể hiện khả năng đối kháng với vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae với bán kính vòng vô khuẩn của mỗi chủng xạ khuẩn khác nhau khác biệt ý nghĩa qua các thời điểm 2, 4, 6 ngày sau khi cấy (NSKC).
Chủng xạ khuẩn Bán kính vòng vô khuẩn (mm) ở các ngày sau khi cấy 2 4 6 TB ACT_ĐT9 2,8 d 2,3 d 1,6 c 2,2 cd HCT_ĐT4 2,7 de 1,8 ef 1,1 c 1,9 de HCT_ĐT6 2,9 d 2,2 de 1,7 c 2,3 cd TO_VL3 2,1 e 1,6 f 1,2 c 1,6 def KS_ST15 5,4 b 4,4 a 4,0 a 4,3 ab TT_ST4 0,9 fg 0,2 g 0,0 d 0,4 f TT_ST7 0,7 g 0,3 g 0,0 d 0,3 f TT_ST8 1,4 f 0,5 g 0,2 d 0,7 ef VT_CT3 2,8 d 1,5 f 1,3 c 1,9 de VT_CT6 5,8 ab 3,7 b 2,9 b 4,1 ab VT_CT7 4,5 c 3,1 c 2,8 b 3,5 bc VT_CT8 6,1 a 4,9 a 4,1 a 5,0 a Mức ý nghĩa * * * * CV (%) 15,96% 17, 34% 24, 74% 33,27%
Ở thời điểm 2NSKC, trong số 12 chủng xạ khuẩn thử nghiệm đều có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae ở các mức độ khác nhau và khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, trong đó có 3 chủng có khả năng đối kháng cao là KS_ST15, VT_CT6 và VT_CT8 với bán kính vòng vô khuẩn 5,4; 5,8 và 6,1 mm. Các chủng còn lại cũng thể hiện khả năng đối kháng tuy nhiên ở mức độ thấp hơn.
Đến thời điểm 4NSKC, khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh của 12 chủng xạ khuẩn đều có xu hƣớng giảm xuống. Tuy nhiên mức độ giảm của mỗi chủng xạ khuẩn là khác nhau điều này nói lên đƣợc khả năng duy trì hiệu quả ức chế mầm bệnh của mỗi chủng xạ khuẩn là khác nhau. Hai chủng xạ khuẩn vẫn còn thể hiện khả năng đối kháng cao là KS_ST15 và VT_CT8 với bán kính vòng vô khuẩn là 4,4 mm và 4,9 mm. Các chủng còn lại vẫn còn thể hiện đƣợc khả năng đối kháng nhƣng mức độ đã giảm đáng kể đặc biệt là chủng VT_CT6 giảm mạnh đến 2,1mm.
Tƣơng tự, đến thời điểm 6NSKC khả năng đối kháng với vi khuẩn X. oryzae
pv. oryzae của các chủng xạ khuẩn đều giảm. Đến thời điểm này trong 12 chủng xạ khuẩn thì chỉ còn 10 chủng xạ khuẩn thể hiện đƣợc khả năng đối kháng, 2 chủng xạ khuẩn TT_ST4 và TT_ST7 đã không còn giữ đƣợc khả năng đối kháng với vi khuẩn gây bệnh X. oryzae pv. oryzae. Trong khi đó 2 chủng xạ khuẩn KS_ST15 và VT_CT8 vẫn duy trì đƣợc khả năng đối kháng cao nhất với bán kính vòng vô khuẩn là 4,0 mm và 4,1 mm khác biệt có ý nghĩa với các chủng còn lại.
Nhìn chung qua 3 thời điểm 2, 4, 6NSKC, 3 chủng xạ khuẩn KS_ST5, VT_CT6 và VT_CT8 thể hiện hiệu quả đối kháng với vi khuẩn X. oryzae pv. oryzae
trong điều kiện in vitro cao nhất với bán kính vòng vô khuẩn trung bình lần lƣợt là 4,3; 4,1 và 5,0 mm. Tuy nhiên, chủng xạ khuẩn VT_CT6 chỉ có hiệu quả ở thời điểm 2NSKC mà không duy trì đƣợc hiệu quả cao trong những ngày sau nên không đƣợc chọn để đem thử nghiệm ở các thí nghiệm tiếp theo. Nhƣ vậy, chỉ có 2 chủng xạ khuẩn KS_ST15 và VT_CT8 là có triển vọng trong phòng trừ sinh học với bệnh cháy bìa là lúa trong điều kiện nhà lƣới (Hình 3.5).
Theo kết quả của Phạm Văn Ty và Đào Thị Lƣơng (2003) chủng xạ khuẩn
Streptomyces arabicus 112 có khả năng tiết kháng sinh đối kháng với vi khuẩn
Pseudomonas solanacearum 12 gây bệnh héo xanh trên khoai tây, P. solanacearum
20 gây bệnh trên cà chua và P. solanacearum 222 gây bệnh trên cây lạc với bán kính vòng vô khuẩn lần lƣợt là 29, 28 và 28 mm trên đĩa Petri trong điều kiện in vitro. Tan và ctv. (2006) ghi nhận Streptomyces có khả năng phân hủy vách tế bào vi khuẩn Pseudomonas solanacearum trong điều kiện in vitro. Theo Zamanian và ctv. (2005) ghi nhận chủng xạ khuẩn Streptomyces Plicatus 101 có khả năng đối kháng với vi khuẩn Erwinia carotovora subsp. carotovora gây bệnh thối nhũn cho cây trồng trong điều kiện in vitro. Gần đây Trần Thị Tím (2013) đã tìm ra đƣợc 3
chủng xạ khuẩn 7, 59 và 59+ có khả năng đối kháng với vi khuẩn E. carotovora gây bệnh thối nhũn trên bắp cải với bán kình vòng vô khuẩn 1,2; 5,4 và 5,6 mm trong điều kiện phòng thí nghiệm. Nguyễn Thị Thùy Linh (2011) đã tiến hành nghiên cứu và tìm ra 3 chủng xạ khuẩn 2, 3 và 33 có khả năng đối kháng với vi khuẩn gây bệnh đốm lá vi khuẩn trên ớt Xanthomonas campestris pv. vesicatoria trong điều kiện phòng thí nghiệm với bán kính vòng vô khuẩn lần lƣợt là 3,3; 2,6 và 3,5 mm. Nhƣ vậy, có thể thấy các chủng xạ khuẩn có thể có khả năng sinh kháng sinh hay tiêu sinh để ức chế lại vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae.