Những nghiên cứu trong nƣớc

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng gây hại của các chủng vi khuẩn xanthomonas oryzae pv. oryzae gây bệnh cháy bìa lá lúa và bước đầu nghiên cứu biện pháp phòng trừ sinh học bằng xạ khuẩn trong điều kiện in vitro (Trang 26 - 28)

Năm 2003, Phạm Văn Ty và Đào Thị Lƣơng nghiện cứu khả năng sinh kháng sinh chống vi khuẩn gây bệnh héo xanh của Streptomyces arabicus 112. Kết quả cho thấy chủng xạ khuẩn có khả năng kháng sinh phổ rộng, kháng vi khuẩn Gram dƣơng, Gram âm và nấm, nhƣng đặc biệt là chống đƣợc 3 chủng vi khuẩn

Pseudomonas solanacearum gây bệnh héo xanh trên cà chua, lạc, chất kháng sinh do chủng xạ khuẩn Streptomyces arabicus tạo ra không ảnh hƣởng xấu đến khả năng nảy mầm của hạt mà còn có tác dụng kích thích nảy mầm với nồng độ pha loãng 100 – 10.000 lần.

Theo Bùi Thị Hà (2008), bƣớc đầu khảo sát khả năng đối kháng với nấm gây bệnh trên chè của xạ khuẩn Streptomyces. Kết quả đã tuyển chọn đƣợc 2 chủng xạ khuẩn là Đ1 và R2 có hoạt tính mạnh nhất trong số 30 chủng có hoạt tính kháng nấm, kháng đƣợc cả 2 chủng nấm gây bệnh trên chè là CT – 2E và CT – 5X, đồng thời cũng có khả năng kháng các nấm kiểm định.

Nghiên cứu mới đây của Đặng Thị Kim Uyên (2010) cho thấy chủng xạ khuẩn Streptomyces – SOFRI 1 có khả năng đối kháng với nấm Fusarium solani

gây bệnh thối rễ trên cây chanh Volka ở điều kiện phòng thí nghiệm, mặt khác chủng Streptomyces – SOFRI 1 ảnh hƣởng tốt đến sự phát triển chiều cao cây, chiều

dài rễ, trọng lƣợng thân, rễ tƣơi, số lƣợng rễ mới cao hơn nhiều so với nghiệm thức chỉ chủng nấm gây bệnh là F.solani. Đặc biệt là số lƣợng rễ thối ở các nghiệm thức chủng Streptomyces – SOFRI 1 thấp và khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức chỉ chủng F. solani. Trong các nghiệm thức xử lý thì nghiệm thức xử lý xạ khuẩn

Streptomyces – SOFRI 1 với mật 106 cfu/ml và 107 cfu/ml cho hiệu quả cao nhất. Kết quả thí nghiệm của Lê Thị Bích (2011) về đánh giá khả năng đối kháng của các chủng xạ khuẩn đối với nấm Fusarium oxysporum f.sp. niveum cũng cho thấy: ba chủng xạ khuẩn 4, 19, 21 đều có triển vọng trong phòng trừ sinh học bệnh héo rũ trên dƣa hấu, trong đó xạ khuẩn 21 có khả năng đối kháng với nấm F. oxysporum f.sp. niveum cao nhất.

Theo kết quả nghiên cứu mới đây của Nguyễn Thị Thùy Linh (2011) về hiệu quả phòng trừ bệnh đốm là trên ớt do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv

vesicatoria ở điều kiện nhà lƣới thì 3 chủng xạ khuẩn 2, 3, 33 đều thể hiện khả năng phòng trị bệnh. Trong đó xạ khuẩn 3 thể hiện khả năng phòng trị bệnh cao ở biện pháp phun trƣớc + sau ở thời điểm 13 ngày sau khi chủng.

Huỳnh Vân An (2011) đã nghiên cứu khả năng phòng trừ bệnh thối trái dƣa hấu do nấm Phytopthora capsici gây ra bằng xạ khuẩn trong điều kiện phòng thí nghiệm kết quả cho thấy: cả 3 dòng xạ khuẩn 2, 3 và 9 đều thể hiện khả năng ức chế đƣợc bệnh thối trái dƣa hấu do P.capsici gây ra, trong đó dòng 2 và 9 thể hiện hiệu quả cao hơn dòng 3. Trong 3 biện pháp xử lý thì 2 biện pháp phun trƣớc và phun trƣớc + sau thể hiện hiệu quả cao hơn biện pháp phun sau.

Năm 2012, Tô Huỳnh Nhƣ đã tiến hành thí nghiệm đánh giá khả năng đối kháng và hiện quả phòng trừ của xạ khuẩn đối với chủng nấm Colletotrichum ST2 gây bệnh thán thƣ trên giống ớt sừng. Kết quả cho thấy: các chủng 4RM, 21RM, 54RM, 55RM, 58RM đều có hiệu quả ức chế chiều dài ống mầm và giết chết bào tử nấm Colletotrichum ST2. Trong đó chủng 21RM thể hiện hiệu quả giảm bệnh cao nhất. Hai biện pháp phun trƣớc và kết hợp cho hiệu quả kiểm soát bệnh tốt hơn biện pháp phun sau.

Gần đây nhất 2013, Trần Thị Tím đã đánh giá khả năng đối kháng của xạ khuẩn đối với bệnh thối nhũn trên bắp cải do vi khuẩn Erwinia carotovora trong điều kiện in vitro và nhà lƣới. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau: trong điều kiện in vitro 3 chủng xạ khuẩn 5, 59 59+ đều có khả năng đối kháng với vi khuẩn E. carotovora

gây bệnh thối nhũn bắp cải. Trong 2 biện pháp xử lý thì biện pháp phun sau cho hiệu quả hơn biện pháp phun trƣớc. Riêng chủng 59 cho hiệu quả phòng trị nhƣ nhau ở cả 2 biên pháp. Và nghiệm thức phun sau ở chủng 59+ cho hiệu quả phòng trị bệnh thối nhũn do vi khuẩn E. carotovora cao nhất.

Đinh Ngọc Trúc (2013) đã đánh giá khả năng đối kháng của các chủng xạ khuẩn phân lập từ đất lúa tại tỉnh Hậu Giang với nấm Pyricularia oryzae Cavara trong điều kiện in vitro. Kết quả phân lập đƣợc 183 dòng xạ khuẩn, trong đó có 129

dòng biểu hiện khả năng đối kháng với nấm P. oryzae, trong đó có năm dòng xạ khuẩn PH1.C4t, CTA1.C2t, CTA2.S3t, CTA4.P3t, CTA3.S1t đều có khả năng đối kháng mạnh và ổn định với ba dòng nấm P. oryzae, kéo dài đến 14 ngày sau thí nghiệm.

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng gây hại của các chủng vi khuẩn xanthomonas oryzae pv. oryzae gây bệnh cháy bìa lá lúa và bước đầu nghiên cứu biện pháp phòng trừ sinh học bằng xạ khuẩn trong điều kiện in vitro (Trang 26 - 28)