Những nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng gây hại của các chủng vi khuẩn xanthomonas oryzae pv. oryzae gây bệnh cháy bìa lá lúa và bước đầu nghiên cứu biện pháp phòng trừ sinh học bằng xạ khuẩn trong điều kiện in vitro (Trang 28 - 30)

Năm 1941, Alexopoulos đã nghiên cứu 80 chủng xạ khuẩn trong đó có 45 chủng đã ức chế sự phát triển của nấm Colletotrichum gloeosporoides thông qua cơ chế tiết kháng sinh. Bên cạnh đó, chủng Streptomyces sp. A1022 cho hiệu quả phòng trị bệnh thán thƣ do nấm C.gloeosporoides trên ớt (Lee và ctv., 2012).

Merriman và ctv. (1974) đã thử nghiệm bằng cách chủng xạ khuẩn vào hạt lúa mì giúp giảm triệu chứng chết rạp do Rhizoctonia solani gây ra. Sau đó Sabaratnam và Traquair (2002) phân lập đƣợc chủng Streptomyces có khả năng ức chế R. solani gây bệnh chết rạp cây con ở cà chua ghép trong nhà kính (Trích dẫn bởi Trần Thị Tím, 2013). Nghiên cứu của Cao và ctv., (2004) cũng cho thấy kết quả tƣơng tự là khi tiêm xạ khuẩn Streptomyces sp. vào cây con cà chua thì chúng có khả năng thúc đẩy sự tăng trƣởng và tăng cƣờng sức đề kháng đối với nấm R.

solani.

Theo nghiên cứu của Yan Min và ctv., (2000) đã ghi nhận đƣợc 26 chủng

Streptomyces spp. Có khả năng đối kháng với nhiều mầm bệnh quan trọng nhƣ:

Alternaria solani, Botrytis cinerea, Xanthomonas campestrisErwinia carotovora. Bên cạnh đó, 3 chủng Streptomyces diastatochromogenes, S. libani, S. avermitilis có khả năng kháng nấm mạnh nhƣ: Aspergillus niger, Alternaria Alternata, Botrytis cinerea Phytopthora capsici thông qua cơ chế tiết kháng sinh thuộc nhóm olygomycins A và C (Yang và ctv., 2010).

Theo Cao và ctv., (2005), Streptomyces griseorubiginosus ứng dụng trong phòng trừ sinh học bệnh thối rễ chuối do Fusarium oxysporum f.sp. cubense hiệu quả đến 37, 5% bằng cách sản xuất ra nhiều sidersphore.

Nghiên cứu của Bonjar và ctv., (2006) ghi nhận trong 200 chủng xạ khuẩn đƣợc phân lập từ nhiều loại đất khác nhau của tỉnh Kerman trong đó chủng xạ khuẩn Streptomyces coralus có khả năng đối kháng với vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây bệnh héo xanh cho cây trồng sau 8 – 11 ngày sau khi nuôi cấy trong điều kiện in vitro.

Nghiên cứu của Jung và ctv., (2008) cũng cho thấy xạ khuẩn tiết ra chất kháng sinh thiobutacin không những có khả năng chống Phytopthora capsici gây bệnh trên tiêu trong điều kiện in vitro mà còn kiểm soát đƣợc bệnh này hiệu quả trong in vivo.

Năm 2009, Errakhi và ctv., đã phân lập đƣợc 195 chủng xạ khuẩn trên cây củ cải đƣờng, trong đó có 10 chủng xạ khuẩn có khả năng đối kháng với nấm

Qua khảo sát trong điều kiện in vivo, 2 chủng xạ khuẩn J-2 và B-11 có khả năng giảm bệnh lần lƣợt là 81 và 80%.

Tao và ctv., (2011) đã khảo sát chất kháng sinh neomycin trích từ hợp chất kháng khuẩn của Streptomyces fradiae dòng HTP có khả năng ức chế 4 chủng vi khuẩn gây hại nghiệm trọng trên cây trồng: vi khuẩn Xanthomonas campestris pv.

citri gây bệnh loét trên cây có múi, Erwinia carotovora subsp. carotovora gây thối nhũn trên cây cải bắp Trung Quốc, Xanthomonas oryzae pv. oryzae gây bệnh cháy bìa lá lúa và Ralstonia solanacearum gây bệnh héo xanh trên gừng trong điều kiện

in vitro với bán kính vành khăn vô khuẩn từ 10,8 đến 12,0 mm. Khi đánh giá hiệu quả giảm bệnh của neomycin trong điều kiện in vivo thì phần trăm giảm bệnh lần lƣợt là 80,51%, 77,55%, 69,07% và 77,54%. Ngoài ra, kết quả thí nghiệm còn cho thấy neomycin không chỉ ức chế sự phát triển của các mầm bệnh mà còn giết chết làm giảm mật số vi khuẩn hiện có tại vết bệnh.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP

2.1 PHƢƠNG TIỆN

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng gây hại của các chủng vi khuẩn xanthomonas oryzae pv. oryzae gây bệnh cháy bìa lá lúa và bước đầu nghiên cứu biện pháp phòng trừ sinh học bằng xạ khuẩn trong điều kiện in vitro (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)