Giai đoạn 1996-2006

Một phần của tài liệu Cải cách thể chế khoa học kỹ thuật ở trung quốc và gợi mở cho việt nam luận văn ths (Trang 43 - 48)

7. Bố cục luận văn

2.2.3. Giai đoạn 1996-2006

Đây là giai đoạn công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc đã đạt đƣợc những thành tựu bƣớc đầu, đặt nền móng quan trọng cho những bƣớc phát triển tiếp theo; đồng thời tích cực đàm phán gia nhập WTO, hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.

Năm 1996, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành Quyết định “Kế hoạch 5 năm lần thứ 9 phát triển kinh tế và xã hội quốc dân”, và bản “Báo cáo cƣơng yếu mục tiêu viễn cảnh đến năm 2010”12; theo đó, phƣơng châm “Khoa giáo hƣng quốc” đƣợc định vị thành quốc sách cơ bản của đất nƣớc này. Sau đó, Quốc hội và Chính phủ Trung Quốc tiếp tục ban hành một loạt văn bản quy phạm pháp luật, làm sâu sắc hơn nữa cải cách thể chế khoa học kỹ thuật, thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật; trong đó bao gồm: “Luật thúc đẩy chuyển giao thành quả khoa học kỹ thuật nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” (5/1996), “Quyết định liên quan đến việc đi sâu vào cải cách thể chế khoa học kỹ thuật trong giai đoạn 5 năm lần thứ 9” (3/10/1996) v.v. . .

Mặc dù chiến lƣợc “Khoa giáo hƣng quốc” đƣợc đề ra từ năm 1995, nhƣng nếu xem xét tính hiệu quả của cải cách thế chế khoa học kỹ thuật trên thực tế thì đến năm 1998 công cuộc cải cách này mới thực sự đƣợc thực hiện. Điều đó buộc Chính phủ Trung Quốc phải tiến hành chuyển đổi cơ cấu nghiên cứu khoa học với quy mô lớn, dựa vào đó để thúc đẩy chuyển giao thành quả khoa học kỹ thuật và bắt tay vào xây dựng một hệ thống sáng tạo quốc gia. Cuối năm 1998, Chính phủ Trung Quốc quyết định tiến hành cải cách thể chế quản lý đối với 242 viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật trực thuộc 10 Bộ ban

ngành của Trung ƣơng, chuyển các cơ quan nghiên cứu này thành các doanh nghiệp khoa học kỹ thuật hoặc tổ chức phục vụ môi giới khoa học kỹ thuật hoặc sáp nhập chúng vào một số doanh nghiệp hiện có lúc đó, nhờ vậy đã phá bỏ đƣợc các rào cản giữa việc sáng tạo khoa học kỹ thuật với việc ứng dụng nó vào sản xuất. Cùng với đó, vào năm 1999, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành một loạt chính sách hỗ trợ có liên quan nhƣ tiếp tục giải ngân kinh phí sự nghiệp cho các tổ chức hoạt động khoa học công nghệ vốn đã đƣợc hƣởng, thực hiện các ƣu đãi của chính phủ nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học kỹ thuật nhƣ miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 5 năm, miễn thuế kinh doanh cho những nguồn thu từ chuyển giao công nghệ, miễn thuế sử dụng đất cho công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật trên đất nƣớc mình v.v...

Nhằm “luật hóa việc thúc đẩy chuyển giao thành quả khoa học kỹ thuật vào các năm 1996 và 1999, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành văn kiện “Một số quy định liên quan đến việc thúc đẩy chuyển giao thành quả khoa học”; trong đó có những chính sách thể hiện sự đột phá so với trƣớc đây nhƣ: yêu cầu các cơ quan nghiên cứu, trƣờng đại học… cần thực hiện chuyển giao thành tựu khoa học và công nghệ; căn cứ theo pháp luật hiện hành quy định chính sách cổ vũ, khuyến khích những ngƣời có thành tích trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật và những ngƣời có đóng góp cho tiến trình chuyển giao thành quả khoa học kỹ thuật.

Chính phủ Trung Quốc còn ban hành một loạt chính sách mới về thúc đẩy công nghiệp hóa lĩnh vực khoa học công nghệ. Ví dụ năm 1999, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành bản “Quyết định về tăng cƣờng sáng tạo công

nghệ, phát triển công nghệ cao, thực hiện ngành nghề hóa”13; năm 2000, Chính phủ Trung Quốc tiếp tục ban hành “Một số chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp phần mềm và phát triển công nghệ vi mạch điện tử”14. Những văn bản này có tác dụng thúc đẩy to lớn đối với sự phát triển các ngành nghề có liên quan.

2.2.4.Giai đoạn từ năm 2006 đến nay

Đây là giai đoạn công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc đã bƣớc vào thời kỳ mới theo sự chỉ đạo của “Tƣ tƣởng Ba đại diện”; đồng thời tích cực và chủ động tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.

Đối với lĩnh vực khoa học kỹ thuật, tháng 2 năm 2006, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành bản “Cƣơng lĩnh quy hoạch phát triển khoa học và kỹ thuật quốc gia giai đoạn trung và dài hạn (2006-2020)”15, trong đó xác định rõ con đƣờng phát triển khoa học kỹ thuật là: “Tự chủ sáng tạo, trọng điểm vƣợt trội, hỗ trợ phát triển, hƣớng tới tƣơng lai”. Ngoài việc đƣa ra những quy định đối với những lĩnh vực trọng điểm và chủ đề ƣu tiên, bản Cƣơng lĩnh còn đặt vấn đề đi sâu xây dựng một hệ thống lý luận về sáng tạo quốc gia và cải cách thể chế khoa học kỹ thuật, bao gồm các phƣơng diện sau:

Một là, khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp trở thành chủ thể của công cuộc sáng tạo khoa học kỹ thuật; hai là, đi sâu cải cách các tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ, xây dựng một thể chế các viện nghiên cứu khoa học

13 中共中央、国务院关于加强技术创新、发展高科技、实现产业化的决定, tại trang mạng,

http://www.most.gov.cn/gxjscykfq/wj/200203/t20020315_9009.htm (thời gian truy cập: 14/11/2014)

công nghệ hiện đại; ba là, thúc đẩy cải cách thể chế quản lý khoa học công nghệ; bốn là, thúc đẩy toàn diện xây dựng hệ thống sáng tạo quốc gia đặc sắc Trung Quốc.

Đồng thời, bản Cƣơng lĩnh cũng đƣa ra một số biện pháp và chính sách thực hiện quan trọng trong 9 lĩnh vực, trải rộng từ các lĩnh vực nhƣ thuế, mua sắm công, tài chính, ngành nghề, khu vực v.v... Hơn nữa, bản Cƣơng lĩnh cũng đặt vấn đề cần tăng cƣờng chiến lƣợc về quyền sở hữu trí tuệ và chiến lƣợc tiêu chuẩn liên quan đến công nghệ, khuyến khích doanh nghiệp đi theo con đƣờng “lấy tự chủ sáng tạo thay thế cho nhập khẩu công nghệ”.

So sánh với các giai đoạn trƣớc đây, bản Cƣơng lĩnh năm 2006 đƣợc nêu lên trong thời kỳ nền kinh tế Trung Quốc đạt đƣợc sự tăng trƣởng nhanh sau gần 30 năm cải cách. Lúc này, mặc dù Trung Quốc vẫn nhấn mạnh tính cần thiết và tất yếu của việc nhập khẩu công nghệ, nhƣng nƣớc này cũng đã nhận thức rõ ràng rằng, một số công nghệ quan trọng không thể dựa dẫm mãi vào việc nhập khẩu công nghệ từ nƣớc ngoài, mà chỉ có thể nhờ vào sự sáng tạo của bản thân. Hơn nữa, cùng với quá trình hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, khi hàng rào thuế quan ngày càng giảm, lợi ích về quyền sở hữu trí tuệ sẽ trở thành rào cản quan trọng nhất, buộc doanh nghiệp Trung Quốc phải mở rộng thị trƣờng ra nƣớc ngoài. Vì vậy, Cƣơng lĩnh năm 2006 đặc biệt nhấn mạnh đến chiến lƣợc sở hữu trí tuệ và chiến lƣợc tiêu chuẩn. Trên thực tế, điểm mấu chốt của việc tự chủ sáng tạo nằm ở chỗ tiêu chuẩn quyền sở hữu trí tuệ và sản phẩm, tiêu chuẩn ngành nghề. Đồng thời, khi một quốc gia có đƣợc năng lực tự chủ nghiên cứu, phát triển khoa học kỹ thuật mới, họ có thể đƣa ra những phản ứng kịp thời đối với những biến động của thị trƣờng.

Bản Quyết định của hội nghị Trung ƣơng 3 khóa 18 đã dành một mục đặt vấn đề đi sâu cải cách thể chế khoa học kỹ thuật bao gồm một số nội dung chủ yếu nhƣ sau: Một là, xây dựng kiện toàn cơ chế thể chế khuyến khích sáng tạo ban đầu, sáng tạo tập trung, tiếp nhận sau đó tái sáng tạo; kiện toàn cơ chế sáng tạo kỹ thuật mới theo hƣớng thị trƣờng; phát huy vai trò định hƣớng của thị trƣờng đối với phƣơng hƣớng nghiên cứu kỹ thuật, lựa chọn con đƣờng, giá cả yếu tố, sáng tạo trong phân bổ các yếu tố mới. Xây dựng cơ chế sáng tạo có sự hiệp đồng giữa sản xuất, học tập và nghiên cứu khoa học, coi trọng địa vị chủ thể của doanh nghiệp trong đổi mới kỹ thuật, phát huy vai trò chủ chốt mới của những doanh nghiệp có quy mô lớn, kích hoạt sức sáng tạo của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy cải cách doanh nghiệp hoá, thị trƣờng hoá cơ cấu nghiên cứu ứng dụng, xây dựng hệ thống sáng tạo quốc gia.

Hai là, tăng cƣờng việc vận dụng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, kiện toàn cơ chế khuyến khích sáng tạo kỹ thuật, tìm tòi xây dựng toà án về quyền sở hữu trí tuệ. Xóa bỏ việc chỉ đạo hành chính và phân tách các ban ngành, xây dựng cơ chế dự án sáng tạo và phân bổ kinh phí, đánh giá thành quả kỹ thuật chủ yếu do thị trƣờng quyết định. Phát triển thị trƣờng công nghệ, kiện toàn cơ chế chuyển giao công nghệ, cải thiện điều kiện huy động vốn của các doanh nghiệp công nghệ loại vừa và nhỏ, hoàn thiện cơ chế đầu tƣ rủi ro, đổi mới mô hình kinh doanh, thúc đẩy sản nghiệp hoá, vốn hoá các thành quả khoa học kỹ thuật.

Ba là, chỉnh hợp giữa quy hoạch và nguồn lực khoa học kỹ thuật, hoàn thiện tính cơ chế hỗ trợ đối với những nghiên cứu khoa học có tính đón trƣớc và tính chung. Cở sở hạ tầng nghiên cứu quan trọng cấp quốc gia cần

và báo cáo sáng tạo, gây dựng cơ chế đánh giá và quản lý tài nguyên nghiên cứu khoa học quốc gia một cách công khai, minh bạch.

Bốn là, cải cách thể chế quản lý và bầu chọn Viện sĩ, tối ƣu hóa việc bố trí các ngành, nâng cao tỷ lệ các tài năng trẻ, thực hiện chế độ hƣu trí và thôi chức của các Viện sĩ. Giai đoạn từ năm 2006 - nay, Trung Quốc đang dần dần xây dựng và hoàn thiện thể chế khoa học kỹ thuật nhằm thích ứng với tình hình mới trong phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.

Tóm lại, trong quá trình cải cách thể chế khoa học kỹ thuật, sự nghiệp khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc đã ngày càng đƣợc chú trọng, mức độ phụ thuộc của phát triển kinh tế - xã hội vào khoa học kỹ thuật ngày càng mật thiết chặt chẽ, khiến cho khoa học kỹ thuật ngày càng có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội của Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Cải cách thể chế khoa học kỹ thuật ở trung quốc và gợi mở cho việt nam luận văn ths (Trang 43 - 48)