Nguyên nhân bên ngoài

Một phần của tài liệu Cải cách thể chế khoa học kỹ thuật ở trung quốc và gợi mở cho việt nam luận văn ths (Trang 27 - 35)

7. Bố cục luận văn

1.2.2. Nguyên nhân bên ngoài

Vấn đề tồn tại trong nội tại thể chế khoa học kỹ thuật là cơ sở cho sự biến đổi và cải cách thể chế khoa học kỹ thuật, đồng thời, sự biến đổi thể chế khoa học kỹ thuật không thể tách rời áp lực từ bên ngoài. Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế của xã hội hiện đại, làm cho vai trò của các yếu tố bên ngoài ngày càng trở nên quan trọng. Do vậy, việc xem xét những áp lực bên ngoài tác động đến việc thay đổi thể chế khoa học kỹ thuật sẽ giúp nắm bắt chính xác đặc trƣng và xu thế quan trọng của thay đổi thể chế khoa học kỹ thuật. Những áp lực này thể hiện tập trung dƣới những mặt sau:

1.2.2.1. Áp lực của phát triển khoa học kỹ thuật

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại Trung Quốc đã sớm bƣớc vào quỹ đạo phát triển nhanh chóng, là một xu hƣớng tăng trƣởng vƣợt bậc. Hiện nay, các ngành khoa học nhƣ :Vũ trụ học, hải dƣơng học, sinh vật học, sinh thái học v.v.... đều đang phát triển mạnh mẽ. Cùng với đó, các loại kỹ thuật công nghệ cũng đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, đặc biệt là sự phát triển của kỹ thuật công nghệ cao.

Trước hết, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã thể hiện đặc trƣng nhất thể hóa. Lịch sử phát triển của khoa học kỹ thuật cho thấy rằng, khoa học và kỹ thuật vốn là hai sự vật phát triển độc lập, nhƣng từ thế kỷ 19 đến nay, mối quan hệ giữa khoa học và kỹ thuật ngày càng trở nên chặt chẽ hơn. Cho đến nay sự phát triển của khoa học và kỹ thuật đã không thể tách rời nhau với biểu hiện đặc trƣng của sự phát triển nhất thể hóa của chúng. Đặc trƣng này

biểu hiện trong mối liên hệ mật thiết thúc đẩy lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau giữa khoa học và kỹ thuật.

Một mặt, khoa học dƣới sự thúc đẩy và hỗ trợ của kỹ thuật mới có thể phát triển nhanh chóng. Sự phát triển của khoa học cần phải có thực nghiệm, thiết bị thí nghiệm là phƣơng tiện vật chất để tiến hành thí nghiệm khoa học, tách ra khỏi thiết bị thí nghiệm của hiện đại hóa, sự phát triển của khoa học hiện nay mất đi cơ sở hỗ trợ vật chất quan trọng nhất. Với những hệ thống thiết bị lớn, tinh vi mà lại phức tạp của trình độ phát triển khoa học hiện đại và là chỉ số quan trọng của toàn bộ quá trình hóa, chỉ có dựa vào cơ sở kinh tế xã hội vững chắc và hệ thống sản xuất công nghiệp mạnh mẽ, kỹ thuật tiên tiến làm hậu thuẫn, mới có thể thiết kế, chế tạo ra nó, và đạt đƣợc ứng dụng hiệu quả rộng rãi, từ đó có sức để hỗ trợ phát triển nhanh chóng toàn bộ khoa học kỹ thuật và khoa học hiện đại.

Mặt khác, sự phát triển của kỹ thuật hiện đại lại là phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học hiện đại, sự phát triển của khoa học hiện đại là mở rộng con đƣờng tiến bộ của kỹ thuật hiện đại. Đặc biệt là sự phát triển của kỹ thuật mới nổi hiện nay, nếu nhƣ không có cơ sở khoa học vững chắc thì sẽ không có sức sống để phát triển và chịu đựng.

Thứ hai, kỹ thuật công nghệ cao trở thành điểm nóng của khoa học kỹ thuật các nƣớc phát triển.

Kỹ thuật mới hiện nay với tiền thân là thông tin kỹ thuật vi điện tử, lấy kỹ thuật vật liệu mới làm cơ sở, lấy kỹ thuật năng lƣợng mới làm trụ cột. Xét từ góc độ vĩ mô, khoa học công nghệ đang hƣớng vào việc phát triển các nhóm công nghệ sinh học, nhóm công nghệ biển và công nghệ vũ trụ.

Thể chế khoa học kỹ thuật là chế độ tổ chức của hoạt động khoa học kỹ thuật, nó cần liên tục thích ứng với những hƣớng thay đổi của phát triển

khoa học. Chính áp lực từ sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật là động lực thúc đẩy cho cải cách thể chế khoa học kỹ thuật.

1.2.2.2. Áp lực của phát triển kinh tế

Áp lực phát triển kinh tế lên cải cách thể chế khoa học kỹ thuật trƣớc tiên xuất phát từ áp lực của phát triển kinh tế quốc dân.

Từ khi cải cách mở cửa cho đến nay, kinh tế quốc dân của Trung Quốc có sự phát triển rất vƣợt bậc. Để tiếp tục đáp ứng nhu cầu cải thiện nâng cao cuộc sống của ngƣời dân, để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các nƣớc phát triển, kinh tế quốc dân của Trung Quốc vẫn cần phát triển với tốc độ nhanh và bền vững. Nhƣng trong quá khứ, sự phát triển và tăng trƣởng kinh tế của Trung Quốc chủ yếu dựa vào mô hình phát triển thiếu bền vững, dựa vào sự khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên để thúc đẩy tăng trƣởng, không chú trọng đến hàm lƣợng khoa học kỹ thuật. Hội nghị Trung ƣơng 5 khóa 14 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đề xuất việc thực hiện kế hoạch “5 năm lần thứ 9” và mục tiêu tầm nhìn đến năm 2010, điều quan trọng là thực hiện hai thay đổi mang tính căn bản có ý nghĩa toàn cầu đó là: Thứ nhất là thể chế kinh tế từ thể chế kinh tế bao cấp truyền thống chuyển sang thể chế kinh tế thị trƣờng xã hội chủ nghĩa; thứ hai, chuyển đổi phƣơng thức tăng trƣởng kinh tế phát triển nâng cao hiệu quả sử dụng và chất lƣợng các yếu tố sản xuất.

Vì vậy, phát triển và tăng trƣởng kinh tế của Trung Quốc cần chuyển đổi phƣơng thức phát triển chủ yếu dựa vào việc thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật. Việc thay đổi của phƣơng thức phát triển và tăng trƣởng kinh tế đã đƣa ra những thách thức đối với phát triển khoa học kỹ thuật, đồng thời cũng làm tăng thêm áp lực lớn đối với quá trình thay đổi thể chế khoa học kỹ thuật. Đối với việc kết hợp giữa kinh tế và khoa học kỹ thuật, cả hai chuyển đổi phát

mà còn đƣa ra yêu cầu hỗ trợ ngày càng cao và then chốt của khoa học kỹ thuật đối với phát triển và tăng trƣởng kinh tế. Để khoa học kỹ thuật trở thành một thứ quan trọng và hỗ trợ của tăng trƣởng và phát triển kinh tế, không những khoa học kỹ thuật phải phát triển với tốc độ nhanh chóng, mà thành tựu khoa học kỹ thuật cũng phải có hiệu quả nhanh chóng để chuyển hóa thành sức sản xuất thực tế và sản phẩm thực tế.

Khoa học kỹ thuật nếu nhƣ chỉ tồn tại ở dạng tri thức thì chức năng kinh tế, sản xuất của nó không thể thực hiện đƣợc. Thành quả khoa học kỹ thuật cần chuyển biến thành sản phẩm thực tế, sức sản xuất thực tế mới có thể thực hiện chức năng kinh tế, sản xuất của khoa học kỹ thuật. Thể chế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc không những cản trở nghiêm trọng tới sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, mà còn cản trở nghiêm trọng tới việc khoa học kỹ thuật chuyển hóa thành sức sản xuất thực tế. Thể chế khoa học kỹ thuật đối diện nhƣ thế nào để thích ứng với áp lực của phát triển kinh tế quốc dân là một câu hỏi đang đƣợc đặt ra cho giới nghiên cứu.

Cải cách thể chế khoa học kỹ thuật còn chịu áp lực từ toàn cầu hóa kinh tế.

Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế phát triển của thế giới hiện nay, nó làm sự phân chia lao động quốc tế giữa các nƣớc ngày càng trầm trọng, làm cho nƣớc phát triển sử dụng ƣu thế nhƣ: Lợi ích kinh tế, khoa học kỹ thuật của mình, để tiêu thụ sản phẩm của mình và lợi dụng việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của các nƣớc trên phạm vi thế giới. Trung Quốc là một nƣớc đang phát triển với số lƣợng dân đông, một mặt việc cải cách mở cửa làm cho Trung Quốc thu hút vốn quốc tế lớn, có tác dụng thúc đẩy rất lớn đối với phát triển kinh tế Trung Quốc; mặt khác lại kìm hãm sự phát triển của các ngành công nghiệp liên quan của Trung Quốc, đẩy Trung Quốc vào vị trí bất lợi trong việc phân chia lao động quốc tế. Để thay đổi tình trạng này, Trung Quốc chỉ có nâng cao chất lƣợng và sản phẩm có hàm lƣợng khoa học kỹ thuật của

mình, bên cạnh đó dựa vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật để nhanh chóng bắt kịp với trình độ tiên tiến của quốc tế, đặc biệt là cần nắm bắt cơ hội phát triển kỹ thuật công nghệ mới. Vì vậy, việc thay đổi thể chế khoa học kỹ thuật phải đối mặt với áp lực lớn của toàn cầu hóa kinh tế.

1.2.2.3. Áp lực cạnh tranh quốc tế

Thế giới mở cửa đồng thời cũng là thế giới cạnh tranh, xu thế toàn cầu hóa trong việc phát triển thế giới nhân loại, do đó sự cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng tăng cƣờng. Trong thế giới hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển một cách nhanh chóng, kinh tế tri thức đang nổi lên, cạnh tranh giữa các quốc gia đã không chỉ thể hiện trong lĩnh vực kinh tế công nghiệp và nông nghiệp, xung quanh việc cạnh tranh đã thể hiện rõ việc thúc đẩy đến lĩnh vực đổi mới khoa học kỹ thuật, trọng tâm của cạnh tranh cũng không đơn thuần là kinh tế mà là sự hội nhập và kết hợp của khoa học kỹ thuật, quản lý, thể chế và văn hóa, mức độ cạnh tranh đƣợc cải thiện đáng kể. Trong cạnh tranh quốc tế, sức mạnh của quốc gia quyết định vị thế quốc tế của một quốc gia, quyết định quyền phát ngôn của Trung Quốc tham gia trong các vấn đề quốc tế. Mà sức mạnh của quốc gia, bao gồm sức mạnh kinh tế, sức mạnh quân sự v.v…đều có mối liên hệ mật thiết và không thể tách rời với trình độ phát triển khoa học kỹ thuật của từng quốc gia nói chung và của Trung Quốc nói riêng, thậm chí có thể nói khoa học kỹ thuật ở vị trí quan trọng hơn. Nhƣ vậy, sự cạnh tranh giữa các quốc gia, nói cho cùng là sự cạnh tranh phát triển khoa học kỹ thuật của quốc gia, đặc biệt là khả năng cạnh tranh đổi mới khoa học kỹ thuật. Nguyên Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã chỉ ra rằng “đổi mới là linh hồn của tiến bộ dân tộc, là động lực vô tận cho sự phát triển thịnh vƣợng của đất nƣớc”.4

Thể chế khoa học kỹ thuật là chỗ dựa cho sự phát triển khoa học kỹ thuật, thể chế khoa học kỹ thuật có thể hoạt động hiệu quả cao hay không liên quan đến triển vọng phát triển của kinh tế khoa học kỹ thuật và sự thành công hay thất bại của cạnh tranh.

1.2.2.4. Áp lực của chuyển đổi thể chế

Kể từ khi cải cách mở cửa cho đến nay, kinh tế xã hội của Trung Quốc trải qua những thay đổi to lớn, những thay đổi này thƣờng đƣợc gọi là chuyển dịch xã hội. Chuyển dịch xã hội của Trung Quốc hiện nay là lấy chuyển đổi thể chế kinh tế làm trung tâm, do quá trình quá độ xã hội truyền thống đến xã hội hiện nay, đặc biệt là chuyển đổi thể chế kinh tế là động lực lớn nhất để thay đổi thể chế khoa học kỹ thuật.

Sau Đại hội Đảng lần thứ 14, vào cuối năm 1992, Trung Quốc chính thức lấy thể chế kinh tế thị trƣờng xã hội chủ nghĩa làm mục tiêu cải cách toàn bộ thể chế kinh tế, từ đó cải cách thể chế kinh tế Trung Quốc đã phát sinh thay đổi cơ bản. Thể chế quản lý kinh tế kế hoạch tập trung cao độ trƣớc đây đang dần bị phá vỡ, một mặt là lấy chế độ sở hữu công cộng và phân phối lao động làm chủ thể, mặt khác lấy thành phần kinh tế và phƣơng thức phân phối khác là bộ phận cấu thành quan trọng của thể chế quản lý kinh tế thị trƣờng đang dần đƣợc hình thành. Vai trò của kinh tế thị trƣờng đối với điều tiết cơ bản và phân bổ nguồn lực trong các mắt xích nhƣ: Chi phí, phân phối, trao đổi, sản xuất của quá trình tổng sản xuất xã hội ngày càng đƣợc phát huy đầy đủ. Vì thế, chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc bắt đầu từ việc chuyển đổi thể chế kinh tế kế hoạch truyền thống sang thể chế kinh tế thị trƣờng xã hội chủ nghĩa.

Vai trò chi phối của chuyển đổi thể chế kinh tế đối với chuyển đổi thể chế khoa học kỹ thuật chủ yếu ở hai khía cạnh sau:

Trước tiên, là phát triển hệ thống thị trƣờng, hoàn thiện cơ chế thị trƣờng, thúc đẩy cơ chế thị trƣờng trở thành cơ sở của việc phân bổ nguồn lực. Điều này có vai trò quyết định đối với việc chỉnh vốn đầu tƣ và phân bổ nguồn lực khoa học kỹ thuật nhƣ thế nào trong hoạt động khoa học kỹ thuật. Thay đổi phƣơng thức phân bổ nguồn lực khoa học kỹ thuật là vai trò chuyển đổi thể chế kinh tế nhƣ là một cầu nối quan trọng của việc chuyển đổi thể chế khoa học kỹ thuật. Thông qua cầu nối này, cơ cấu thể chế khoa học kỹ thuật, cơ chế vận hành sẽ có những thay đổi mang tính cơ bản. Tiếp theo, chính là việc cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc ở Trung Quốc, xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại, để cho doanh nghiệp nhà nƣớc trở thành chủ thể của kinh tế thị trƣờng. Nó có ảnh hƣởng to lớn đến việc cải cách thể chế khoa học kỹ thuật, thúc đẩy doanh nghiệp trở thành chủ thể sáng tạo khoa học kỹ thuật.

Những điều trình bày trên đây cho thấy, cải cách thể chế khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc đến từ hai phía bên trong và bên ngoài; tuy nhiên, nguyên nhân bên trong đóng vai trò quyết định, còn nguyên nhân bên ngoài là quan trọng. Vì vậy, Trung Quốc không có lựa chọn nào khác là phải tìm tòi cải cách thể chế khoa học kỹ thuật để thích ứng với yêu cầu cải cách kinh tế và phù hợp với xu thế chung của thế giới.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Hiểu một cách đơn giản nhất thể chế khoa học kỹ thuật là cơ chế vận hành và cơ cấu tổ chức của khoa học kỹ thuật. Do vậy cải cách thể chế khoa học kỹ thuật chính là thay đổi những thiếu sót, hạn chế trong cơ chế vận hành, cơ cấu tổ chức của khoa học kỹ thuật theo hƣớng hoàn thiện và phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Dựa trên việc tìm hiểu và nghiên cứu có thể thấy, những áp lực bên trong của thể chế khoa học kỹ thuật Trung Quốc và những áp lực bên ngoài là hai nhân tố chính dẫn đến cải cách thể chế khoa học kỹ thuật Trung Quốc.

Đầu tiên là những áp lực, thiếu sót bên trong của thể chế khoa học kỹ thuật Trung Quốc nhƣ: Cơ chế vận hành đơn nhất, sự tách rời của kinh tế và khoa học kỹ thuật, cơ chế quản lý nhân lực cứng nhắc… làm lĩnh vực khoa học kỹ thuật của Trung Quốc nảy sinh nhiều hạn chế, kém phát triển, không phát huy đƣợc vai trò cốt lõi của mình trong sự nghiệp phát triển đất nƣớc. Điều này đòi hỏi Trung Quốc phải khắc phục những bất cập, hạn chế đó.

Bên cạnh đó, những áp lực bên ngoài cũng góp phần thúc đẩy việc tiến hành cải cách thể chế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc. Sự phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại của Trung Quốc đã sớm bƣớc vào quỹ đạo phát triển nhanh chóng, thể chế khoa học kỹ thuật cũ sẽ không còn phù hợp với xu hƣớng phát triển vƣợt bậc này. Sự phát triển vƣợt bậc của nền kinh tế khi Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa cùng với xu thế toàn cầu hóa - khoa học kỹ thuật trở thành yếu tố cạnh tranh quan trọng. Đòi hỏi khoa học kỹ thuật của Trung Quốc phải phát triển tƣơng xứng để không kìm hãm sự phát triển của kinh tế. Ngoài ra, việc Trung Quốc chuyển đổi thể chế kinh tế đòi hỏi thể chế khoa học kỹ thuật cũng phải có sự thay đổi để phù hợp, thống nhất

Một phần của tài liệu Cải cách thể chế khoa học kỹ thuật ở trung quốc và gợi mở cho việt nam luận văn ths (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)