Nội dung cải cách thể chế khoa học kỹ thuật

Một phần của tài liệu Cải cách thể chế khoa học kỹ thuật ở trung quốc và gợi mở cho việt nam luận văn ths (Trang 48 - 66)

7. Bố cục luận văn

2.3.Nội dung cải cách thể chế khoa học kỹ thuật

Thực hiện cải cách thể chế khoa học kỹ thuật, điều quan trọng là phải phát huy hết vai trò tác dụng của khoa học - kỹ thuật đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Chính vì thế, cải cách thể chế khoa học kỹ thuật Trung Quốc đƣợc thể hiện trên bốn nội dung chính nhƣ sau:

Một là, xây dựng cơ cấu tổ chức một cách hợp lý, tối ƣu hóa theo phƣơng châm “Nắm chắc 1 đầu, nới rộng một loạt”16; tăng cƣờng, đẩy mạnh

16 “稳住一头,放开一片” 方针: 稳住一头包括两方面的含义。一是国家稳定支持 基础性研究 ,开展高技术研究和事关经济建设、社会发展和国防事业长远发展的重大研究开发,形成优势力 量,力争重大突破,提高中国整体科技实力、科技水平和 发展后劲,保持一支能在国际前沿进 行拼搏的精干科研队伍。二是对研究机构分类定位,优化基础性科研机构的结构和布局,为准备 “稳住”的科研院所提供现代科研院所的组织体制模式。 放开一片是指放开各类直接为经济建设和社会发展服务的研究开发机构,开展科技成果商品化、 产业化活动,使之以市场为导向运行。如鼓励各类研究机构实行技工贸一体化,与企业合作经营 ,鼓励科研机构实行企业化管理(即变为企业、进入企业成为企业的技术中心,或与企业结合这 三种方式),支持和扶植技术中介机构等。(Phƣơng châm “Nắm chắc 1 đầu, nới rộng một loạt”:

các khâu trung gian trong quá trình chuyển giao thành quả kỹ thuật thành sức sản xuất; nâng cao năng lực sáng tạo, khai phát và ứng dụng khoa học kỹ thuật của các doanh nghiệp; thúc đẩy việc liên kết và hợp tác giữa các doanh nghiệp với các trƣờng đại học, tổ chức nghiên cứu khoa học, thúc đẩy việc lƣu thông nhân tài một cách hợp lý.

Nội dung này đƣợc thể hiện rất rõ trong chiến lƣợc “Khoa giáo hƣng quốc” và chiến lƣợc “Nhân tài cƣờng quốc”.

Trên cơ sở thực tiễn phát triển khoa học - kỹ thuật và giáo dục, chiến lƣợc “Khoa giáo hƣng quốc” đã xác định cần phải tăng cƣờng thúc đẩy thực thi phát triển khoa học - kỹ thuật và giáo dục. Lĩnh vực khoa học - kỹ thuật phải tiến hành từ việc tăng cƣờng nghiên cứu khoa học cơ bản, phát triển kỹ thuật mới công nghệ cao thực hiện công nghiệp hóa, thúc đẩy ứng dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, tăng cƣờng đội ngũ nghiên cứu, xây dựng hệ thống sáng tạo quốc gia.

Đối với vấn đề lƣu thông nhân tài một cách hợp lý, Trung Quốc tiếp tục loại bỏ những hạn chế về khu vực, ngành nghề, thân phận trong lƣu thông nhân tài; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu nhân tài một cách xã hội hóa;

nghiên cứu có hàm lƣợng khoa học cao và triển khai các nghiên cứu quan trọng nhƣ: xây dựng kinh tế, phát triển xã hội và sự phát triển lâu dài của sự nghiệp quốc phòng. Hình thành lực lƣợng chất lƣợng cao, có sức đột phá lớn, nâng cao tổng thể năng lực khoa học kỹ thuật, trình độ khoa học kỹ thuật và phát triển hậu cần của Trung Quốc, đảm bảo xây dựng đƣợc một đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học tinh nhuệ có thể sánh bƣớc cùng thế giới. Hai là định vị việc phân loại các cơ quan nghiên cứu, ƣu hóa kết cấu và bố cục của cơ quan nghiên cứu khoa học cơ sở, nhằm chuyển bị mô hình thể chế tổ chức các Viện nghiên cứu hiện đại cho các Viện nghiên cứu khoa học “ổn định”. Nới rộng một loạt chính là mở rộng các cơ quan phát triển nghiên cứu phục vụ trực tiếp cho xây dựng kinh tế và phát triển xã hội, triển khai việc thƣơng mại hóa các thành quả nghiên cứu khoa học, các hoạt động công nghiệp hóa, khiến chúng vận hành theo định hƣớng của thị trƣờng. Ví dụ nhƣ khuyến khích các cơ quan nghiên cứu thực hiện nhất thể hóa kỹ thuật –công nghiệp và thƣơng mại, hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp, khuyến khích cơ quan nghiên cứu thi hành quản lý doanh nghiệp hóa (chính là 3 cách: trở thành doanh nghiệp;

khuyến khích các phƣơng thức lƣu thông nhân tài kỹ thuật chuyên nghiệp thông qua kiêm nhiệm chức vụ, phục vụ theo định kỳ, phát triển kỹ thuật, thu nạp các hạng mục, tƣ vấn kỹ thuật… Tăng cƣờng sự chỉ đạo sâu rộng đối với vấn đề lƣu thông nhân tài, thực thi có hiệu quả, thu hút nhân tài về những vùng xã hội đang có nhu cầu nhƣ miền Tây và những khu vực cơ sở khó khăn, khuyến khích nhân tài yên tâm công tác tại cơ sở. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của nhân tài trong đơn vị, bảo đảm tính cởi mở và có quy tắc trong vấn đề lƣu thông nhân tài;

Hai là, xây dựng cơ chế vận hành kết hợp giữa sáng tạo khoa học và kinh tế thị trƣờng; cải cách cơ chế giải ngân, phân bổ kinh phí; mở rộng thị trƣờng khoa học công nghệ; đồng thời thực hiện quản lý kế hoạch đối với mục tiêu trọng điểm quốc gia; vận dụng cơ chế điều tiết thị trƣờng; nâng cao năng lực tự phát triển và sức sống phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của các tổ chức khoa học kỹ thuật.

Trong nội dung này, Trung Quốc đã xác định cần phải từng bƣớc hình thành và xây dựng tƣ tƣởng phát triển theo định hƣớng kinh tế trong giới nghiên cứu khoa học kỹ thuật; tăng cƣờng nhận thức của các cán bộ khoa học kỹ thuật đối với việc chuyển hóa những thành tựu cơ bản; nâng cao ý thức và quan niệm về thị trƣờng; hình thành cơ chế thƣơng mại hóa các thành tựu khoa học kỹ thuật; tiến hành cải cách thể chế hành chính; thành lập các Viện nghiên cứu có nguồn kinh phí hoạt động từ thị trƣờng, các doanh nghiệp công nghệ cao của tƣ nhân; hình thành cơ chế đầu tƣ công nghệ đa dạng; hình thành cơ chế sáng tạo công nghệ trong doanh nghiệp; điều chỉnh cơ cấu hệ thống khoa học kỹ thuật để hình thành cục diện phát triển thịnh vƣợng theo hƣớng đa tầng, đa kênh và đa dạng về hình thức cùng tồn tại, phát triển; xây dựng một xã hội tôn trọng tri thức, trọng dụng nhân tài;

Ba là, xây dựng cơ cấu tổ chức hiện đại của các doanh nghiệp khoa học kỹ thuật và các tổ chức khoa học kỹ thuật, thực hiện việc phân chia chức năng hành chính rõ ràng, xác định rõ quan hệ quyền sở hữu trí tuệ, cải cách cơ chế nhân sự, phát huy đầy đủ tính tích cực và tài năng sáng tạo của đội ngũ làm công tác khoa học kỹ thuật. Điều này tƣơng đƣơng với việc mở rộng phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp từ nghiên cứu đào tạo đến sản xuất và dịch vụ khoa học kỹ thuật. Xây dựng các tổ chức khoa học kỹ thuật ngoài nhà nƣớc, có nguồn kinh phí hoạt động từ thị trƣờng, hình thành các cơ sở sản xuất trong các tổ chức khoa học kỹ thuật (viện nghiên cứu, trƣờng đại học…) để ứng dụng nhanh chóng và hiệu quả kết quả nghiên cứu vào sản xuất. Xây dựng quy định về quyền sở hữu trí tuệ để nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ, khuyến khích các tổ chức nghiên cứu khoa học quan tâm khai thác, thƣơng mại hóa các kết quả nghiên cứu. Để phát huy đầy đủ tính tích cực và tài năng sáng tạo của đội ngũ làm công tác khoa học kỹ thuật phải xây dựng một chế độ hợp đồng, khen thƣởng hợp lý, chính sách trọng dụng nhân tài, phát huy quyền chủ động cho cán bộ khoa học và công nghệ;

Bốn là, xây dựng thể chế quản lý khoa học kỹ thuật vĩ mô để thích ứng với thể chế kinh tế thị trƣờng xã hội chủ nghĩa, chuyển đổi chức năng ở các cấp quản lý, tăng cƣờng chức năng kiểm soát vĩ mô. Điều này đòi hỏi nhà nƣớc phải xây dựng một thể chế quản lý khoa học kỹ thuật có sự thống nhất trong quản lý nhà nƣớc về khoa học kỹ thuật, có sự phân công phân cấp rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật; tiến hành cải cách thể chế khoa học kỹ thuật đƣợc thực hiện một cách đồng bộ, phù hợp và trong mối tƣơng quan với các lĩnh vực khác phụ trợ với nó, phù hợp với phát triển kinh tế xã hội; xây dựng quy hoạch khoa học kỹ thuật đặt trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế

2.4.Thành tựu, tồn tại và giải pháp cải cách thể chế khoa học kỹ thuật Trung Quốc

2.4.1. Thành tựu

Cải cách thể chế khoa học kỹ thuật đƣợc xem nhƣ một cuộc cách mạng trong việc giải phóng và đi tiên phong trong lĩnh vực nâng cao năng suất lao động khoa học kỹ thuật. Mƣời năm trở lại đây, cuộc cải cách đó đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn, mang lại sức sống mở ra một diện mạo mới cho sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật Trung Quốc.

Dƣới sự chỉ đạo của phƣơng châm, chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc, công cuộc cải cách thể chế khoa học kỹ thuật của nƣớc này đã đạt đƣợc rất nhiều thành tựu. Những thành tựu chủ yếu đƣợc thể hiện ở những khía cạnh sau:

Thứ nhất, chiến lƣợc “Khoa giáo hƣng quốc” đã đạt đƣợc những bƣớc đi quan trọng. Đề cao năng lực sáng tạo tự chủ đƣợc đặt ở vị trí nổi bật trong công tác khoa học - kỹ thuật, tăng cƣờng năng lực sáng tạo tự chủ đã trở thành chiến lƣợc quốc gia, đƣợc quán triệt đến các địa phƣơng, các ngành nghề, các lĩnh vực của sự nghiệp xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa. Tăng cƣờng xây dựng hệ thống sáng tạo khoa học kỹ thuật hoàn chỉnh trong các trƣờng đại học, các nhà máy xí nghiệp và các tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật.

Dƣới sự chỉ đạo của tƣ tƣởng sáng tạo khoa học - kỹ thuật Đặng Tiểu Bình, đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật Trung Quốc đã khắc phục khó khăn, nỗ lực sáng tạo và đạt đƣợc một số thành tựu quan trọng nhƣ: Ngày 27/10/1966, Trung Quốc lần đầu tiên thử thành công tên lửa đạn đạo, mang đầu đạn hạt nhân; ngày 17/6/1967, quả bom khinh khí đầu tiên của Trung Quốc đƣợc thử nổ thành công tại một địa điểm ở miền Tây; ngày 23/9/1969, lần đầu tiên Trung Quốc thử vũ khí hạt nhân dƣới lòng đất thành công; ngày

24/4/1970, lần đầu tiên Trung Quốc phóng thành công vệ tinh trái đất; tháng 12/1987, xây dựng hệ thống tính toán “Ngân hà”; ngày 20/2/1985 xây dựng trạm Nam Trƣờng Thành; ngày 12/10/1985 lần đầu tiên tàu ngầm dƣới nƣớc phóng thành công tên lửa thể rắn, trở thành quốc gia thứ 5 sau Mỹ, Liên Xô, Pháp, Anh có năng lực phóng tên lửa dƣới nƣớc v.v...

Có thể nói, chiến lƣợc “Khoa giáo hƣng quốc” đã mang lại những cơ hội phát triển trƣớc nay chƣa từng có đối với sự nghiệp khoa học - kỹ thuật và giáo dục của Trung Quốc, từ đó cung cấp động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc.

Thứ hai, hình thành tƣ tƣởng phát triển theo định hƣớng kinh tế trong giới nghiên cứu khoa học kỹ thuật; tập trung giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc và những vấn đề nóng trong quá trình xây dựng nền kinh tế quốc dân; nhận thức của các cán bộ khoa học kỹ thuật đối với việc chuyển hóa những thành tựu cơ bản đƣợc hình thành; ý thức và quan niệm về thị trƣờng không ngừng đƣợc nâng cao; tác dụng của cơ chế thị trƣờng trong việc vận hành khoa học kỹ thuật và sắp xếp nguồn tài nguyên ngày càng đƣợc nâng cao; hình thành cơ chế thƣơng mại hóa các thành tựu khoa học kỹ thuật; tiến hành cải cách thể chế hành chính; thành lập một số lƣợng lớn Viện nghiên cứu có nguồn kinh phí hoạt động từ thị trƣờng; hình thành cơ chế đầu tƣ công nghệ đa dạng, nhiều doanh nghiệp công nghệ cao của tƣ nhân đƣợc thành lập; tiến bộ khoa học kỹ thuật ở nông thôn từng bƣớc đƣợc cải thiện; cơ chế sáng tạo công nghệ trong doanh nghiệp bắt đầu đƣợc hình thành; cơ cấu hệ thống khoa học kỹ thuật đƣợc điều chỉnh hình thành cục diện phát triển thịnh vƣợng theo hƣớng đa tầng, đa kênh và đa dạng về hình thức cùng tồn tại, phát triển; xã hội tôn trọng tri thức, trọng dụng nhân tài đƣợc hình thành; phát triển kinh

nâng cao tố chất của ngƣời lao động; nhận thức của xã hội về khoa học kỹ thuật ngày càng đƣợc nâng cao v.v... Tất cả những yếu tố trên góp phần tạo nền tảng cho việc xây dựng cơ chế khoa học kỹ thuật mới theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa và kinh tế thị trƣờng. Các nhà khoa học đã cống hiến trí tuệ và sức lực, mang lại nhiều thành tựu cho sự phát triển kinh tế và nền văn minh khoa học.

2.4.2. Những vấn đề còn tồn tại

Cùng với việc khẳng định những thành tựu đã đạt đƣợc ở trên, nền khoa học kỹ thuật của Trung Quốc cũng còn những mặt hạn chế tồn tại nhƣ sau:

Một là, hệ thống quản lý “chồng chéo”. Căn nguyên của những vấn đề liên quan đến hạn chế phát triển sức sản xuất khoa học kỹ thuật Trung Quốc là ở thể chế quản lý vĩ mô. Những vấn đề này đã đƣợc khái quát nhƣ sau “cơ chế quản lý chồng chéo, cơ chế vận hành đóng, manh mún, thiếu sự gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ quan khoa học, lãng phí nguồn lực”.17

Xét ở tầm vĩ mô, cơ chế quản lý chồng chéo dễ nhận thấy là tình trạng hiện có nhiều cơ quan khác nhau có chức năng quản lý nhà nƣớc về khoa học kỹ thuật nhƣ: Bộ Khoa học Công nghệ, Ủy ban phát triển và cải cách, Ủy ban Khoa học Công nghệ thuộc Quốc phòng, Bộ Giáo dục. Các cơ quan này đều có những chính sách liên quan đến khoa học công nghệ, nhƣng những chính sách này hiện không tƣơng thích với nhau. Ngoài ra, trong vấn đề phân bổ nguồn kinh phí dành cho hoạt động khoa học kỹ thuật, kinh phí đƣợc phân bổ và giải ngân xuất phát từ nhiều cơ quan chức năng của chính phủ.

“Cơ chế vận hành đóng” thể hiện ở chỗ: Rất nhiều các dự án, đề tài nghiên cứu từ giai đoạn xây dựng đề cƣơng, tham gia bảo vệ đề cƣơng, nghiệm thu chỉ tiến hành trong phạm vi cơ quan nghiên cứu và do ngƣời nghiên cứu không có sự tham gia giám sát của cơ quan cấp kinh phí, cơ quan này chỉ nhận đƣợc một bản kết luận cuối cùng của nhóm chuyên gia nghiệm thu đề tài.18

Sự “manh mún” trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật chủ yếu thể hiện ở chỗ: Ngành nào, cấp nào, bộ nào cũng có chức năng quản lý khoa học kỹ thuật, thiếu một cơ chế quản lý điều tiết vĩ mô và thiết kế thƣợng tầng liên quan đến việc đầu tƣ cho tài nguyên công nghệ.

“Thiếu tính gắn kết” thể hiện ở chỗ: Hiện nay, các trƣờng đại học, cơ quan nghiên cứu ở Trung Quốc còn thiếu mối liên hệ đối với doanh nghiệp - những nơi có nhu cầu rất lớn về ứng dụng thành quả khoa học kỹ thuật, dẫn đến mối liên kết lỏng lẻo giữa ngƣời sở hữu trí tuệ về khoa học kỹ thuật và ngƣời sử dụng khoa học kỹ thuật giàu tiềm năng.19 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều này đã làm ảnh hƣởng đến việc ứng dụng các thành quả khoa học kỹ thuật vào thực tế. Những ngƣời làm công tác nghiên cứu không nắm vững đƣợc nhu cầu thực tế về khoa học công nghệ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn sử dụng thành quả khoa học công nghệ lại không nắm đƣợc nơi nào có thể đáp ứng nhu cầu khoa học công nghệ, và năng lực của các tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ đến đâu.20

Hai là, cơ chế vận hành “mang nặng tính hành chính”. Thể chế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc tuân theo mô hình với động lực là những thủ tục hành chính từ trên xuống dƣới do chính phủ chỉ đạo, dẫn đến một số vấn đề nhƣ“quan bản vị21

, luật bất thành văn, bệnh hình thức, coi trọng số lƣợng hơn chất lƣợng”.

“Quan bản vị” và “luật bất thành văn” gắn bó chặt chẽ với nhau, dẫn đến hiện tƣợng “mua bán chức tƣớc” ngày càng nghiêm trọng. Kết quả là đội ngũ nhân tài ngày càng bị mai một, gây trở ngại cho sự xuất hiện của những thành tựu sáng tạo, gây ảnh hƣởng không nhỏ tới quá trình sáng tạo của đội ngũ những ngƣời làm khoa học. Việc thành lập các cơ quan khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ chế hoạt động của các tổ chức nghiên cứu, biên chế và tiền lƣơng của các nhà nghiên cứu khoa học kỹ thuật, thực hiện các kế hoạch

Một phần của tài liệu Cải cách thể chế khoa học kỹ thuật ở trung quốc và gợi mở cho việt nam luận văn ths (Trang 48 - 66)